CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH NGÀNH GIẤY VIỆT NAM SO VỚI THẾ GIỚI
3.3. Những nhân tố ảnh hưởng năng lực sản xuất
3.3.3. Vốn đầu tư, hiệu quả sử dụng vốn
Vốn đầu tư chủ yếu trong ngành giấy hiện nay đến từ các doanh nghiệp FDI, viện trợ của nước ngoài, khu vực nhà nước hơn là khu vực kinh tế tư nhân trong nước. Chính sách đầu tư ở Việt Nam thúc đẩy sự phát triển của những doanh nghiệp đầu tư mang tính ngắn hạn, đầu tư vào các lĩnh vực tiêu dùng trong nước để tận hưởng ưu thế gần vùng tiêu thụ và ưu đãi về mặt chính sách (Huỳnh Thế Du, Đỗ Thiên Anh Tuấn, và Đinh Công Khải, 2014). Các doanh nghiệp trong ngành giấy cũng phát triển kinh doanh theo hướng né tránh rủi ro dài hạn, tập trung kinh doanh thu hồi vốn nhanh.
Để đầu tư bài bản, ngành giấy cần có những nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn vì u cầu vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài (thường là 15-20 năm sau khi dự án đã đi vào hoạt động). Điều này gây cản trở cho các doanh nghiệp tư nhân thường là nhỏ lẻ trong nước đầu tư vào ngành (Nguyễn Hồng Phối, 2012). Trong thực tế, do chính sách ưu đãi, bảo hộ của nhà nước Việt Nam từ năm 2000 đối với ngành giấy nên cũng có nhiều nhà đầu tư trong nước đầu tư, tuy nhiên do thiếu vốn, mục tiêu đầu tư ngắn hạn nên các doanh nghiệp này thường đầu tư công nghệ cũ, lạc hậu, quy mô rất nhỏ, thời gian đầu tư chỉ từ 3-5 tháng/dây chuyền (Vũ Duy Vĩnh, 2007). Những doanh nghiệp này tạo ra hình ảnh một ngành giấy với quy mô rất nhỏ, xả thải trực tiếp ra môi trường ở Việt Nam.
Việc gia nhập WTO, các tổ chức mậu dịch thế giới buộc Việt Nam phải giảm bảo hộ ngành giấy trong nước thông qua giảm thuế, giảm các hàng rào kỹ thuật, gỡ bỏ hạn ngạch. Ngành giấy Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ thế giới, mà tác động thấy rõ là các đợt giảm giá năm 2008, năm 2013. Để duy trì sự tồn tại của mình, các doanh nghiệp tư nhân trong nước buộc phải đầu tư mới. Mục đích đầu tư là để tăng quy mơ, cắt giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm để chuẩn bị cho việc cạnh tranh với hàng nhập khẩu (Báo Đầu tư, 2013a).
Chính sách của nhà nước Việt Nam lấy đầu tư trực tiếp của nhà nước là một trong hai yếu tố chủ đạo để gia tăng năng lực cạnh tranh của ngành giấy. Song song với việc hỗ trợ xây dựng những dự án mới, những dự án hiện tại của Tổng công ty giấy nhận được sự hỗ trợ về vốn, nhân lực, chính sách từ phía nhà nước. Tuy dùng nhiều vốn đầu tư, nhưng hiệu quả đầu tư của nhà nước trong ngành giấy thì cực kỳ thấp. Dự án nhà máy giấy Bãi Bằng, dự án điển hình sử dụng vốn viện trợ của Việt Nam là dự án với chi phí đầu tư đắt nhất thế giới (1 tỷ
USD vào thời điểm 1982 và cơng suất sản xuất chỉ có 50.000 tấn giấy/năm, với cơng suất đó thì thế giới chỉ mất 100 triệu USD).
Là đơn vị đóng vai trị chủ đạo trong ngành, Tổng cơng ty giấy Việt Nam đã tiêu tốn 1,9 tỷ USD trong thời kỳ 1998-2010 để xây dựng ngành giấy Việt Nam. Một loạt các dự án lớn được lập nên như các dự án sản xuất giấy của Tân Mai ở Tây Nguyên, Quảng Ngãi, nhà máy giấy ở Thanh Hóa, nhà máy giấy Phương Nam ở Long An, dự án mở rộng công suất của nhà máy Bãi Bằng. Trong khi các dự án lớn gặp trục trặc, không hoạt động, đóng cửa do khơng hiệu quả thì các dự án nhỏ lại có thời gian triển khai kéo dài, tăng chi phí nhiều so với dự tốn ban đầu (mức tăng trung bình khoảng 30% so với dự tốn đã được lập, chi phí trên dự tốn cũng cao hơn chi phí bình qn của thế giới). Điển hình như dự án dây chuyền sản xuất bao bì của cơng ty giấy Việt Trì có tổng mức vốn đầu tư ban đầu là 583 tỷ đồng trong 2 năm, nhưng phải 5 năm thì dự án này mới hoàn thành, tiêu tốn 755,2 tỷ đồng, dự án mở rộng nhà máy giấy Bãi Bằng giai đoạn 1 tiêu tốn 1370,9 tỷ đồng so với mức đầu tư ban đầu là 1107,9 tỷ đồng, thời gian hoàn thành cũng trễ hơn 2 năm (Vũ Duy Vĩnh, 2007).
