Phân tích nhân tố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng cá nhân về dịch vụ thẻ tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam bình dương (Trang 65 - 69)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

4.3 Phương pháp nghiên cứu, thu thập và xử lý dữ liệu

4.3.5 Phân tích nhân tố

a. Phân tích nhân tố với các biến độc lập

Với các biến được giữ lại sau phân tích Cronbach’s Alpha thì sẽ được đưa vào phân tích nhân tố EFA (Exploratoty Factor Analysis) để xây dựng thang đo lường các khía cạnh khác nhau của khái niệm nghiên cứu, kiểm tra tính đơn khía cạnh thang đo lường (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Như vậy, phân tích nhân tố EFA giúp ta rút gọn tập hợp nhiều biến thành nhóm biến có độ tin cậy cao khi giải thích cho một khái niệm trong nghiên cứu. Như vậy với 22 biến quan sát được giữ lại thì EFA sẽ giúp chúng ta kiểm định liệu 22 biến này có phải là biến quan sát phù hợp, có độ tin cậy và kết dính trong cùng một nhân tố. Đồng thời kiểm định 6 nhân tố ban đầu có thực sự đo lường khái niệm “Hài lòng của Khách hàng cá nhân với dịch vụ tín dụng tiêu dùng” (Phụ lục 2, mục 3).

Cũng như các phương pháp thống kê khác, trước khi tiến hành phân tích nhân tố EFA, ta cũng cần kiểm tra xem việc dùng phương pháp này có phù hợp hay khơng. Việc kiểm tra này được thực hiện thông qua hệ số KMO (Kaiser-Meyer- Olkin) và kiểm định Bartlett. Kiểm định Bartlett dùng để kiểm định giả thuyết H0 là các biến khơng có tương quan với nhau trong tổng thể, cịn KMO dùng để kiểm tra xem kích thước, dữ liệu mẫu trong bài nghiên cứu cho phù hợp với việc phân tích nhân tố hay khơng. Theo Hồng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), giá trị KMO nằm giữa 0,5 đến 1 là phù hợp (nghĩa là phân tích EFA trong trường hợp nghiên cứu này là thích hợp).

Giá trị của KMO trong nghiên cứu này đạt yêu cầu 0,887 và sig. của Bartlett’s Test nhỏ (0,000), chứng tỏ 22 biến quan sát này có tương quan với nhau và hồn tồn tồn phù hợp cho việc phân tích nhân tố khám phá EFA.

Bảng 4.11. Tổng hợp kết quả phân tích EFA STT BIẾN

NHÂN TỐ Quan tâm lợi

ích Khách hàng

Chuyên nghiệp trong đội ngũ và trang thiết bị Đáp ứng Uy tín Giá cả Thái độ nhân viên 1 DC2 .805 2 DC3 .796 3 DC4 .744 4 HH2 .631 5 DC1 .569 6 PV3 .474 7 HH1 .692 8 TC2 .632 9 HH3 .568 10 TC3 .566 11 PV1 .566 12 DU1 .804 13 DU2 .711 14 DU3 .669 15 TC4 .801 16 TC5 .679 17 GC3 .754 18 GC2 .754 19 GC1 .653 20 PV4 .723 21 TC1 .593 22 PV2 .576

