Động cơ của doanh nghiệp để đổi mới vì mơi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực cạnh tranh ngành giấy việt nam phân tích theo các nhân tố sản xuất (Trang 51 - 53)

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH NGÀNH GIẤY VIỆT NAM SO VỚI THẾ GIỚI

3.4. Những thách thức đối với môi trường sống

3.4.2. Động cơ của doanh nghiệp để đổi mới vì mơi trường

Thực tế cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngành giấy Việt Nam để tận dụng thị trường trong nước, bảo hộ về thuế nhập khẩu chứ không phải là ưu thế về rừng nguyên liệu, tiêu chuẩn môi trường thấp như một số nghiên cứu đã chỉ ra. Nguyên nhân là vì các doanh nghiệp này gặp phải áp lực từ quốc tế đối với hoạt động xả thải ra mơi trường của mình. Các doanh nghiệp trong nước, kể cả nhà nước, tư nhân tồn tại dựa vào thị trường dễ tính, nguồn nguyên liệu, nhân công giá rẻ, các quy định về môi trường dễ dãi, bảo hộ bằng thuế nhập khẩu. Vì vậy các doanh nghiệp trong nước sẽ có khuynh hướng xả thải nhiều hơn. Một yếu tố khác ảnh hưởng tới khả năng xả thải của doanh nghiệp là mức phạt, khả năng phạt theo quy định của nhà nước Việt Nam. Các quy định này hiện nay khơng nhằm mục đích thực hiện luật mơi trường một cách nghiêm khắc, từ đó làm cạn kiệt tài ngun, ơ nhiễm mơi trường, mà điển hình là trường hợp làng nghề Phong Khê. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra doanh nghiệp thì các quy định vẫn giữ vai trị rất quan trọng để buộc các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng các công nghệ bảo vệ mơi trường. Do đó nhà nước nên có những quy định nghiêm ngặt, khó khăn hơn nếu muốn hạn chế tình trạng ơ nhiễm mơi trường xảy ra.

Hình 3.18. Nguyên nhân doanh nghiệp áp dụng công nghệ xử lý môi trường

Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu điều tra doanh nghiệp vừa và nhỏ

0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% Cải thiện ĐKLĐ

Yêu cẩu của cơ quan chức năng Bảo vệ môi trường Giảm chi phí trong dài hạn Để thu hút/u cầu của khách Khác

Có bốn cách để cắt giảm xả thải ở các nhà máy bột giấy và giấy: giảm sản lượng đầu ra, chuyển sang sử dụng năng lượng ít phát thải, gia tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, gia tăng sử dụng cơng nghệ kiểm sốt chất thải. Bốn cách này chia làm 2 nhóm là đổi mới và kiểm sốt. Q trình kiểm sốt có thể chịu tác động của các luật lệ, trong khi quá trình đổi mới chịu tác động của cạnh tranh, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Các chính sách hiện nay Việt Nam chỉ chú trọng tới q trình kiểm sốt hơn là thúc đẩy doanh nghiệp gia tăng công suất, sản xuất hiệu quả và an tồn với mơi trường. Chính điều này đã làm hạn chế khả năng gia tăng năng suất và giảm thải ra môi trường của doanh nghiệp (Chu Văn Giáp & Nguyễn Thị Lâm Giang, 2013).

Chỉ khi nhà nước thay đổi chính sách hoặc ngành giấy gặp phải một cú sốc từ bên ngồi mà chính sách chưa phản ứng kịp thì mới tạo động cơ để cho ngành giấy đổi mới, hiệu quả hơn. Ví dụ năm 2013, nhu cầu tiêu dùng của thị trường giấy Việt Nam giảm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, ngành giấy vẫn nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, tồn kho của các doanh nghiệp sản xuất giấy nội địa tăng lên do không cạnh tranh nổi với hàng nhập khẩu. Các doanh nghiệp buộc phải áp dụng các biện pháp giảm tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu, năng lượng để giảm giá thành sản xuất, gia tăng khả năng cạnh tranh. Kết quả là dù khủng hoảng nhưng ngành giấy trong nước vẫn phát triển được và tốt hơn trước (Báo Đầu tư, 2013c).

Như vậy, việc nhà nước gia tăng các yêu cầu đối với mơi trường trong giai đoạn hiện nay có thể giúp cho doanh nghiệp phát triển hoạt động R&D từ đó dẫn đến kết quả là vừa gia tăng năng lực sản xuất, vừa đảm bảo giảm xả thải ra môi trường theo giả thuyết Porter.

Việc áp dụng các giải pháp về sản xuất sạch hơn ở công ty giấy Phong Châu, công ty giấy Bãi Bằng, công ty giấy xuất khẩu Thái Nguyên, công ty giấy Sông Lam đã chứng minh rằng việc đầu tư vào mơi trường có thể đạt đồng thời 2 mục tiêu. Sau khi áp dụng sản xuất sạch hơn, việc sử dụng nguyên, nhiên liệu tại các cơng ty giảm giúp tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu và giảm xả thải ra mơi trường bên ngồi. Tuy nhiên, ngồi việc để doanh nghiệp chủ động áp dụng những biện pháp tương tự, nhà nước cần có các biện pháp nghiêm khắc để giảm ảnh hưởng tiêu cực của việc xả thải ra môi trường.

CHƯƠNG 4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ, GỢI Ý CHÍNH SÁCH 4.1. Bài học kinh nghiệm ở các nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực cạnh tranh ngành giấy việt nam phân tích theo các nhân tố sản xuất (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)