Những thuận lợi khi Việt Nam gia nhập WTO

Một phần của tài liệu tổ chức thương mại thế giới (Trang 39 - 42)

III. Thuận lợi và khó khăn khi Việt Nam gia nhập WTO 1 Những khó khăn khi Việt Nam gia nhập WTO.

2. Những thuận lợi khi Việt Nam gia nhập WTO

Khi tham gia vào WTO, chúng ta có thể thấy những ảnh hưởng lớn trên cả cấp vĩ mô và vi mô. Lợi ích lớn nhất mà Việt Nam thu được từ hội nhập là thị trường xuất khẩu thuận lợi cho Việt Nam mở rộng. Do VN được hưởng qui chế MFN vô điều kiện, theo đó hàng hóa Việt Nam sẽ được cạnh tranh bình đẳng với các đối thủ khác, không còn vướng nhiều rào cản về thuế và hạn ngạch như hiện nay nữa (Hiện nay, thương mại giữa các nước thành viên WTO chiếm tới 90% khối lượng thương mại thế giới). Từ đó sẽ tăng cường tiềm lực kinh tế thông qua việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài. Cụ thể:

- Hiệp định đa sợi MFA qui định bãi bỏ hạn ngạch nhập khẩu bằng số lượng đối với hàng dệt may.

- WTO qui định bãi bỏ hạn ngạch nhập khẩu bằng số lượng thay thế bằng thuế đối với sản phẩm gạo.

- WTO qui định mức thuế thấp đối với sản phẩm sử dụng nhiều lao động. - Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng trong kinh doanh giữa các thành phần kinh tế. Khi gia nhập vào WTO và cam kết thực hiện các nguyên tắc tự do hóa thương mại giữa các thành phần kinh tế, giữa trong nước và nước ngoài, Việt Nam sẽ phải cải cách mạnh hơn các luật lệ sao cho phù hợp với thông lệ chung

của quốc tế. Qua đó, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng và thông thoáng cho mọi thành phần kinh tế.

- Nền kinh tế Việt Nam sẽ ít bị tổn thương hoặc bị tấn công bởi những hành vi bảo hộ mậu dịch hoặc trừng phạt kinh tế của các quốc gia khác trong trường hợp có tranh chấp kinh tế, thương mại hay những lý do chính trị nào đó, thị trường cho hàng hóa của Việt Nam sẽ được mở rộng và ổn định hơn. Và do vậy, lợi ích từ thương mại quốc tế của chúng ta sẽ tăng.

- Tự do hóa giá cả nông sản sẽ có lợi cho các quốc gia sản xuất nông nghiệp. Bảo hộ giá nông sản của các quốc gia phát triển giảm xuống sẽ mở rộng hơn nữa thị trường nông sản của Việt Nam.

- Chi phí kinh doanh sẽ giảm vì hiện tại lĩnh vực dịch vụ là khu vực được Nhà nước bảo hộ nhiều nhất. Hậu quả là năng lực cạnh tranh và chất lượng dịch vụ kém và giá cao. Khi gia nhập vào WTO, độc quyền của những ngành này sẽ phải bãi bỏ, buộc các doanh nghiệp này phải cải cách, cắt giảm chi phí, nâng cao chất lượng và hạ giá dịch vụ, hiệu quả cho toàn nền kinh tế sẽ lớn hơn.

- Với hiệp định những biện pháp đầu tư có liên quan đến thương mại (TRIMS) đã tạo thêm sự đảm bảo quốc tế, khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

- Đời sống nhân dân được cải thiện.

