Kết quả hồi quy các nhân tố tác động theo nhóm ngành nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa đặc trưng của doanh nghiệp và tính kịp thời của việc công bố thông tin báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên TTCK việt nam (Trang 67)

Tác giả đã phân tích chi tiết tính kịp thời của việc cơng bố thơng tin báo cáo tài chính theo nhóm ngành nghề được phân loại. Dựa trên những dữ liệu sẵn có trên trang finance.vietstock.vn, tác giả đã phân loại mẫu 100 công ty thành 5 nhóm ngành nghề chính: sản xuất (Type 1); thương mại, dịch vụ (Type 2); Xây dựng, bất động sản (Type 3); Khai khống (Type 4) và Truyền thơng (Type 5). Cụ thể, nhóm ngành sản xuất có 51 cơng ty, nhóm ngành thương mại và dịch vụ có 19 cơng ty, nhóm xây dựng và bất động sản có 20 cơng ty, nhóm ngành khai khống có 5 cơng

ty và còn lại là 5 cơng ty thuộc nhóm ngành truyền thơng. Vì nhóm ngành khai khống và truyền thơng số lượng cơng ty q ít nên không thực hiện được phân tích. Dựa trên dữ liệu của 5 nhân tố (số lượng cơng ty con, tính đa dạng trong lĩnh vực hoạt động, thu nhập trên cổ phiếu, biến đổi trong khả năng sinh lời hàng năm và ý kiến kiểm tốn), tác giả phân tích mối quan hê giữa 5 nhân tố này và tính kịp thời của thơng tin trên báo cáo tài chính theo từng ngành nghề cụ thể.

Kết quả phân tích cho thấy:

- Đối với các cơng ty thuộc nhóm ngành sản xuất (Type 1), tính kịp thời của thơng tin tài chính bị tác động bởi nhân tố số lượng cơng ty con tại mức ý nghĩa 1%. Những cơng ty nằm trong nhóm này có số lượng cơng ty con (SUBs) nhiều thì sẽ mất nhiều thời gian để hồn thành báo cáo tài chính vì phải tập hợp, xử lý dữ liệu để hợp nhất báo cáo tài chính. Từ đó sẽ gây chậm trễ trong việc công bố thông tin báo cáo tài chính của doanh nghiệp. - Cịn đối với các cơng ty thuộc nhóm ngành thương mại, dịch vụ (Type 2),

nhân tố thu nhập trên cổ phần (EPS) tác động đến tính kịp thời của thông tin trên báo cáo tài chính tại mức ý nghĩa 10%. Ta thấy rằng, EPS là một nhân tố rất nhạy cảm và tác động đến giá cổ phiếu của doanh nghiệp. Để thu hút các nhà đầu tư hay để làm đẹp báo cáo tài chính làm tăng giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp, các nhà quản lý ln có xu hướng muốn chỉnh sửa lợi nhuận dẫn đến tăng EPS. Đây là một nhân tố liên quan đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các nhà quản lý và cũng vì vậy làm giảm đi tính kịp thời của thơng tin tài chính. Hơn nữa, đối với những doanh nghiệp có EPS nhỏ hơn hoặc bằng 0 thì đây là một thơng tin xấu về kết quả hoạt động của doanh nghiệp, nếu không điều chỉnh doanh nghiệp cũng sẽ cố gắng trì hỗn việc cơng bố báo cáo tài chính ra đại chúng.

- Cuối cùng là các cơng ty thuộc nhóm ngành nghề bất động sản và xây dựng (Type 3). Ta thấy nhân tố biến đổi trong khả năng sinh lời hàng năm (PROF) có mối quan hệ nghịch chiều với tính kịp thời của thơng tin trên báo cáo tài chính tại mức ý nghĩa 10%. Cũng giống với nhân tố EPS, nhân

tố PROF cũng là nhân tố nhạy cảm và có xu hướng dễ bị điều chỉnh bới những nhà quản lý với mục đích làm đẹp báo cáo tài chính nhằm thu hút đầu tư và tăng giá cổ phiếu của doanh nghiệp. Nếu lợi nhuận của doanh nghiệp bị giảm dẫn đến biến đổi trong khả năng sinh lời hàng năm giảm, thậm chí nhỏ hơn 0 thì đây là thơng tin xấu về kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Một là các nhà quản lý sẽ tốn thời gian để điều chỉnh kết quả hoạt động của doanh nghiệp để báo cáo tài chính trơng đẹp hơn trước khi cơng bố ra đại chúng; hai là doanh nghiệp sẽ trì hỗn việc cơng bố thơng tin báo cáo tài chính. Vì vậy, tính kịp thời của việc công bố thông tin báo cáo tài chính sẽ bị giảm so với các công ty khác.

