0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Bác Ái nhìn từ gốc độ nhân tố tác động đến sự phát triển kinh tế hộ nông dân 

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN HUYỆN BÁC ÁI TỈNH NINH THUẬN TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN SANG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐẾN NĂM 2020 (Trang 34 -34 )

Thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Bác Ái tỉnh Ninh Thuận

2.1/ Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Bác Ái nhìn từ gốc độ nhân tố tác động đến sự phát triển kinh tế hộ nông dân 

nhân tố tác động đến sự phát triển kinh tế hộ nông dân 

2.1.1/  Vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên : 

Bác  Ái  là  huyện  miền  núi  đặc  biệt  khó  khăn  nằm  ở  phía  Bắc  tỉnh  Ninh  Thuận,  được  tái  lập  và  chính  thức  đi  vào  hoạt  động  từ  ngày  01/01/2001  theo  Nghị  định  số  65/2000/NĐ­CP  ngày  06/11/2000  của  Chính  phủ.  Là  huyện  anh  hùng, giàu truyền thống cách mạng và được giải phóng sớm nhất miền Nam; có  8/9 xã được phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Toàn  huyện có 9 xã với 38 thôn (trong đó 36 thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn). Theo  số  liệu  kiểm  tra  đến  cuối  năm  2008,  diện  tích  tự  nhiên  102.729,48  ha,  chiếm  30,57%  diện  tích  toàn  tỉnh,  trong  đó:  đất  lâm  nghiệp  81.231,01  ha,  chiếm  79,07%;  đất  nông  nghiệp  12.346,86  ha  chiếm  12,01%;  đất  phi  nông  nghiệp  5.277,41 ha chiếm 5,13%; đất chưa sử dụng 3.792,32ha chiếm 3,7%.  Diện tích tự nhiên tuy lớn, nhưng chủ yếu là đất đồi núi, đất mặt nước và  một phần đất bằng đã bị thoái hóa không còn sức sản xuất; lượng mưa phân phối  theo mùa đã chi phối mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp. Mùa mưa (vụ hè thu  và vụ mùa) cây cối phát triển rất tốt là mùa sản xuất chính, ngược lại mùa khô  (vụ đông xuân) cây cối khô cằn và phát triển rất kém. Vì vậy ngoài những diện  tích đất  được  tưới bởi  các  công  trình  thủy  lợi,  còn  lại  hầu  hết  đất  chỉ  sản xuất  được một vụ trong mùa mưa. Địa hình phức tạp bị chia cắt nhiều bởi các dãy núi  cao, xen kẽ các sông, suối và các thung lũng nhỏ nên việc đi lại, giao lưu giữa  các khu dân cư gặp rất nhiều khó khăn. Độ ẩm không khí là 76%; chỉ số ẩm ướt  bình quân cả năm là 0,59. Tháng có độ ẩm tương đối thấp là  tháng 1, tháng 2;

tháng có độ ẩm tương đối cao là tháng 9, 10 và tháng 11. Chênh lệch giữa tháng  khô  nhất  và  tháng  ẩm  nhất  khá  lớn  (xấp  xỉ  12­21%).  Lượng  nước  bốc  hơi  rất  lớn,  trung  bình  từ  1.650­1.850mm,  trong  năm  có  tháng  lượng  bốc  hơi  trên  100mm/1tháng (lớn nhất vào các tháng 3 và tháng 4). Nằm ở vĩ độ thấp, huyện  Bác Ái nhận được nhiều năng lượng bức xạ mặt trời và ít bị ảnh hưởng bởi gió  mùa  Đông  Bắc, bởi  vậy  nhiệt  độ  không  khí trung  bình quanh  năm cao  (từ  27­  27,8 C),  chênh  lệch  nhiệt  độ  giữa  tháng  lạnh  nhất  và  tháng  nóng  nhất  chỉ  có  5,4 C, nhiệt độ trung bình tối cao các tháng trong năm từ 30­35 C, nhiệt độ tối  thấp  trung  bình  tháng  trong  năm  từ  17­24,5 C,  tổng  tích  ôn  tương  đối  cao  (10.000­10.400 C) và  phân bổ  tương đối đồng  đều  theo mùa, do  vậy cho  phép  sản xuất trồng cây quanh năm. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cây  trồng  nhiệt  đới.  Tuy  nhiên  sản  xuất  nông  nghiệp  còn  chủ  yếu  dựa  vào  thiên  nhiên; trình độ dân trí thấp, tập quán sản xuất lạc hậu; kết cấu hạ tầng phục vụ  sản xuất và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân còn nhiều khó khăn. 

+ Về tài nguyên đất: 

Đất đai được  hình thành chủ  yếu  trên đá  mẹ  Macmaaxit, Macmabajơ  và  Macma  trung  tính,  đá trầm  tích đặc biệt  là  trầm  tích  đệ  tứ,  có  nguồn  gốc  sông  biển. Trừ nhóm đất phù sa có độ phì khá, còn lại là đất nghèo dinh dưỡng. 

Tổng  hợp  diện  tích  các  loại đất  trên  bản  nông  hỏa  thổ  nhưỡng  1/50.000  toàn vùng có 7 nhóm đất gồm: Nhóm đất cát, nhóm đất mặn, nhóm đất phù sa,  nhóm  đất  xám,  nhóm  đất  đỏ  vàng,  nhóm  đất  mùn  trên  núi  cao,  nhóm  đất  xói  mòn từ sỏi đá và nhóm các loại đất khác. Mỗi một nhóm đất có tính chất lý hóa  khác nhau và do đó hướng sử dụng chúng cũng khác nhau. 

