III. Thuận lợi và khó khăn khi Việt Nam gia nhập WTO 1 Những khó khăn khi Việt Nam gia nhập WTO.
3. Đời sống dân cư được cải thiện
Tăng trưởng kinh tế đã giúp cải thiện đời sống của người dân cả về vật chất và tinh thần; tình hình an sinh xã hội cả nước 5 năm 2007 - 2011 ổn định và có nhiều mặt phát triển. GDP bình quân đầu người (giá thực tế) năm 2006 đạt 723
USD, năm 2007 đạt 835 USD, năm 2008 đạt trên 1.027 USD, tăng 22,9%, năm 2009 đạt 1.030 USD, năm 2010 đạt 1.168 USD và năm 2011 ước đạt 1.250 USD, cao hơn mức của các nền kinh tế có thu nhập trung bình. Thu nhập bình quân đầu người của dân cư năm 2010 tăng 39,4% so với năm 2008. Đời sống của người dân được cải thiện rõ nét, nhất là ở khu vực nông thôn (tăng 40,4%). Với mức thu nhập như trên, Việt Nam lần đầu tiên ra khỏi danh sách các nước nghèo của thế giới.
Mỗi năm bình quân tạo thêm 1,5 triệu việc làm mới, góp phần xoá đói, giảm nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm nhanh trong thời gian qua: từ 20% năm 2001 xuống còn 18,1% năm 2004; 15,5% năm 2006; 14,8% năm 2007; 13,5% năm 2008; 12,3% năm 2009 và 9,5% năm 2010 (theo chuẩn nghèo cũ của Chính phủ giai đoạn 2006 - 2010). Năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới là 14,5% nhưng theo chuẩn nghèo cũ chỉ còn 8,5%. Với kết quả đó, Việt Nam luôn được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong những nước giảm tỷ lệ nghèo đói nhanh nhất thế giới với tốc độ 2%/năm.
Tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sinh thái là một bộ phận của chất lượng tăng trưởng theo cam kết WTO. Đó vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện để nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế. Thực hiện chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước, các cam kết WTO, các ngành, các cấp đã triển khai nhiều chương trình, dự án để bảo vệ và cải thiện môi trường, như Chương trình 661, trồng mới 5 triệu héc-ta rừng, chương trình nước sạch nông thôn, giao đất giao rừng, phát triển lâm nghiệp xã hội, trồng cây gây rừng… Tỷ lệ che phủ rừng tăng dần qua các năm: 2006 là 38%, năm 2007 là 38,8%, năm 2008 đạt 39%, năm 2009 đạt 40%, năm 2010 đạt 40,5% và năm 2011 ước đạt 41%. Những kết quả khả quan này phản ánh sự khởi sắc trong hoạt động bảo vệ và tái tạo vốn rừng, cân bằng môi trường sinh thái trong phát triển kinh tế.
Đạt được những thành tựu trên đây có nhiều nguyên nhân, trong đó nổi lên là vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước về kinh tế - xã hội. Nhiều chủ trương, chính sách và luật pháp đã được ban hành để thực hiện các cam kết WTO.
Sau 5 năm ký Nghị định thư chính thức gia nhập WTO, Việt Nam đã thực hiện những nghĩa vụ của mình theo đúng các cam kết mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ, giảm thuế nhập khẩu, hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện công khai, minh
bạch các thiết chế quản lý theo quy định của WTO, hoàn thiện môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
II. Khó khăn
1. Năng lực cạnh tranh của hàng hoá nước ta ở cả 3 cấp quốc gia, ngành hàng, doanh nghiệp còn kém, thể hiện là giá thành còn cao, phẩm cấp thấp so với chuẩn quốc tế, chất lượng phục vụ thiếu chuyên nghiệp.
2. Chưa chủ động phát huy mọi nguồn lực trong nước bằng chính sách ổn định lâu dài, hệ thống pháp lý đồng bộ. Chưa chủ động phát huy mọi nguồn lực trong nước, khuyến khích các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Trước tình huống phải thực hiện cam kết mở cửa thị trường trong nước, việc thua trên sân nhà là khó tránh.
3. Đội ngũ cán bộ quản lý vĩ mô, quản trị sản xuất kinh doanh và thực hành trong nhiệu lĩnh vực, nhiều địa phương còn bất cập so với yêu cầu trình độ khu vực và quốc tế.
