Một số kiến nghị về giải pháp cải cách chính sách thuế của nhóm:

Một phần của tài liệu Cải cách chính sách thuế ở Việt Nam (Trang 34 - 36)

− Thực hiện chính sách thuế tài nguyên, thuế tài sản và thuế bảo vệ môi trường khắt khe nhằm tạo động lực để mọi người dân cùng chung tay bảo vệ tài nguyên, môi trường. Nếu thực hiện được công tác này sẽ góp phần lớn trong giúp nền kinh tế tăng trưởng bền vững;

− Căn cứ trên ngành nghề và quy mô hoạt động của từng doanh nghiệp tồn tại trên thị trường và có khả năng xuất hiện tại Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2020 để xây dựng biểu thuế thống nhất, phù hợp, thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phát triển, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường;

− Trong tình hình hiện nay nếu giảm thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ có tác động tăng động viên cho ngân sách do việc giảm thuế chính là tạo điều kiện để doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính, tăng tích lũy tái đầu tư, đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh; từ đó sẽ tạo ra nhiều hàng hóa, lợi nhuận và thu nhập nộp cho ngân sách cũng vì đó mà tăng thêm.

− Trong xu hướng hội nhập, thuế đánh vào thương mại quốc tế sẽ giảm dần, thay vào đó chính sách thuế cần nỗ lực gia tăng thuế thu nhập cá nhân để tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước. Đồng thời thuế Giá trị gia tăng cần được tăng cường và kết hợp với thuế Tiêu thụ đặc biệt để điều tiết sản xuất - tiêu dùng và đảm trách tốt vai trò bảo hộ sản xuất trong nước.

− Xóa bỏ hàng rào phi thuế quan, cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ là những bước đi quan trọng nhằm gây sức ép, buộc các doanh nghiệp VN tăng cường đổi mới công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh. Nhu cầu tích tụ vốn để phát triển và đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp là rất lớn và cấp bách. Vì vậy, xóa bỏ hàng rào phi thuế quan, cắt giảm thuế nhập khẩu nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường tích tụ vốn và đầu tư thay đổi công nghệ, hiện đại hóa sản xuất, hạ thấp giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, bồi dưỡng nguồn thu, tăng thu nội địa cho NSNN .

− Cần đi sâu hoàn thiện các kỹ thuật thu thuế một cách thích hợp và đồng bộ nhằm đảm bảo hiệu quả tối ưu của mỗi loại thuế cũng như cả hệ thống thuế. Các quy định của luật thuế cần đơn giản, rõ ràng phù hợp với trình độ của bộ máy quản lý thuế cũng như người nộp thuế, đảm bảo tính dễ hiểu, dễ chấp hành và dễ kiểm tra.

− Từng bước hiện đại hóa công nghệ quản lý thuế, qua đó xác lập hệ thống dữ liệu về thuế liên tục, chính xác, kịp thời. Tiêu chuẩn hóa cán bộ thuế gắn liền với chế thưởng phạt nghiêm minh. Kiện toàn bộ máy quản lý thuế cho phù với yêu cầu đổi mới chính sách thuế, trong đó xác lập cơ chế phối hợp đồng bộ giữa cơ quan thuế và các cơ quan công quyền để nâng cao hiệu quả công tác hành thu. Đơn giản hóa các quy trình hạch toán, thu thuế nhằm rút ngắn thời gian, tiết kiệm cho doanh nghiệp, người dân, và quốc gia;

− Tăng cường sự giáo dục tuyên truyền để nâng cao ý thức của công chúng về ý thức chấp hành chính sách thuế; từng bước đưa thuế trở thành chuẩn mực đạo đức trong cuộc sống xã hội. Trên cơ sở đó, tiến tới thay đổi cơ chế hành thu thuế theo hướng nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của người nộp thuế trong việc kê khai và nộp thuế cho Nhà nước, đi đôi là kiên quyết thực hiện các biện pháp xử lý về vi phạm nộp thuế để giảm bớt những xói mòn của thuế. Cơ quan hành thu có đầy đủ quyền lực để tăng cường thực thi luật thuế.

KẾT LUẬN

Để đánh giá một hệ thống thuế mới thương thì người ta thường đặt ra ba tiêu chí: (1)Hệ thống thuế có hiệu quả kinh tế hơn hay không? (3)Hệ thống thuế có công bằng về mặt xã hội hơn không? (2)Hệ thống thuế có tạo nhiều nguồn thu ngân sách ròng hơn không?

Đứng trên phương diện hiệu quả kinh tế, việc cải cách thuế phải dựa trên nguyên tắc mức thuế suất thấp và cơ sở thuế rộng. Việc giảm thuế suất phải đi đôi với định nghĩa lại cơ sở thuế trên cơ sở rộng hơn nhằm có thể tăng doanh thu thuế ròng. Bởi vì, mục đích chính của chiến lược cải cách thuế phải là tối đa hóa nguồn thu, trong khi vấn đề công bằng và phúc lợi xã hội còn được giải

quyết thông qua chính sách chi tiêu của chính phủ. Vì vậy, trong việc cải cách hoàn thiện chính sách thuế chú ý đến việc sắp xếp thứ tự ưu tiên cho mỗi tiêu chí. Và việc làm này phụ thuộc phần lớn vào tình hình kinh tế và các giai đoạn phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

Một số kinh nghiệm cho thấy, chiến lược cải cách thuế cần phải tính toán, cân nhắc một cách thận trọng và cụ thể. Các cuộc cải cách vội vã thường dẫn đến thất bại, gây khó khăn hơn cho những đợt cải cách trong tương lai. Các thành công bước đầu mặc dù ở một quy mô nhỏ nhưng tăng được doanh thu cũng sẽ tạo cơ sở cho việc mở rộng phạm vi cải cách thuế và làm tăng cơ hội thành công. Tăng tối đa khả năng thu tại nguồn, tức thiết kế một quai thuế vững chắc, sẽ đảm bảo hạn chế tối thiểu tình trạng thất thoát nguồn thu.

Tóm lại, trong khi những tiêu chí đánh giá vẫn không đổi thì điều gì là tốt nhất sẽ thay đổi theo thời gian và nó phụ thuộc vào cấu trúc thu chi ngân sách của quốc gia, tức là một hệ thống thuế có tính động thay vì tĩnh, do đó, sẽ không có một hệ thống thuế nào được xem là hoàn hảo và lý tưởng duy nhất, mà chỉ có những chính sách thuế hợp lý phù hợp với tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của mỗi quốc gia ở mỗ i giai đoạn phát triển.

Một phần của tài liệu Cải cách chính sách thuế ở Việt Nam (Trang 34 - 36)