Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến thu ngân sách nhà nước các tỉnh đồng bằng sông cửu long (Trang 39 - 40)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Quy trình nghiên cứu

Tác giả thực hiện đề tài dựa trên khung phân tích sau: Bảng 3.1. Khung phân tích đề tài

Mục tiêu Lý thuyết Phân tích Kết quả Thảo luận

Nghiên cứu này được thực hiện tuần tự theo các bước như sau:

Bước 1: Tác giả thực hiện xác định mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tập trung chủ yếu vào tác động của các yếu tố đến thu NSNN.

Tổng hợp lý thuyết nghiên cứu Thu thập dữ liệu từ các nguồn Phân tích Ước lượng tác động của các yếu tố đến thu ngân sách nhà nước các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

Hàm ý chính sách và hướng nghiên cứu tiếp theo Tổng hợp và xử lý dữ liệu trước khi phân tích Mục tiêu nghiên cứu Lý thuyết Các nghiên cứu trước Xây dựng mơ hình nghiên cứu lý

29

Bước 2: Tác giả thực hiện nghiên cứu định tính về tác động của các yếu tố đến thu NSNN. Đồng thời, tác giả thực hiện khảo lược các nghiên cứu trước ở các không gian, thời gian nghiên cứu khác nhau nhằm so sánh và khẳng định mối quan hệ giữa các yếu tố với thu NSNN, từ đó xác định “khe hở” trong nghiên cứu tại chủ đề này và đề xuất mơ hình nghiên cứu của tác giả.

Bước 3: Tác giả thực hiện nghiên cứu định lượng về phương pháp ước lượng, phân tích, các bước chọn biến nghiên cứu đại diện cho các nhân tố quan tâm cũng như thu thập dữ liệu phân tích của đề tài.

Bước 4: Tác giả thực hiện phân tích tác động của các yếu tố đến thu NSNN thơng qua phân tích thống kê mơ tả và mơ hình định lượng cũng như đưa ra các phân tích, bình luận về mối quan hệ này trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.

Bước 5: Tác giả khẳng định (hay bác bỏ) tác động các giả thuyết. Đồng thời đưa ra các kết luận, kiến nghị phù hợp.

3.2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp phân tích định lượng. Tác giả sử dụng kỹ thuật phân tích hồi quy theo dữ liệu bảng, xây dựng mơ hình hồi quy để xem xét mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thu ngân sách nhà nước các tỉnh ĐBSCL bằng phần mềm Stata 13.

Trong phương pháp ước lượng dữ liệu bảng đề tài sử dụng các phương pháp bình phương bé nhất (OLS), mơ hình các tác động cố định (Fixed Effects Model - FEM) và mơ hình các tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model - REM).

Từ mơ hình đã chọn, đề tài tiến hành các kiểm định cần thiết, đánh giá tính chất của dữ liệu gốc cũng như phân tích các trị số thống kê R2, P - value của các hệ số hồi quy v.v.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến thu ngân sách nhà nước các tỉnh đồng bằng sông cửu long (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)