Diện tích: ( )

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp công trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 62)

không đạt một nửa so với quy định ban hành cũng như nhu cầu của học sinh viên (chỉ có Trung tâm Dạy nghề thành phố Cà Mau và Trung tâm Dạy nghề huyện Trần Văn Thời đạt trên 50%); trong khi quy hoạch của các Trung tâm đều dành một diện tích đất đáng kể để xây dựng. Lý do: bị hạn chế về nguồn vốn để xây dựng mới các khu ký túc xá. Các Trung tâm chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách nhà nước để đầu tư trong khi nguồn vốn tự có hạn hẹp và được ưu tiên nhiều hơn cho đầu tư cơ sở vật chất – trang thiết bị giảng dạy, nhưng nhìn chung cịn ít, nên chưa chú trọng vào xây dựng ký túc xá. Hơn nữa, trong ký túc xá của các Trung tâm cũng thiếu các cơng trình, phương tiện vui chơi giải trí.

Biểu đồ 3.9. Mức độ đáp ứng tích phịng học lý thuyết so với tiêu chuẩn và qui mô đào tạo (%)[27]

Biểu đồ 3.10. Mức độ đáp ứng tích xưởng thực hành so với tiêu chuẩn và qui mô đào tạo (%) [27]

Biểu đồ 3.11. Mức độ đáp ứng tích ký túc xá so với tiêu chuẩn và qui mô đào tạo (%) [27]

Tương tự, diện tích thư viện - nơi giúp sinh viên có thơng tin, tài liệu nghiên cứu thêm ngồi giờ học chính, nhưng hiện nay ở tất cả các Trung tâm chỉ bố trí một phịng nhỏ mang tính chất như kho sách để học sinh đến mượn chứ chưa có phịng đọc (dù là truyền thống) đủ đáp ứng cho nhu cầu từ 10-15% số cán bộ, giáo viên, học sinh ngồi đọc theo quy định. Kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng: chưa có Trung tâm nào có thư viện điện tử.

2.2.2.3. Kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia cho dạy nghề [15].

Trong những năm qua, Chương trình mục tiêu quốc gia là một trong những nội dung chi quan trọng giúp các Trung tâm Dạy nghề của Tỉnh phát triển mạnh mẽ về các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo. Cụ thể là để thực hiện các mục tiêu sau đây:

- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề cho các Trung tâm; - Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề;

- Phát triển chương trình dạy nghề, xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề, ngân hàng đề thi, hệ thống tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề;

- Hỗ trợ dạy nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề thường xuyên cho đối tượng là lao động nông thôn, thanh niên dân tộc thiểu số và người tàn tật.

Trong suốt giai đoạn 2012-2015, chi Chương trình mục tiêu quốc gia cho các Trung tâm Dạy nghề đều có sự gia tăng liên tục từ 5.968 triệu đồng lên 12.610 triệu đồng; tăng 2,13 lần.

Biểu đồ 3.12. Tổng hợp Chi Chương trình mục tiêu quốc gia của các Trung tâm Dạy nghề Cà Mau giai đoạn 2012-2015[27]

Biểu đồ 3.13. Chi tiết kinh phí trong Chương trình mục tiêu quốc gia của các Trung tâm Dạy nghề Cà Mau giai đoạn 2012-2014 [27]

Đối với kinh phí dành cho Chương trình mục tiêu quốc gia ở Cà Mau phần lớn được dành cho Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

Phần còn lại được chi cho bồi dưỡng sư phạm phát triển giáo viên dạy nghề, xây dựng chương trình, giáo trình, mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy học một số rất nhỏ để sửa chữa, nâng cấp nhà xưởng thực hành.

Thơng qua kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia, đã có gần 120 lượt giáo viên dạy nghề của các Trung tâm được bồi dưỡng chuẩn hóa và nâng cao trình độ sư phạm, một số ít được bồi dưỡng nâng cao. Đã xây dựng và ban hành được 35 bộ chương trình, giáo trình cho dạy nghề lao động nơng thơn đáp ứng kịp thời nhu cầu giảng dạy của các Trung tâm.

