Thực trạng hoạt động tín dụng của các NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh TPHCM (Trang 44)

TP .HCM

2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng của các NHTM

Nguồn vốn huy động của các DNNVV thơng qua hình thức vay nợ từ hệ thống NHTM trên địa bàn TP.HCM hàng năm đều có xu hướng gia tăng so với năm trước, tuy nhiên các DNNVV vẫn cịn nhiều khó khăn trong cơng tác tiếp cận nguồn vốn này. Khó khăn càng thêm gia tăng khi nền kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng lạm phát cao như năm 2011, và tiếp tục kéo dài khó khăn do ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới.

Bảng 2.4: Vốn huy động và cho vay của các NHTM trên địa bàn TP. HCM

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng vốn huy động 886.900 973.900 1.127.900 1.289.700 1.516.600 Tổng dư nợ tín dụng 753.800 821.300 931.100 1.031.900 1.190.200 Dư nợ tín dụng đối với DNNVV 412.849 446.374 458.436 492.437 650.352

Nguồn: Cục thống kê TP. Hồ Chí Minh

Tại Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng, vốn huy động của các NHTM chủ yếu là từ vốn tiết kiệm của các tầng lớp dân cư, tiền gửi thanh tốn và tiền gửi có kỳ hạn của các DN. Thời gian vừa qua, việc cạnh tranh để huy động được nguồn vốn này diễn ra rất gay gắt, để huy động nguồn vốn này các NHTM đã không ngừng thay đổi chính sách LS hấp dẫn đồng thời có các hình thức khuyến mãi cho KH gửi tiền.

Năm 2011, tổng vốn huy động của các NHTM trên địa bàn đạt 886.900 tỷ đồng, tăng 15,7% so năm 2010. Do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu từ những năm trước nên môi trường kinh doanh trong nước gặp rất nhiều khó khăn. Những khó khăn trong hoạt động SXKD đã làm cho chất lượng tín dụng suy giảm và nợ xấu tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng. Đặc biệt, trong năm 2011, tổng cầu của nền kinh tế giảm mạnh, tiêu thụ hàng hóa gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho lớn, thị trường bất động sản đóng băng, năng lực tài chính của DN giảm sút, ... làm cho tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng năm 2011 chậm lại đáng kể. Tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn thành phố đến cuối năm đạt 753.800 tỷ, tăng 7,7% so năm 2010. Dư nợ cho vay đối với DNNVV là 412.849 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 54,76%.

Các hệ lụy trong năm 2011 kéo dài đến tận sang năm 2012, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng năm 2012 tiếp tục suy giảm. LS cho vay trong năm tuy đã được điều chỉnh nhưng tín dụng năm 2012 vẫn tăng trưởng chậm, chủ yếu do hàng hóa tồn kho cao, sức mua dân cư giảm. Tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn thành phố đến cuối tháng 12 đạt 821,3 ngàn tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ, mức tăng này chưa được cải thiện đáng kể so với năm 2011 (năm 2011 có mức tăng 7,7%) trong khi con số này của năm 2010 là 0,6%.

Năm 2013, tình hình kinh tế cả nước nói chung và TP.HCM cịn nhiều khó khăn, hàng hóa tiêu thụ chậm, xuất khẩu giảm, tín dụng tăng trưởng thấp, tình hình cho vay của các NHTM trên địa bàn vẫn chưa có nhiều khởi sắc. Dư nợ tăng 6,5% so với năm 2012, dư nợ DNNVV đạt 458.436 tỷ đồng.

Năm 2014, TP.HCM cịn khó khăn, thể hiện ở hàng tồn kho cao, sức mua dân cư chưa chuyển biến mạnh nhưng dấu hiệu phục hồi khá rõ, sản xuất công nghiệp, tiêu thụ bất động sản, dư nơ tín dụng tăng so với năm 2013. Dư nợ tín dụng đạt 1.031.900 tỷ đồng, trong đó dư nợ DNNVV đạt 492.437 tỷ đồng (chiếm 47,7%).

thành lập tăng cao về số lượng và vốn đăng ký, sản xuất cơng nghiệp tăng… do đó dư nợ tín dụng tăng cao hơn nhiều so với mức tăng năm 2014 ( tăng 11,5%), dư nợ DNNVV đạt 650.352 tỷ đồng.

Nhìn chung dư nợ cho vay của NHTM đối với các DNNVV qua các năm đều tăng lên về số lượng và tỷ trọng, đây là xu hướng thuận lợi cho các DN, mặc khác các DNNVV ngày càng được các NH chú trọng và được đưa vào nhóm KH mục tiêu của nhiều NHTM. Tuy nhiên, đến nay việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng vẫn cịn là vấn đề khó khăn đối với các DNNVV.