Hiệu quả đầu tư các dự án cũng không được như ý muốn của Tổng công ty giấy. Sản lượng sản xuất của Tổng công ty không hề được cải thiện về mặt tuyệt đối. Về mặt tương đối thì suy giảm liên tục trong thời kỳ từ 1998 – 2014.
Hình 3.14. Sản lượng ngành giấy 1998 – 2014
Nguồn: Tác giả tổng hợp Giá trị về sản lượng thì như vậy, về cơng nghệ sản xuất cũng có nhiều điều bất cập. Để đạt được mức tăng trưởng sản lượng, các doanh nghiệp nhà nước lại nhập về những dây chuyền
- 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400 1,600 1,800 2,000 1 9 9 8 1 9 9 9 2 0 0 0 2 0 0 1 2 0 0 2 2 0 0 3 2 0 0 4 2 0 0 5 2 0 0 6 2 0 0 7 2 0 0 8 2 0 0 9 2 0 1 0 2 0 1 1 2 0 1 2 2 0 1 3 2 0 1 4 Sản lư ợn g (1 .0 00 tấ n)
sản xuất giấy đã qua sử dụng và cho rằng những dây chuyền này đều đáp ứng các yêu cầu về sản phẩm, sản lượng, lợi nhuận và đảm bảo các quy định về môi trường (Hiệp hội giấy và bột giấy Việt Nam, 2015). Điển hình như dây chuyền sản xuất giấy tráng phấn tại công ty cổ phần giấy Vạn Điểm sản xuất từ năm 1945 ở Tiệp Khắc, được Tổng công ty lắp đặt và sử dụng năm 2012. Rõ ràng là các doanh nghiệp nhà nước khơng phát huy được vai trị mà còn trở thành gánh nặng cho nền kinh tế.
Bảng 3.2. Các dự án đầu tư trong ngành giấy Việt Nam (Đơn vị: ngàn tấn/năm) (Đơn vị: ngàn tấn/năm)
Công ty bột giấy Giấy Loại sản phẩm Năm
1 Tổng công ty giấy Việt Nam
Dự án Bãi Bằng giai đoạn 2 250 bột sợi ngắn tẩy trắng 2011 Cơng ty cổ phần giấy Thanh Hóa 100 100 BCTMP, DIP, giấy in báo, giấy
in, PW
2011
Nâng cấp máy giấy 30 Giấy in, giấy viết 2010
Công ty cổ phần giấy Bãi Bằng 50 Giấy in, giấy viết giấy in báo,
giấy in tạp chí 2009
2 Tập đoàn Tân Mai
Dự án bột giấy ở Long Thành 150 Giấy in báo 2010
Dự án bột giấy ở Kon Tum 150 200 BCTMP, giấy tráng phủ 2012 Dự án bột giấy ở Quảng Ngãi 40 70 CTMP, PW, giấy in báo, giấy
bao bì
2010
3 Cơng ty giấy Lee và Man Hậu Giang
330 420 BHKP, giấy đóng gói 2011
4 Cơng ty giấy An Hịa 130 130 BHKP, giấy tráng phủ 2009
60 BCTMP 2010
5 Công ty giấy và bột giấy Quảng Nam
100 BCTMP 2012
6 Công ty cổ phần giấy Mỹ Hương 45 Giấy bao bì
7 Cơng ty cổ phần giấy Sài Gịn 230 Giấy bao bì, giấy ăn, giấy tráng phủ
8 Công ty giấy Phương Nam 100 BCTMP 2011
9 Công ty giấy Việt Thắng 50 Giấy tráng phủ 2009
Nguồn: Hidayat và cộng sự (2012) Khi các hàng rào bảo hộ đang dần được dỡ bỏ thì nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam đầu tư vào ngành giấy, bột giấy. Nguyên nhân là thị trường rộng lớn, nguồn nguyên liệu dồi dào trong nước và chính sách từ bỏ ngành sản xuất giấy do e ngại ô nhiễm môi trường ở một số nước. Các nhà đầu tư lớn có thể kể đến như tập đồn IP, Oji, Siam Cement, Nine Dragon, JK, Daio. Bên cạnh những nhà đầu tư được hưởng lợi từ chính sách ưu đãi đầu tư ở miền Nam do chủ yếu sử dụng công nghệ sản xuất giấy từ nguyên liệu giấy phế thải và bột giấy nhập khẩu. Các doanh nghiệp đầu tư vào ngành sản xuất bột giấy, giấy từ gỗ nguyên thủy từ miền Trung trở ra đều gặp phải khó khăn.