Trong 5 năm (2010-2014), thông qua kinh phí Dự án Đào tạo nghề cho lao động nơng thơn đã có 51.462 lao động nơng thơn được hỗ trợ học nghề, tỷ lệ học xong có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng năng suất, thu nhập cao hơn đạt 79%, góp phần quan trọng giúp người dân có nghề để tự tạo việc làm và làm công ăn lương ngay tại địa phương. Ngoài nguồn ngân sách Trung ương, Ủy ban nhân dân Tỉnh đã tự cân đối ngân sách, trích một phần ngân sách của Tỉnh, (dù là tỉnh rất nghèo) thực hiện hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn. Ngồi ra, cịn huy động lồng ghép thực hiện các chương trình dạy nghề cho phụ nữ, người tàn tật, người mất việc do tái định cư… để tổ chức dạy nghề cho lao động.[ 25]

Biểu đồ 3.14. Tổng hợp cơ cấu chi cho dạy nghề giai đoạn 2012-2014 của các Trung tâm Dạy nghề Cà Mau theo kinh phí (Triệu đồng) [27].

Tuy nhiên, so sánh cơ cấu các khoản chi cho dạy nghề trong giai đoạn 2012- 2015 thì thấy rằng, tỷ trọng nguồn lực chương trình mục tiêu quốc gia cho dạy nghề tăng không nhiều, trong khi nhu cầu phát triển nhanh về quy mô đào tạo, lưu lượng học sinh tăng. Tuy nhiên, chương trình mục tiêu quốc gia với vai trị là nguồn lực tài chính quan trọng để củng cố và phát triển các yếu tố đảm bảo chất lượng đào tạo (thiết bị dạy nghề, chương trình, giáo viên …) thì sự sụt giảm mạnh về cơ cấu của khoản chi này trong tổng chi tài chính cho dạy nghề về lâu dài sẽ là khơng tốt cho yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo.

Biểu đồ 3.15. Tổng hợp cơ cấu chi cho dạy nghề giai đoạn 2012-20114 của các Trung tâm Dạy nghề Cà Mau theo tỷ lệ (%) [27].

2.2.2.4. Nhận xét về cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính dạy nghề.

Trong giai đoạn này, các Trung tâm Dạy nghề do được bố trí nguồn ngân sách kịp thời nên đã đạt được những kết quả quan trọng trong việc nâng cao số lượng học sinh học nghề và chất lượng đào tạo. Song cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính dạy nghề cịn những hạn chế nhất định, thể hiện trên các mặt:

- Còn chồng chéo về phương thức quản lý nhà nước trong các cơ quan chức năng của Tỉnh: Sở Lao động – Thương binh và xã hội khơng nắm được tài chính

đầu tư cho tồn ngành dạy nghề trong Tỉnh.

- Tính dự báo thấp, chưa có chiến lược phát triển chiến lược và bền vững; tầm nhìn ngắn hạn và thiếu chủ động: Xây dựng dự tốn và quản lý tài chính đầu tư cho dạy nghề như hiện nay chỉ mang tính giải pháp tạm thời, chưa có tầm nhìn trung hạn và dài hạn.

- Tính gắn kết với mục tiêu thấp: Do cơ chế quản lý tài chính theo kiểu truyền thống, không gắn kết việc cấp phát ngân sách với việc thực hiện các mục tiêu dạy nghề nên dẫn đến hiệu quả thấp; trách nhiệm giải trình trong quản lý và sử dụng ngân sách không cụ thể. Thiếu công tác sơ, tổng kết về việc lập dự tốn, cơng tác phân bổ, sử dụng, đầu tư hiệu quả nguồn ngân sách.

- Việc lập kế hoạch, phân bổ vốn và giao kế hoạch nhìn chung cịn chậm, chưa đảm bảo thời gian theo quy định. Trong quá trình lập dự tốn tài chính đầu tư cho dạy nghề hàng năm, việc thảo luận lập dự toán ngân sách giữa bên phân bổ và sử dụng ngân sách thường kéo dài, khó có sức thuyết phục thực sự và thường được kết thúc bằng việc thỏa hiệp giữa các bên, bỏ rơi việc xem xét dự tốn có đạt được các mục tiêu đã đề ra hay khơng, có hiệu quả hay khơng.

- Việc phân bổ kinh phí chi thường xun từ ngân sách nhà nước đối với các Trung tâm vẫn mang tính bình qn theo khả năng của ngân sách nhà nước (nguồn Trung ương và địa phương), không gắn với đặc thù của lĩnh vực dạy nghề, có sự chênh lệch rất lớn về chi phí đào tạo giữa các nghề khác nhau nên một mặt không đáp ứng được yêu cầu kinh phí chi hoạt động của một số nghề đặc thù khó tuyển sinh, phải chi phí nhiều.