2.3 Hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Công thương – CN TP.HCM

2.3.1 Giới thiệu tổng quát về Ngân hàng TMCP Công thương – CN TP.HCM

NHTM Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập vào ngày 01/01/1997 theo quyết định số 52/QĐ-NHCT ngày 14/09/1997. Khi mới thành lập CN mang tên là Sở giao dịch II - Ngân hàng Công thương Việt Nam. Trụ Sở đặt tại 79A Hàm Nghi, Quận 1, trung tâm Tài chính Ngân hàng của TPHCM và cả nước. Hiện nay CN một trong những CN mang lại nhiều lợi nhuận và có uy tín hàng đầu trong hệ thống Vietinbank.

2.3.2 Kết quả kinh doanh của NHTMCP Công thương CN TP.HCM giai đoạn 2011 - 2015:

2.3.2.1 Tình hình huy động vốn:

Tình hình hoạt động của CN qua các năm từ 2011 – 2015 có thể đánh giá là khả quan và đáng khích lệ. Đánh giá này dựa trên cơ sở tăng trưởng ổn định của các chỉ số qua các năm và so với định hướng phát triển của CN cũng như những mục tiêu mà Vietinbank giao cho. Hầu hết các lĩnh vực kinh doanh của CN đều phát triển và luôn dẫn đầu trong hệ thống Vietinbank. CN tiếp tục giữ vị trí là một trong những CN có tổng số vốn huy động cao nhất, chất lượng tín dụng luôn được đảm bảo, đứng đầu hệ thống về số dư tín dụng và đặc biệt nổi bật hơn cả là luôn kịp thời

đưa ra những hoạt động dịch vụ với những sản phẩm chất lượng và tiện ích. VietinBank - CN TP.HCM đang chú trọng thực hiện đẩy mạnh công tác huy động khai thác nguồn vốn, nghiên cứu đưa ra danh mục các sản phẩm và các gói sản phẩm đa dạng với nhiều tiện ích phù hợp với nhu cầu của KH cùng với chính sách LS linh hoạt, đảm bảo tính cạnh tranh.

Bảng 2.5: Tình hình huy động vốn của Vietinbank – CN TP.HCM

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015

Nguồn vốn huy

động 19.600 23.500 26.600 29.800 34.700

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2011 - 2015 của CN TP.HCM

Năm 2011, là năm khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam với những bất ổn của nền kinh tế vĩ mô trong nước và quốc tế. Với sự cạnh tranh khốc liệt từ các NH thay phiên nhau có những hoạt động lách trần LS huy động 14% để thu hút nguồn vốn huy động về phía NH mình, các nguồn vốn huy động của các NH liên tục sụt giảm. VietinBank vẫn có mức tăng trưởng huy động 39%, tổng huy động vốn của CN vẫn tăng trưởng ổn định đạt gần 19.600 tỷ. Với việc bùng nổ cơn sốt lãi suất huy động cùng với việc chạy đua tăng lãi suất thì tình hình huy động vốn của CN đã được cải thiện tăng lên đáng kể. Để đạt được con số trên, CN đã đặt công tác huy động vốn lên hàng đầu và là nhiệm vụ trọng tâm.

Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn của Vietinbank – CN TP.HCM

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2011 - 2015 của CN TP.HCM

Năm 2012 tiếp tục là năm khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam với những bất ổn của nền kinh tế trong nước và quốc tế. Mặc dù phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức nhưng nhiều NH đã đạt mức tăng huy động vốn trên 20% như BIDV (26%), Agribank (21,5%)… Vietinbank chỉ đạt mức tăng 12,1%. Nguyên nhân là do tiền gửi tiết kiệm được xem là kênh đầu tư hiệu quả nhất trong bối cảnh thị trường chứng khốn sụt giảm, bất động sản đóng băng, ngoại tệ ít biến động, thị trường vàng bị NHNN siết chặt. CN đã phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu Vietinbank giao. Tính đến 31/12/2012, nguồn vốn huy động đạt 23.500 tỷ, bằng 100,3% kế hoạch, tăng 3900 tỷ so với năm 2011.

Năm 2013, với bề dày kinh nghiệm hoạt động tại khu vực kinh tế sôi động nhất cả nước, đặc biệt có sự chỉ đạo kịp thời và hiệu quả của Ban lãnh đạo VietinBank, đồng thời CN đã đẩy mạnh nâng cấp cơ sở vật chất, công tác phục vụ chăm sóc KH nên năm 2013 nguồn vốn huy động của CN đã đạt 26.600 tỷ. Đến năm 2014, CN đã tăng mức huy động lên 29.800 tỷ.