4. Chưa nhận thức thật đầy đủ và thống nhất về hội nhập, chưa coi đây là yêu cầu tất yếu trong xu thế toàn cầu hoá, nước ta không thể đứng ngoài. Cũng có biểu hiện nóng vội có ngay sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế về vốn, kỹ thuật, công nghệ, quản lý tiên tiến, để phát triển. Nhưng cũng có thiên hướng chỉ lo lắng về thách thức, hoang mang khi thị trường quốc tế rúng động, lập tức Việt Nam lãnh đủ, khác xa với thời nằm im trong vỏ bọc bao cấp quốc tế.
III. Giải pháp
Gia nhập WTO là bước vào một sân chơi mới vừa có những cơ hội lại vừa có những thách thức. Tuy nhiên, cơ hội không tự nhiên sẵn có và khó khăn thử thách luôn ở phía trước. Vì vậy, để các doanh nghiệp và sản phẩm của Việt Nam có thể tận dụng mọi cơ hội, vượt qua các thách thức, trong thời gian tới cần chú ý tới một số giải pháp sau:
- Về nguyên tắc, WTO không cấm tất cả các hình thức hỗ trợ của Chính phủ. Nhà nước vẫn có thể tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, hỗ trợ nghiên cứu triển khai, khuyến nông, chuyển giao công nghệ, đào tạo giáo dục phát triển nguồn nhân lực. WTO cũng cho phép nhiều hình thức hỗ trợ vùng nghèo và một số khâu trong sản xuất nông nghiệp. Như vậy, Nhà nước cần giúp cho nông dân
tiếp cận các thông tin về thị trường bên cạnh việc định hướng thị trường sản xuất gì và làm ở mức độ như thế nào. Điều này sẽ tạo nhiều cơ hội cho nông dân trong việc cạnh tranh với các mặt hàng cùng loại. Do vậy, để phát triển nông nghiệp thời kỳ hội nhập vào WTO, việc tăng cường trang bị kiến thức, hỗ trợ kỹ thuật, cách thức sản xuất tiên tiến cho người dân nông thôn thông qua chính hoạt động của khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư cần được đặt lên hàng đâu, có như thế mới bảo vệ được người nông dân trong sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường
- Để có thể phát triển nhanh và bền vững trong bối cảnh thực thi các cam kết gia nhập WTO, các ngành hàng và mỗi doanh nghiệp phải chủ động xây dựng và thực thi chiến lược đa dạng hóa thị trường. Bên cạnh việc tập trung vào các thị trường và sản phẩm chủ lực cần đa dạng hóa thị trường và mặt hàng để có thể chủ động phòng ngừa các biến động thường xuyên của thị trường
- Tăng cường hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp và nhãn hiệu sản phẩm để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm hàng hóa. Nhiều mặt hàng nông sản như cà phê, hồ tiêu, gạo và thủy sản hiện còn xuất khẩu ở dạng thô và hàng dệt may chủ yếu là hàng gia công nên không có thương hiệu ở trong hệ thống phân phối của nước ngoài. Việc không có thương hiệu đã dẫn tới giá bán thấp, nhưng để có được thương hiệu và duy trì được hình ảnh tốt đẹp đối với người mua buộc chúng ta phải tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế về chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm và những quy định về bảo vệ môi trường.
- Nâng cao vai trò và năng lực hoạt động của các hiệp hội nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu ngày càng cao và nhiệm vụ ngày càng lớn. Một hiệp hội nông nghiệp hữu hiệu cho nhà nông chính là lối ra. . Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững trong thời kỳ hội nhập ngày nay là yêu cầu cấp thiết, bởi vật, hơn lúc nào hết cần phát huy hơn nữa vai trò “đầu tàu” của hội nông dân các cấp để thúc đẩy sự nghiệp phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn, nâng cao đời sống nông dân theo tinh thần
Nếu nông dân được tham gia vào những hiệp hội có tổ chức hợp lý để qua đó họ được nhanh chóng trang bị đầy đủ kỹ thuật công nghệ cao, thì việc cạnh tranh tốt với hàng ngoại tại sân nhà và chỉ tiêu đạt 4 tỉ đô la Mỹ xuất khẩu nông lâm sản vào năm 2010 không phải là điều vượt quá tầm tay.
- Phổ biến thông tin về WTO cho doanh nghiệp không chỉ các cam kết của Việt Nam mà các dự báo tác động nhập khẩu và cơ hội về mở rộng thị trường – giảm thuế thị trường nhập khẩu của các nước đối với hàng Việt Nam.
Nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá nông, lâm sản, nhất là sản phẩm, hàng hoá nôg, lâm sản xuất khẩu nhằm thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội cũng như về thương mại của đất nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng hiện nay của ngành nông nghiệp và PTNT trong giai đoạn hội nhập kinh tế hiện nay. Một mặt quá trình này trược tiếp mang lại khả năng canh tranh cũng như giá cả cao hơn so với các mặt hàng cùng loại của các nước trong khu vực và trên thế giới. Nhưng mặt khác còn góp phần vào việc tạo ra uy tín và thương hiệu cho sản phẩm hàng hoá Việt Nam nói chung và sản phẩm, hàng hoá nông lâm sản ché biến nói riêng trên trường quốc tế.
Ngoài những nhóm giải pháp trên, Nhà nước cũng cần tập trung vào công tác quy hoạch, hoàn thiện chính sách và thể chế kinh doanh theo hướng minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho các doanh nghiệp cũng như các ngành hàng trong khuôn khổ các biện pháp hỗ trợ cho phép của WTO. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để tham gia hội nhập một cách hiệu quả nhất. Với những giải pháp đồng bộ và nỗ lực của các bộ, ngành, doanh nghiệp chắc chắn chúng ta sẽ thực hiện thành công chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước./.
KẾT LUẬN
WTO là sân chơi mà các nước đang hướng tới, trong sân chơi này mọi thành viên được đối xử công bằng, các doanh nghiệp cạnh tranh tự do. Việt Nam sẽ không bị phân biệt đối xử như trước khi gia nhập WTO, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như giày dép, may mặc, cá da trơn, sản phẩm từ gỗ, lắp ráp đồ điện tử gia dụng… vào thị trường của các nước thành viên sẽ không bị đánh thuế như trước nữa, điều này nâng cao khả năng cạnh tranh cho hàng hóa của chúng ta song song đó Việt Nam cũng gặp không ít những khó khăn, thách thức hay phải đánh đổi lợi ích trước mắt. Việt Nam phải hạ mức thuế nhập khẩu có những ngành còn 10%, điều này đã gây khó khăn cho Nhà nước bởi nguồn thu ngân sách của nước ta chủ yếu từ việc đánh thuế nhập khẩu. Một khó khăn của chúng ta nữa là Việt Nam là một nước đang phát triển, là thành viên thứ 150 của tổ chức này điều này có nghĩa là: nếu nói về kinh nghiệm Việt Nam sẽ bị mất lợi thế so với 149 nước thành viên đã gia nhập trước, đặc biệt là ta luôn gặp sự chống đối của phía Mỹ và sự cạnh tranh của Trung Quốc. Về phía Mỹ Việt Nam liên tục bị kiện là chống phá giá, còn về phía Trung Quốc các mặt hàng xuất khẩu là thế mạnh của nước ta lại bị cạnh tranh bởi hàng giá rẻ của Trung Quốc. Như vậy, gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, hội nhập kinh tế quốc tế vừa có cơ hội lớn, vừa phải đối đầu với thách thức không nhỏ. Cơ hội tự nó không biến thành lực lượng vật chất trên thị trường mà tuỳ thuộc vào khả năng tận dụng cơ hội của chúng ta. Thách thức tuy là sức ép trực tiếp nhưng tác động của nó đến đâu còn tuỳ thuộc vào nỗ lực vươn lên của chúng ta
Dù có khó khăn thử thách như thế nào chúng ta cần phải vượt qua, bởi những lợi ích từ hội nhập mà chúng ta sẽ có trong trương lai, sự lớn dần của các doanh nghiệp cả về chất lượng lẫn quy mô, kinh tế Việt Nam tăng trưởng, vị thế của Viêt Nam được nâng cao… Có thể việc gia nhập WTO có tác động không nhỏ nhưng là quy luật tất yếu để hướng tới sự phát triển. Theo quy luật của sự phát triển chính yếu tố cạnh tranh tao nên sự phát triển. Môi trường WTO chính là động lực để Việt Nam phát triển, bởi chính cạnh tranh làm cho doanh nghiệp không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm để có mặt trên thị trường thế giới. Yếu tố quyết định sự thành công khi hội nhập chính là con người là năng lực của chúng ta, sản phẩm của Việt Nam có đủ mạnh để cạnh tranh với các nước lớn không. Điều này không chỉ đòi hỏi vào nổ lực của Chính Phủ mà còn là sự quyết tâm của các doanh nghiệp trong nước.