- Phân bố dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả thấp: Việc phân bổ ngân sách đầu tư và chi thường xuyên cho các Trung tâm chưa thực sự triển khai được ý đồ chiến lược bố trí đủ nguồn tài chính cho các ưu tiên trọng điểm chi đã được xác định lựa chọn.

- Việc đầu tư tài chính cho cơng tác dạy nghề ở Cà Mau hiện nay chưa gắn kết giữa kết quả sử dụng nguồn lực ngân sách nhà nước với kết quả, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, chủ yếu dựa trên cơ sở nguồn lực đầu vào, chưa dựa trên kết quả

hoạt động đầu ra nên hiệu quả chưa cao. Chính cách làm này đã không khuyến khích tính chủ động, năng động, sáng tạo của các Trung tâm trong việc huy động thêm các nguồn lực xã hội; vẫn cịn tình trạng trơng chờ vào sự bao cấp của nhà nước.

- Chưa có sự phối hợp, liên kết, tận dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị, tiềm năng con người giữa các Trung tâm, nhất là liên kết giữa các Trung tâm với các doanh nghiệp trên địa bàn; bởi vì: Đặc thù của dạy nghề đòi hỏi đầu tư lớn về cơ sở vật chất, thiết bị nên dù Nhà nước đã có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước nhưng vẫn là đầu tư dàn trải, gây lãng phí.

- Đội ngũ cán bộ, cơng chức làm cơng tác quản lý tài chính đầu tư cho dạy nghề còn hạn chế về năng lực, nhất là năng lực xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện chi tiêu tài chính được giao: Trong 9 kế tốn trưởng của 9 Trung tâm Dạy nghề của Tỉnh có 08 người là cử nhân chun ngành kế tốn, 01 người trình độ cao đẳng, 100% chỉ có trình độ tin học B; chưa được tập huấn thường xuyên về cơng tác quản lý tài chính về dạy nghề.

2.2.3. Thực trạng cơ chế kiểm tra, giám sát tài chính dạy nghề.

Về cơ chế phân cấp kiểm tra, giám sát tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau quy định:

- Sở LĐ-TB& XH, Sở NN& PTNN, các phòng LĐ-TB&XH, phịng Nơng nghiệp và phát triển nông thôn huyện được Ủy ban nhân dân Tỉnh, huyện giao vốn, kinh phí có trách nhiệm:

+ Căn cứ các chỉ số theo dõi, giám sát đánh giá kết quả này để phổ biến, hướng dẫn và cụ thể hóa các chỉ số để các Trung tâm Dạy nghề được giao vốn, kinh phí triển khai tổ chức thực hiện.

+ Theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện hàng năm của các Trung tâm Dạy nghề được giao vốn, kinh phí thuộc quyền quản lý.

- Các Trung tâm Dạy nghề được giao vốn, kinh phí có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện; tự theo dõi, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện và hàng năm báo cáo cơ quan chủ quản và các cơ quan có liên quan.

Trong những năm qua, ngoài những cuộc thanh tra, kiểm toán định kỳ do kiểm toán nhà nước tiến hành; các cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề các cấp (các Sở và Phòng) tổ chức kiểm tra, giám sát định kỳ hoạt động tài chính dạy nghề ở các Trung tâm mỗi năm 01 lần vào thời điểm kết thúc năm tài chính. Nội dung tập trung vào 2 bộ tiêu chí giám sát đối với các dự án dạy nghề thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia. Cụ thể: Bộ LĐ-TB&XH chỉ đạo thanh tra diện rộng về dạy nghề cho lao động nông thôn tất cả các Trung tâm trong Tỉnh (01 lần – năm 2013). Ủy ban nhân dân Tỉnh trong 03 năm đã tổ chức 06 đoàn kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về Chương trình mục tiêu quốc gia về dạy nghề, các chế độ, chính sách, tính hiệu quả trong sử dụng ngân sách, kinh phí địa phương và học phí của các Trung tâm [15].