Năm 2015, tình hình kinh tế TP.HCM có nhiều khởi sắc. Năm này, cũng đánh dấu một năm thành công của VietinBank và CN với những thành tích xuất sắc về

tăng trưởng quy mô cũng như hiệu quả hoạt động, tổng huy động vốn trên địa bàn đạt 34.700 tỷ đồng, tăng 16,44% so với năm 2014.

2.3.2.2 Tình hình hoạt động tín dụng:

Trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành NH nói riêng, do cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu vẫn chưa hồn tồn khắc phục. NH đã phải đối mặt với các áp lực về huy động vốn và tăng vốn điều lệ, LS và tỷ giá biến động… tuy nhiên các NH tiếp tục mở rộng mạng lưới và phát triển phạm vi hoạt động, gia tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường tài chính tiền tệ. Đối với Vietinbank - CN TP.HCM tình hình tín dụng từ năm 2011 - 2015 cũng có sự tăng lên đáng kể, tổng dư nợ từ 11.182 tỷ tăng lên 25.792 tỷ đồng.

Bảng 2.6: Tình hình hoạt động tín dụng của Vietinbank – CN TP.HCM

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm 2011 2012 2013 2014 2015

Tổng dư nợ tín dụng 15.018 17.364 19.856 22.353 25.792

Theo thời hạn cho vay

Ngắn hạn 9.312 10.869 12.570 14.311 16.790 Trung và dài hạn 5.706 6.495 7.286 8.042 9.002

Theo thành phần kinh tế

Nhà nước 1.045 1.156 1.305 1.454 2.012 Ngoài quốc doanh (bao gồm

Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng dư nợ theo thời gian của Vietinbank – CN TP.HCM

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2011 - 2015 của CN TP.HCM

Có thể nói năm 2011 là một năm khó khăn cho ngành NH và các DN, nhưng với mối quan hệ hợp tác gắn bó với KH cũng như những chính sách KH hợp lý, CN đã hồn thành tốt chỉ tiêu được giao. Tổng dư nợ đạt 15.018 tỷ đồng, tăng 34% so với năm 2010, dư nợ tín dụng ngắn hạn là 9.312 tỷ đồng chiếm 62%. Năm 2012 tổng dư nợ là 17.346 tỷ tăng 15,62%, dư nợ ngắn hạn là 10.869 tỷ đồng tăng 16,72% so với năm 2011. Tốc độ tăng của tổng dư nợ nhỏ hơn tốc độ tăng của dư nợ tín dụng ngắn hạn, điều này cho thấy CN ngày càng tích cực hơn trong việc điều chỉnh cơ cấu thời hạn cho vay.

Sang năm 2013, CN ưu tiên tập trung vốn vào các khoản cho vay ngắn hạn, tổng dư nợ cấp tín dụng tăng 14,35 % so với năm 2012, và dư nợ ngắn hạn tăng 15,65% so với năm 2012.

Năm 2014, kinh tế có chút khởi sắc, sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, bất động sản… đều tăng cao so với năm 2013; điều này thúc đẩy kinh tế phát triển, tăng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ; tạo điều kiện thuận lợi cho DN phát triển, tăng cường nâng cao năng lực để đầu tư sản xuất hàng hóa để cung cấp cho thị trường cũng như

người tiêu dùng sẽ có nhiều nhu cầu vay mượn để mua sắm, tiêu dùng… do đó dư nợ CN tăng lên 22.353 tỷ.

Đến năm 2015, kinh tế có nhiều khởi sắc, nguồn vốn huy động của CN tăng cao, dư nợ tín dụng của CN cũng tăng nhiều hơn so với năm 2014 đạt 25.792 tỷ đồng.

Đạt được kết quả trên là do CN đã tuân thủ chỉ đạo của VietinBank, thực hiện nhiều biện pháp, giải pháp tiếp thị, thu hút, lựa chọn, phân loại KH, dự án tốt để đầu tư, cho vay. Đồng thời đa dạng hóa đối tượng KH vay vốn, đẩy mạnh cho vay tiêu dùng; thực hiện điều chỉnh LS cho vay theo đúng quy định của VietinBank; đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng ngắn hạn, cho vay vốn lưu động bằng đồng Việt Nam…

2.3.2.3 Tình hình hoạt động dịch vụ:

Doanh thu từ hoạt động dịch vụ của Vietinbank - CN TP.HCM đóng góp khơng nhỏ vào tổng doanh thu của CN. Hoạt động dịch vụ thẻ phát triển không ngừng, tạo ra một hệ thống thanh tốn khơng dùng tiền mặt rộng khắp đồng thời góp phần huy động thêm nguồn vốn cho NH.