Hộp 3.1. Nhà máy giấy Phương Nam
Cần lưu ý rằng công nghệ sản xuất giấy từ phế liệu ít gây ơ nhiễm, ít ảnh hưởng tới môi trường hơn, nhưng lại là công nghệ nhập rác thải, và không tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có tại Việt Nam. Ở Việt Nam hầu như chỉ có một dự án sản xuất bột giấy nguyên
Dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam do Công ty TNHH một thành viên Phát triển công nghiệp và vận tải làm chủ đầu tư. Dự án được UBND tỉnh Long An phê duyệt vào cuối năm 2003 (Báo Đầu tư, 2015b).
Để tạo nguyên liệu cho nhà máy bột giấy Phương Nam, lãnh đạo tỉnh Long An đã thuyết phục người dân trồn hơn 8.800 ha đay. Tuy nhiên đến năm 2008 nhà máy này chưa đi vào hoạt động. Người trồng đay khóc dở vì giá bán đay thấp trong khi giá các đầu vào lại tăng (Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nơng nghiệp Nông thôn, 2008). Do chậm trễ trong đầu tư, dự án được chuyển giao cho Tổng công ty giấy Việt Nam. Khi bàn giao thì tiền mua máy móc cho dự án đã được thanh toán nhưng chưa kiểm tra chất lượng, tiến độ xây dựng sau ba năm chỉ được khoảng 35% (Báo Đầu tư, 2014e).
Khi chuyển giao dự án, Tổng công ty giấy Việt Nam phải nhận nợ bắt buộc với Bộ Tài chính, số tiền vay trả nợ nước ngồi lấy từ Quỹ Tích lũy trả nợ nước ngồi. Vốn do Công ty TNHH một thành viên phát triển công nghiệp và vận tải đã đầu tư (TRACODI) được chuyển sang Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đại diện , phần vốn này sẽ được SCIC ứng trả lại cho TRACOD (Báo Đầu tư, 2014d).
Khi dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam đi vào hoạt động gặp nhiều sự cố do công nghệ không phù hợp. Tổng công ty giấy Việt Nam thuê tư vấn nước ngồi để tìm giải pháp khắc phục. Tuy nhiên, các kết quả chỉ ra dự án là không khả thi do tiêu hao nhiều ngun nhiên liệu liệu, khó bảo trì, giá ngun liệu đầu vào cao, hệ thống xử lý nước thải không đạt tiêu chuẩn Việt Nam. Bộ Công thương đã đề nghị chính phủ dừng đầu tư và thanh lý dự án (Báo Đầu tư, 2014d).
Năm 2014, Thủ tướng đồng ý dừng đầu tư dự án nhà máy sản xuất bột giấy Phương Nam sau nhiều năm hoạt động không hiệu quả (Báo Đầu tư, 2014c). Sau gần 10 năm triển khai, Dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam đã tiêu gần 3.000 tỷ đồng và chuẩn bị thanh lý (Báo Đầu tư, 2015b).
thủy là liên doanh giữa Sojitz và JK. Nhà đầu tư đã mất 3 năm theo đuổi để xin giấy chứng nhận đầu tư nhà máy sản xuất bột giấy ở Quảng Ngãi, nhưng bị từ chối vì lý do đơn giản là không nằm trong quy hoạch của Bộ Công thương.
Phân tích chi tiết hơn về nội dung của quy hoạch ngành giấy cho thấy nhà nước vẫn giữ quan điểm lập, làm theo quy hoạch một cách hết sức phi lý, cứng nhắc. Quy hoạch thậm chí xác định những nhà máy nào được phép đầu tư và đầu tư với công suất bao nhiêu. Kinh nghiệm ở các nước chỉ xây dựng nhà máy bột giấy khi vùng nguyên liệu rừng trồng đã đáp ứng được công suất thiết kế của nhà máy. Trong khi ở Việt Nam, nhà máy có cùng lúc, thậm chí có trước vùng nguyên liệu rừng trồng điển hình như trường hợp nhà máy giấy Phương Nam. Cách làm này tạo ra những rào cản gia nhập thị trường, vơ hiệu hóa các quy luật thị trường, dẫn đến một loạt hậu quả. Đầu tiên là việc các nhà máy trong quy hoạch khơng hồn thành hoặc khơng hồn thành đúng hạn. Hậu quả tiếp đến là sự lãng phí tài nguyên đất đai, tài nguyên rừng, thúc đẩy xuất khẩu gỗ nguyên liệu, tạo ra sự mất cân đối trầm trọng giữa các khâu trong quá trình sản xuất giấy và với nhu cầu thị trường. Có thể thấy rằng, quy hoạch ngành giấy Việt Nam hiện nay là không hợp lý, quá cứng nhắc, không phù hợp với các quy luật thị trường, dành quá nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp nhà nước mà khơng cân nhắc tới lợi ích của nền kinh tế.