Những kết quả thu được qua công tác kiểm tra, giám sát có vai trị quan trọng trong việc giúp cho cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề - trực tiếp là Sở LĐ- TB&XH Tỉnh có những điều chỉnh kịp thời trong công tác chỉ đạo điều hành, sửa đổi và bổ sung những văn bản pháp lý cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn và đạt được mục tiêu, hiệu quả của công tác quản lý tài chính cho dạy nghề.

Ngồi ra, hàng q và cuối năm các Trung tâm Dạy nghề của Tỉnh đều thực hiện các cuộc kiểm tra nội bộ nhằm rà soát, điều chỉnh kế hoạch tài chính năm; thống nhất số liệu báo cáo quyết toán, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho năm sau…

Nhận xét:

Công tác kiểm tra, giám sát của Tỉnh đã giúp định hướng, điều chỉnh các hoạt động tài chính đi vào nền nếp hơn; đã phát hiện một số Trung tâm chưa thực hiện nghiêm túc công tác tự kiểm tra, giám sát, đánh giá về quản lý tài chính dạy nghề của Trung tâm mình, chưa làm tốt cơng tác báo cáo kinh phí đầu tư (kế hoạch sản xuất kinh doanh) cho dạy nghề hàng năm và kết quả thực hiện theo quy định cho Tỉnh; cá biệt còn có Trung tâm có sai phạm kéo dài nhưng chậm được khắc phục.

Tuy đã có nhiều nỗ lực, nhưng thực tế 03 năm qua, số lượng các Trung tâm

được kiểm tra, giám sát về quản lý tài chính dạy nghề cịn ít, chưa có cuộc kiểm tra đột xuất nào (chỉ kiểm tra, giám sát theo kế hoạch). Nội dung cịn chung chung, chất lượng cơng tác kiểm tra, giám sát còn nghèo nàn nên những tồn tại, thiếu sót trong cơng tác huy động, phân bổ, quản lý, sử dụng kinh phí của các Trung tâm chưa được uốn nắn và khắc phục kịp thời.

Có nhiều nguyên nhân, trong đó nổi lên là:

- Việc quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện của Tỉnh, các sở ngành chức năng đối với công tác theo dõi, giám sát, báo cáo, đánh giá tài chính đầu tư cho dạy nghề chưa được chú trọng.

- Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm cơng tác kiểm tra, giám sát tài chính dạy nghề cịn bất cập: Sở LĐ-TB&XH Tỉnh, 100% các Trung tâm khơng có cán bộ thanh tra chuyên ngành về tài chính dạy nghề (Sở có một chun viên kiêm nhiệm, các Trung tâm là do Hội đồng Trung tâm đảm nhiệm, không có cán bộ chuyên trách).

- Chưa có tính thống nhất cao giữa các đồn kiểm tra của các cơ quan chức năng của Tỉnh: tính siêu hình thể hiện rõ nét nhất ở chỗ mỗi đồn ở mỗi Sở (Tài chính, Kế hoạch – Đầu tư, NN&PTNT, LĐ-TB&XH, Ban Dân tộc, Ban Tôn giáo…) chỉ kiểm tra ngân sách, kinh phí do mình quản lý nên phải thành lập nhiều đoàn vừa lãng phí, vừa kém tính tổng thể, hiệu quả khơng cao.

- Năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát về quản lý tài chính dạy nghề cấp Tỉnh còn nhiều hạn chế.

2.2.4. Đánh giá chung về thực trạng cơ chế quản lý tài chính dạy nghề.

Sau khi tổng hợp, phân tích các số liệu thu thập được từ thực tế về cơ chế quản lý tài chính dạy nghề ở Trung tâm Dạy nghề của Tỉnh trên các mặt: huy động, tạo nguồn lực; phân bổ, sử dụng và kiểm tra, giám sát, cho thấy bức tranh toàn cảnh như sau:

2.2.4.1. Về cơ chế huy động, tạo lập nguồn lực tài chính.

Ủy ban nhân dân Tỉnh và các cơ quan chức năng về cơ bản đã thiết lập được hệ thống các quy định pháp lý tương đối rõ ràng để huy động tối đa nguồn lực đầu

tư cho phát triển dạy nghề trong giai đoạn 2012-2014. Mặc dù là tỉnh nghèo, thuần nông; cơ sở hạ tầng thấp kém; trình độ dân trí ở mức thấp; điều kiện về giao thông, phát triển cơng nghiệp, khả năng hội nhập cịn rất nhiều hạn chế nhưng Ủy ban nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp công trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)