Bảng 2.7: Tổng thu dịch vụ của Vietinbank - CN TP.HCM

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015

Thu dịch vụ 84 97 111 139 173

Biểu đồ 2.3: Tổng thu dịch vụ của Vietinbank - CN TP.HCM

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2011 - 2015 của CN TP.HCM

Dịch vụ thẻ vẫn là dịch vụ có tốc độ phát triển nhanh, năm 2011 CN phát hành được 62.530 thẻ ATM, hơn 7000 thẻ tín dụng quốc tế. Ngay từ đầu năm CN đã đề ra nhiều giải pháp hữu hiệu như: tìm kiếm, khai thác KH lớn sử dụng nhiều dịch vụ thẻ; liên kết phát hành thẻ cho các trường đại học, cao đẳng, bảo hiểm xã hội; ban hành chính sách KH hợp lý dành cho nhiều đối tượng; giao chỉ tiêu dịch vụ thẻ đến từng phòng, từng cá nhân. Doanh số thanh toán, chi lương qua thẻ đều có tăng trưởng mạnh, chi qua thẻ ATM đạt trên 3.552 tỷ đồng tăng 330 tỷ, chi trả qua thẻ quốc tế đạt 422 tỷ tăng trên 118 tỷ, doanh thu từ hoạt động dịch vụ đạt 84 tỷ đồng. Do thực hiện tốt cơng tác tiếp thị, chăm sóc KH nên năm 2011 đã có 530 đơn vị sử dụng dịch vụ trả lương qua thẻ với doanh số lên đến 425 tỷ đồng. Chính vì vậy CN đã thu hút được 419 tỷ đồng nguồn tiền gửi từ KH sử dụng thẻ.

Năm 2012 doanh số thanh toán quốc tế đạt trên 1.430 triệu USD, doanh số mua ngoại tệ đạt 601,2 triệu USD, thu dịch vụ đạt 97 tỷ đồng; lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ đạt 93,47% kế hoạch. Các chỉ tiêu về hoạt động dịch vụ đều đạt khá tốt, trong đó điểm sáng nhất vẫn là dịch vụ thẻ. Dịch vụ thẻ có sự phát triển vượt bậc so năm trước, CN là một trong 5 CN có số lượng thẻ E-Partner phát hành cao

nhất, doanh số thanh toán thẻ cao nhất, nguồn vốn huy động qua thẻ ATM cao nhất, doanh số thu phí từ dịch vụ thẻ cao nhất trong hệ thống.

Với chất lượng dịch vụ thanh toán ngày càng được cải tiến, tăng trưởng thị phần, uy tín và thương hiệu, CN tiếp tục chú trọng đến hoạt động thanh toán quốc tế và hoạt động thương mại. Năm 2013, CN thu từ hoạt động dịch vụ đạt 111 tỷ đồng. Số lượng thẻ NH phát hành ra thị trường tăng vượt bật: 102.745 thẻ ATM và hơn 11 ngàn thẻ tín dụng quốc tế. Năm 2014, thu dịch vụ tăng lên 139 tỷ.

Năm 2015, CN thu từ hoạt động dịch vụ đạt 173 tỷ đồng, tăng khoảng 25% so với năm 2014. Đây là một năm hoạt động hiệu quả của CN, hoạt động dịch vụ được triển khai với nhiều chuyển biến tích cực. Lợi thế mạng lưới hoạt động rộng, chỉ đứng sau Agribank và BIDV là cơ sở để NH đẩy mạnh tăng trưởng quy mô và tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Hiện nay, Vietinbank là một trong những NH có số lượng thẻ lớn của cả nước. Trong thời gian tới, CN vẫn tiếp tục chú trọng đẩy mạnh kinh doanh thẻ, nhằm chiếm được thị phần lớn trong thị trường thẻ nước ta.

2.3.2.4 Lợi nhuận trước thuế

Trong những năm gần đây, do chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu và khủng hoảng nợ công Châu Âu, khiến tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của CN từ năm 2011 đến 2015 có xu hướng giảm. Tuy nhiên so với các NH trong cùng hệ thống, mức giảm lợi nhuận và thu nhập của CN vẫn ở mức thấp và vẫn là CN dẫn đầu hệ thống về lợi nhuận.

Bảng 2.8: Lợi nhuận trước thuế của Vietinbank - CN TP.HCM

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015

Lợi nhuận trước thuế của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh TPHCM (Trang 44)