Đặc điểm về đất ở Bác Ái hầu hết nằm trên sườn dốc do đó phù hợp cho  việc phát triển trổng cây lâu năm, cây công nghiệp, cũng như chăn nuôi đàn gia  súc hơn là trồng cây lương thực.

+ Đặc điểm về khí hậu: 

Huyện Bác Ái là vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với các đặc  trưng là khô nóng, gió nhiều, lượng bốc hơi lớn (1650­1.850mm). 

­  Lượng  mưa:  lượng  mưa  trong  năm  từ  600­800mm  và  số  ngày  mưa  khoảng từ 45­90 ngày/năm. Nhìn chung, lượng mưa năm có xu thế tăng dần từ  thấp đến cao, từ Đông sang Tây. Mưa nhiều nhất là ở khu vực phía Tây và Tây  Bắc (trung bình hàng năm khoảng 2.000mm). 

+ Đặc điểm về tài nguyên rừng: 

Diện  tích  đất  còn  rừng  tính  đến  cuối  năm  2008  là  81.231,01  ha,  chiếm  79,07% diện tích đất có rừng toàn tỉnh. Trữ lượng gỗ còn khoảng 8 ­ 9 triệu m ,  hằng năm cho phép khai thác gỗ chính phẩm phục vụ cho xây dựng và dân dụng  từ 2000 đến 3000 m 

Ngoài ra rừng ở Bác Ái đa dạng và phong phú, bao gồm nhiều loại rừng  khác  nhau  và  phân  bố  trên  các  dãy  núi  cao,  núi  thấp  …  và  rừng  khộp  là  điều  kiện  thuận  lợi  cho  việc  phát  triển  kinh  tế  hộ  trong  sản  xuất  lâm  nghiệp  kể  cả  chính sách giao rừng khoán quản.  + Đặc điểm về tài nguyên nước: ·  Nước mặt: Huyện Bác Ái có 4 con sông chính, trong đó sông Cái là  sông chính của tỉnh. Sông Cái dài 119km gồm 10 sông nhánh phân bố khắp các  xã miền núi như Sông Sắt, Sông Trà Co, Sông Ông …. là tài nguyên quý giá cho  việc ngăn đập xây dựng thủy điện, thủy lợi, xây dựng các hồ vừa lưu trữ và cung  cấp nước cho thủy lợi và sinh hoạt, đồng thời là hệ thống hồ điện hóa để chỉnh  các  dòng  lưu,  diện  tích  lưu  vực  của  Sông Cái  khoảng  3.000km .  Ngoài  ra  còn  các sông khác ngoài Sông Cái là Sông Trâu, Sông Bà Râu và Sông Quán Thẻ. 

Sông ngòi có lưu vực nhỏ, sông hẹp, dốc, vùng đầu nguồn chủ yếu là rừng  thưa, rừng nghèo nên nguồn nước không được phong phú. Việc khai thác nguồn  nước mặt  phục  vụ  sản xuất  nông  nghiệp  và  sinh  hoạt cho  các  xã  vùng thượng

lưu  bị  hạn  chế  do  địa  hình  các  vùng  đất  canh  tác  ven  sông  cao,  không  bằng  phẳng. Hiện nay trên các sông suối ở miền núi đã và đang xây dựng một số công  trình thủy lợi như đập Cà Tiêu, đập ChàVin, đập Trà Co, … để cung cấp nước  tưới và nước sinh hoạt. Tuy đã xây dựng được một số công trình thủy lợi nhưng  do lượng mưa ít, lượng bốc hơi nhiều nên các công trình trên vẫn chưa thể cung  cấp đủ nước sinh hoạt và nước sản xuất của nhân dân trong vùng. Do vậy, gần  đây  được  sự  quan  tâm  của  Chính  Phủ,  tỉnh  đang  xây  dựng  một  số  công  trình  thủy lợi quan trọng khác như hồ Sông Sắt ( sức chứa 65 triệu m nước), hồ Tân  Mỹ, và các đập thủy lợi nhỏ khác như đập Tà Lóc, đập Bà Rơ…  *Nước ngầm:  Theo kết quả thăm dò của ngành địa chất thủy văn, chương trình UNICEF  đánh giá cho thấy: Trữ lượng nước ngầm trong ít, tồn tại dưới dạng khe nứt và  lổ hỏng trong đới phong hóa. Ở vùng đồi núi nước ngầm sâu (quan sát các giếng  nước đào  sâu  15  ­  20m  về  mùa  khô đều  cạn,  kiệt).  Nhìn  chung  việc  khai  thác  nước  ngầm  gặp  nhiều  khó  khăn.  Nguồn  nước  ngầm  không  đủ  để đáp  ứng  cho  sản xuất và sinh hoạt. 

Với lợi thế về hệ thống hồ chứa nước và kênh mương thủy lợi cùng với  địa  thế  đất  tạo điều  kiện thuận lợi cho  việc  phát  triển  nuôi  trồng  cá  nước  ngọt  với quy mô nhỏ và vừa trên diện rộng phù hợp với mô hình của kinh tế hộ gia  đình; hệ thống các con sông, con suối chảy qua các sườn đồi tạo ra những con  thác  là  một trong  những  lợi  thế cho  việc phát  triển du  lịch  nhất  là du  lịch  sinh  thái. 

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN HUYỆN BÁC ÁI TỈNH NINH THUẬN TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN SANG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐẾN NĂM 2020 (Trang 34 -34 )

×