Eigenvalues 8,472 1,559 1,336 1,177 1,083 1,014 Phương sai

trích (%) 38,507 7,084 6,074 5,349 4,923 4,610

Hệ số KMO 0.887

Nguồn: Xử lý của tác giả bằng phần mềm SPSS

Bảng 4.12: Bảng mã hoá dữ liệu các nhân tố

STT BIẾN NỘI DUNG

H

1 H1 Quan tâm lợi ích Khách hàng

2 H2 Chuyên nghiệp trong đội ngũ và trang thiết bị 3 H3 Đáp ứng

4 H4 Uy tín 5 H5 Gía cả

6 H6 Thái độ nhân viên

HL Hài Lòng

7 GK Hài Lòng của Khách hàng vay tiêu dùng ( gồm biến HL1, HL2, HL3)

Nguồn: Xử lý của tác giả bằng phần mềm SPSS Thang đo nhóm biến độc lập bao gồm 22 biến được đưa vào bước kiểm định tiếp theo – kiểm định nhân tố khám phá EFA, 22 biến trích thành 6 nhân tố. Phương pháp trích trong phân tích nhân tố của nghiên cứu này là phân tích nhân tố chính (Principal component) với giá trị trích Eigenvalue lớn hơn 1. Như vậy chỉ những nhân tố trích ra có giá trị Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mơ hình nghiên cứu.

Bằng kết quả phân tích nhân tố cho thấy, với 22 biến đưa vào ban đầu có sáu nhân tố trích tại điểm Eigenevalue lớn hơn 1. Sáu nhân tố này được giữ lại cho nghiên cứu tiếp theo. Sáu nhân tố này giải thích được gần 66,55% sự biến thiên của mơ hình (phần trăm phương sai).

Sử dụng phép quay Varimax, xoay vng góc của nhân tố để tối thiểu hóa số lượng biến có hệ số lớn tại cùng một nhân tố. Kết quả sau khi phân tích EFA, có kết quả tổng hợp thế hiện trong bảng 4.11.

Sau khi chạy phân tích EFA, 22 biến quan sát đưa vào đều thỏa mãn yêu cầu và được chia thành sáu nhóm nhân tố với tên gọi lần lượt là: Quan tâm lợi ích Khách hàng, Chuyên nghiệp trong đội ngũ và trang thiết bị, Đáp ứng, Uy tín, Giá Cả, Thái độ nhân viên, bao gồm các nhân tố ảnh hưởng đến “Sự hài lòng của Khách hàng vay tiêu dùng” đã được xây dựng trong mơ hình ban đầu.

Sau khi thực hiện phân tích nhân tố, các nhân tố được rút ra. Thực hiện kiểm định cho từng nhân tố nhằm đo lường một tập hợp các mục hỏi trong từng nhân tố đã được rút ra có sự liên kết với nhau hay khơng.

Hệ số Cronbach Alpha của các nhân tố lần lượt là: (0,888) H1; (0,785) H2; (0,782) H3; (0,758) H4; (0,625) H5; riêng H6 có hệ số cronbach alpha rất thấp (0.462) do biến TC1 có hệ số tương quan biến tổng dưới 0,3, tiến hành loại biến này thì hệ số Cronbach Alpha của Nhân tố H6 tăng lên 0,733.Tất cả các biến trong các nhân tố trên đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3, đạt yêu cầu kiểm định.

b. Mơ hình nghiên cứu điều chỉnh

Các giả thuyết mơ hình:

H1: Sự cảm nhận được Quan tâm lợi ích Khách hàng càng cao thì sự Hài lịng của Khách hàng vay tiêu dùng càng cao.

H2: Cảm nhận về sự Chuyên nghiệp trong đội ngũ và trang thiết bị càng cao thì sự Hài lịng của Khách hàng vay tiêu dùng càng cao.

H3: Sự cảm nhận về Đáp ứng yêu cầu càng tốt thì sự Hài lòng của Khách hàng vay tiêu dùng càng tốt.

H4: Sự cảm nhận về Uy tín của Ngân hàng càng cao thì sự Hài lịng của Khách hàng vay tiêu dùng càng cao.

H5: Sự cảm nhận về Giá cả phí dịch vụ càng tốt thì sự Hài lòng của Khách hàng vay tiêu dùng càng cao.

H6: Sự cảm nhận về Thái độ nhân viên ngân hàng càng tốt thì thì sự Hài lịng của Khách hàng vay tiêu dùng càng cao.

Sơ đồ 4.1: Mơ hình nghiên cứu điều chỉnh

Nguồn: Từ kết quả mơ hình hiệu chỉnh của nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng cá nhân về dịch vụ thẻ tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam bình dương (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)