4.6.3. So sánh kết qu vi nghiên cu trước

Theo kết quả phân tích ở trên, số lượng cơng ty con (SUBs), tính phức tạp trong hoạt động (OPERA), biến đổi trong khả năng sinh lời hàng năm (PROF) và ý kiến kiểm tốn (OPINION) đều ảnh hưởng đến tính kịp thời của việc công bố thông tin báo cáo tài chính.

Dựa theo bảng kết quả mơ hình 1, số lượng cơng ty con, tính đa dạng trong lĩnh vực hoạt động sẽ ảnh hưởng đến thời gian kiểm tốn viên hồn thành cuộc kiểm tốn, từ đó sẽ ảnh hưởng đến thời gian doanh nghiệp công bố thông tin báo cáo tài chính. Cụ thể, số lượng cơng ty con càng nhiều không những doanh nghiệp phải tốn nhiều thời gian để hợp nhất báo cáo tài chính mà kiểm toán viên cũng mất nhiều thời gian để kiểm tốn báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, lĩnh vực hoạt động trong doanh nghiệp càng nhiều, chứng tỏ độ phức tạp trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp cao, do đó kiểm tốn viên cũng phải mất nhiều thời gian để đưa ra ý kiến kiểm tốn. Vì vậy, việc cơng bố báo cáo tài chính cũng sẽ tốn nhiều thời gian hơn. Mối tương quan giữa nhân tố số lượng cơng ty con, tính đa dạng trong hoạt động và tính kịp thời báo cáo tài chính trong nghiên cứu này hồn tồn nhất quán với kết quả nghiên cứu của Ashton và cộng sự (1987) và Owusu- Anasah (2000).

Cũng theo trong bảng ở mơ hình 1, biến đổi trong khả năng sinh lời hằng năm tác động nghịch với tính kịp thời báo cáo tài chính. Kết luận này hoàn toàn nhất quán với nghiên cứu của Leventis và Weetman (2004). Theo đó, biến đổi trong khả năng sinh lời tăng lên đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thơng tin tốt về kết quả kinh doanh, vì thế doanh nghiệp luôn muốn công bố thông tin báo cáo tài chính càng sớm càng tốt. Ngược lại, nếu doanh nghiệp có thơng tin về lợi nhuận khơng tốt thì doanh nghiệp sẽ trì hỗn việc cơng bố báo cáo tài chính.

Ý kiến của kiểm tốn viên cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời báo cáo tài chính. Trong số 4 nhân tố có tác động đến tính kịp thời, ý kiến kiểm tốn viên có ảnh hưởng nhiều nhất. Theo như kết quả phân tích, doanh nghiệp nhận được ý kiến kiểm tốn chấp nhận tồn phần tương đồng với việc doanh nghiệp có thơng tin tốt từ phía kiểm tốn độc lập, do đó doanh nghiệp càng mong muốn cơng bố báo cáo tài chính sớm hơn những doanh nghiệp nhận được ý kiến kiểm toán trái ngược và từ chối đưa ra ý kiến. Nhận định này nhất quán với kết quả của nghiên cứu Asli Turel (2010) và Bengu Vuran và Burcu Adiloglu (2013).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Trong chương này tác giả tiến hành thu thập và xử lý dữ liệu để đánh giá mức độ tương quan của các biến độc lập đến tính kịp thời của thơng tin trên báo cáo tài chính. Kết quả thu được cho kết luận về 4 biến: Số lượng cơng ty con, Tính phức tạp trong hoạt động, Biến đổi trong khả năng sinh lời hàng năm và Ý kiến kiểm tốn là các biến có ảnh hưởng đến tính kịp thời của việc cơng bố báo cáo tài chính.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN

5.1. Kết luận

Mục tiêu của đề tài là đưa ra kết quả của nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của việc cơng bố thơng tin báo cáo tài chính. Đề tài được tiến hành trên mẫu là 100 công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2014. Nghiên cứu đã khái quát các vấn đề có liên quan đến tính kịp thời của thơng tin trên báo cáo tài chính, trong đó có tổng quan những nghiên cứu trước liên quan đến tính kịp thời của cơng bố thơng tin tài chính ở trong nước và ngoài nước. Ngoài ra, theo kết quả từ chạy hồi quy tuyến tính thì chỉ có 4 biến có ý nghĩa thống kê “Số lượng công ty con”, “Đa dạng trong hoạt động”, “Biến đổi trong khả năng sinh lời” và “Ý kiến kiểm toán”. Cả bốn nhân tố này đều có ảnh hưởng đến tính kịp thời của thơng tin trên báo cáo tài chính. Theo đó, những doanh nghiệp có số lượng công ty con nhiều và có lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp đa dạng thì doanh nghiệp sẽ tốn nhiều thời gian cơng bố báo cáo tài chính hay báo cáo tài chính của doanh nghiệp sẽ khơng đáp ứng được tính kịp thời. Trong khi đó, những doanh nghiệp có “Biến đổi trong khả năng sinh lời” theo chiều hướng tốt và ý kiến kiểm toán là ý kiến chấp nhận tồn phần thì doanh nghiệp đó sẽ cơng bố báo cáo tài chính sớm hơn.