Chương 3:

THÀNH TỰU, KHÓ KHĂN, GIẢI PHÁP SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO GIA NHẬP WTO

I. Thành tựu đạt được sau 5 năm gia nhập WTO 1. Mở rộng thị trường xuất khẩu và tăng thu hút FDI

Là thành viên của WTO, vị thế của Việt Nam được nâng lên, có điều kiện để mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, trước hết là đối với các nước thành viên của Tổ chức này. Điều đó được thể hiện cụ thể qua các số liệu sau. Trong 5 năm 2007 - 2011, kim ngạch xuất khẩu, nhìn chung, diễn biến theo xu hướng năm sau cao hơn năm trước: năm 2006 đạt 39,8 tỉ USD tăng 22,7%; năm 2007 đạt 48,57 tỉ USD tăng 23%; năm 2008 đạt 62,7 tỉ USD, tăng 29,5%; năm 2009 đạt 57 tỉ USD; năm 2010 đạt 71,6 tỉ USD, tăng 25,5% (gấp 3 lần mục tiêu đề ra) và năm 2011 ước đạt 85 tỉ USD, tăng 21% so với năm 2010. Đặc biệt, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu, những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản... bị ảnh hưởng nặng nề, thì kim ngạch xuất khẩu đạt được trong những năm qua là rất đáng ghi nhận.

Thêm vào đó, xuất khẩu không chỉ tăng về lượng mà cơ cấu mặt hàng cũng có những khởi sắc theo hướng tiến bộ, tuy mới chỉ là bước đầu. Bên cạnh các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, như dầu thô, dệt may, giày dép, các mặt hàng máy tính, điện tử, điện lạnh, hàng thủ công mỹ nghệ, ba lô túi xách, đồ gỗ, dây điện và cáp điện... cũng có xu hướng tăng dần về giá trị và tỷ trọng.

Thị trường tiêu thụ hàng nông sản của Việt Nam ngày càng được mở rộng và vươn tới những thị trường được coi là khó tính như Nhật Bản, EU và Mỹ. Nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu không chỉ tăng ở các thị trường truyền thống mà đã thâm nhập ngày càng mạnh hơn vào các thị trường mới như Nam Mỹ, châu Phi, Nam Á và giá các mặt hàng cũng tăng dần.

Một tác động nữa sau khi trở thành thành viên của WTO là các nhà đầu tư nước ngoài, nhiều tập đoàn kinh tế lớn của các nước công nghiệp và dịch vụ phát triển yên tâm đầu tư vào Việt Nam những dự án lớn. Đầu tư mới và tăng vốn của các dự án cũ tại Việt Nam, được thể hiện qua các con số sau: Tổng số vốn FDI đăng ký năm 2006 đạt 12 tỉ USD; năm 2007 đạt 21,3 tỉ USD, tăng 75% so với năm 2006; năm 2008 đạt 64 tỉ USD, tăng gấp 3 lần năm 2007; năm 2009 đạt trên 21,6 tỉ USD; năm 2010 đạt 18,6 tỉ USD; năm 2011, ước đạt trên 15 tỉ USD (9 tháng đầu năm đạt 9,9 tỉ USD). Vốn FDI thực hiện năm 2006 là 4,1 tỉ USD, tăng 24% so với năm 2005; năm 2007 đạt 8 tỉ USD, gấp 2 lần năm 2006; năm 2008 đạt 11,6 tỉ USD, tăng 45% so với năm 2007; năm 2009 đạt 10 tỉ USD, bằng 47% vốn đăng ký; năm 2010 đạt 9,5 tỉ USD; và năm 2011 ước đạt 9 tỉ USD.

Nét mới của FDI đăng ký và thực hiện thời kỳ 2007 - 2011 là có nhiều dự án lớn. Các vùng thu hút nhiều vốn FDI, bên cạnh Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng là duyên hải Nam Trung Bộ. Cơ cấu vốn đầu tư cũng thay đổi, chuyển từ công nghiệp sang dịch vụ khách sạn, nhà hàng, căn hộ cho thuê, bất động sản, tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, phù hợp với các cam kết của WTO. Vai trò của nguồn vốn FDI trong việc tăng chất lượng tăng trưởng cũng được thể hiện khá rõ nét. Nhiều sản phẩm của khu vực FDI đạt chất lượng cao, làm thay đổi cơ cấu mặt hàng tiêu dùng và xuất khẩu theo hướng tiến bộ, tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút lao động dư thừa, tăng thu nhập cho dân cư, tăng thu ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu tổ chức thương mại thế giới (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w