Ngồi ra, tác giả sử dụng hệ số hồi quy nhằm xếp hạng ảnh hưởng của các biến độc lập với tính kịp thời của việc cơng bố thơng tin báo cáo tài chính (biến phụ thuộc). Các hệ số hồi quy có thể chuyển đổi thành dạng phần trăm như sau:

Biến độc lập Giá tr tuyt đối

của hệ số hồi quy Tỷ trọng (%)

Th tự ảnh hưởng PROF 8,760385 50,23% 1 OPERA 5,312569 30,46% 2 OPINION 2,983686 17,11% 3 SUBs 0,3852783 2,2% 4 Tng 17,4419183 100%

Dựa trên bảng xếp hạng trên, các nhân tố trong mơ hình về tính kịp thời báo cáo tài chính được phân hạng về mức độ ảnh hưởng đến tính kịp thời như sau:

- Biến độc lập PROF là biến đo lường về biến đổi trong thu nhập hàng năm của doanh nghiệp. Nhân tố này có sự ảnh hưởng nhiều nhất đến tính kịp thời so với 03 biến cịn lại (50,23%).

- Biến độc lập OPERA là biến mô tả về tính đa dạng, phức tạp trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Trong mơ hình, OPERA cũng có ảnh hưởng nhiều đến tính kịp thời (30,46%), tuy nhiên vẫn không ảnh hưởng mạnh bằng biến PROF đã nêu ở trên.

- Biến OPINION là biến độc lập về ý kiến kiểm tốn. Biến này có mức độ ảnh hưởng đứng thứ 3 trong mơ hình vì mức ảnh hưởng của biến này tương đối thấp (17,11%).

- Biến độc lập SUBs là biến liên quan đến số lượng công ty con. Mức độ ảnh hưởng của biến này đến tính kịp thời là thấp nhất so với 03 biến trên

(2,2%). Điều này cho thấy số lượng công ty con tác động không nhiều đến việc công bố báo cáo tài chính kịp thời đối với người sử dụng thông tin. Như vậy, thông qua các kiểm định, có thể khẳng định mức độ ảnh hưởng của các đặc trưng như cấu trúc cơng ty, tài chính (biến độc lập) và kiểm tốn đối với tính kịp thời của thơng tin trên báo cáo tài chính (biến phụ thuộc) theo thứ tự tầm quan trọng là PROF, OPERA, OPINION và SUBs.

5.2. Hàm ý cho các đối tượng liên quan

Kết quả phân tích cho thấy cấu trúc của công ty như số lượng công ty con và tính đa dạng trong lĩnh vực (cơng ty đa ngành nghề) tác động đến tính kịp thời của việc công bố báo cáo tài chính. Thêm vào đó, đặc trưng về tài chính của doanh nghiệp (biến đổi khả năng sinh lời hàng năm, thu nhập trên cổ phiếu) và ý kiến kiểm toán viên cũng đồng thời làm ảnh hưởng đến tính kịp thời của thông tin tài chính. Dựa trên cơ sở đó, tác giả xin đề xuất những khuyến nghị đến các đối tượng có liên quan để có thể cải thiện tính kịp thời trong việc cơng bố báo cáo tài chính.

5.2.1. Đối với doanh nghiệp có số lượng cơng ty con nhiều và đa ngành nghề Kết quả phân tích cho thấy, số lượng công ty con cũng như lĩnh vực hoạt động Kết quả phân tích cho thấy, số lượng công ty con cũng như lĩnh vực hoạt động của cơng ty có ảnh hưởng đến tính kịp thời của việc cơng bố báo cáo tài chính. Theo đó, doanh nghiệp có số cơng ty con và lĩnh vực họat động càng nhiều thì việc cơng bố thơng tin báo cáo tài chính sẽ chậm trễ hơn. Như vậy, để tuân theo các quy định của pháp luật và đảm bảo được tính kịp thời của việc cơng bố thơng tin báo cáo tài chính, các doanh nghiệp cần áp dụng các cơng cụ hợp nhất báo cáo tài chính nhanh nhất như:

a. Ban hành và quy định về thời gian hồn tất báo cáo tài chính

Thống nhất được thời gian cũng như quy trình lập báo cáo tài chính hợp nhất đối với các đơn vị trong tập đoàn hay trong nội bộ của doanh nghiệp. Cụ thể, để hoàn thành BCTC hợp nhất sớm hơn và thuận tiện cho việc kiểm tốn cũng như cơng bố thơng tin sau kiểm toán, doanh nghiệp cần quy định thời gian hồn tất báo cáo tài chính riêng ở từng cơng ty con vì nếu báo cáo tài chính riêng bị trễ sẽ dẫn đến hợp nhất báo cáo tài chính trễ, kiểm tốn khơng kịp tiến độ, do đó báo cáo tài chính hợp nhất sẽ cơng bố khơng kịp thời. Ví dụ:

- Thời gian hồn tất Báo cáo kết quả kinh doanh:

+ Tháng: sau “x” ngày kế từ ngày kết thúc tháng

+ Quý: sau “x” ngày kế từ ngày kết thúc tháng cuối của quý + Năm: sau “x” ngày kế từ ngày kết thúc tháng cuối của năm

- Thời gian hoàn tất Bảng cân đối kế toán và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

+ Tháng: sau “y” ngày kế từ ngày kết thúc tháng

+ Quý: sau “y” ngày kế từ ngày kết thúc tháng cuối của quý + Năm: sau “y” ngày kế từ ngày kết thúc tháng cuối của năm

- Thời gian hoàn tất bộ BCTC bao gồm thuyết minh BCTC:

+ Tháng: sau “z” ngày kế từ ngày kết thúc tháng

+ Quý: sau “z” ngày kế từ ngày kết thúc tháng cuối của quý + Năm: sau “z” ngày kế từ ngày kết thúc tháng cuối của năm

Về mặt các chính sách và phương pháp kế tốn, cơng ty mẹ nên triển khai và áp dụng thống nhất cho các cơng ty con. Thêm vào đó, quy trình lập BCTC, đặc biệt là báo cáo tài chính riêng tại các cơng ty con cần được đồng bộ, thống nhất mẫu để thuận tiện hơn cho việc lập BCTC hợp nhất sau này.

Ngoài ra, đối với các công ty hoạt động đa ngành nghề, kết quả hoạt động kinh doanh cũng như tình hình tài chính tương đối phức tạp, do đó việc lập và trình bày báo cáo tài chính sẽ tốn rất nhiều thời gian. Vì vậy để đảm bảo tính kịp thời của thông tin trên báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp đa ngành nghề, các doanh nghiệp này cũng cần quy định về thời gian hoàn tất báo cáo tài chính trong chính nội bộ doanh nghiệp giống như trên. Điều này sẽ giúp cho việc lập BCTC riêng lẻ hay hợp nhất được thuận tiện hơn, tăng cường được tính kịp thời của thơng tin tài chính.

b.Quy định việc đóng sổ kế tốn

Ngồi việc quy định thời gian hồn thành báo cáo tài chính, quy định thời gian đóng sổ kế tốn và áp dụng quy trình đóng sổ kế tốn cho nội bộ doanh nghiệp hay cho các công ty con cũng là một trong số những khuyến nghị của tác giả. Theo đó, nếu đóng sổ kế tốn sớm và quy trình đóng sổ thống nhất sẽ giúp việc cơng bố báo cáo tài chính kịp thời hơn.

Quy trình đóng sổ kế tốn có thể là danh mục hay danh sách liệt kê các công việc, các bước cần thực hiện khi đóng kỳ kế tốn. Tùy theo quy mô, đặc thù tổ chức công tác kế toán và phần mềm ứng dụng trong kế toán tại các doanh nghiệp, quy trình đóng sổ kế toán tại các đơn vị cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, tác giả xin đề xuất những điểm chung về trình tự các cơng việc đóng kỳ kế tốn bao gồm:

STT Cơng vic Ghi chú Thi hn hoàn tất 1 Kiểm tra lương

- Lập bảng tính tốn các khoản trích theo lương

STT Cơng việc Ghi chú Thời hạn hoàn tt

- Xem xét bút tốn

- Phân tích số dư nhân viên phải trả cuối kỳ

2 Các bút toán phân b

- Phân bổ công cụ - dụng cụ

- Phân bổ chi phí trả trước: bảo hiểm…

- Phân bổ chi phí chờ kết chuyển: tiền thuê nhà…

- Phân bổ chi phí dùng chung

Phân bổ các chi phí đã chi trước vào kỳ

hiện tại

3 Các bút tốn trích trước

- Dự phịng phải thu khó địi, hàng tồn kho.

- Trích trước tiền thuê nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa đặc trưng của doanh nghiệp và tính kịp thời của việc công bố thông tin báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên TTCK việt nam (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)