CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.2.2. Tổng quan các nghiên cứu ở trong nƣớc
Tại Việt Nam, tuy có nhiều nghiên cứu sử dụng số liệu cấp tỉnh thành để nghiên cứu các mối quan hệ kinh tế giữa các địa phƣơng nhƣng gần nhƣ chƣa có nghiên cứu nào sử dụng hồi quy không gian để kiểm định và định lƣợng sự tƣơng quan không gian, cũng nhƣ chƣa có nghiên cứu đƣa sự tƣơng quan không gian này vào xử lý hồi quy.
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Nam và Trần Thọ Đạt (2006) về chất lƣợng tăng trƣởng của Việt Nam đã khẳng định, hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả đầu tƣ ngày càng thấp; đóng góp của TFP vào tăng trƣởng thấp và có xu hƣớng giảm sút trong khi sự gia tăng vốn vật chất ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tăng trƣởng GDP. Nghiên cứu của Phan Minh Ngọc (2007) đã ƣớc lƣợng mức độ đóng góp của các yếu tố đầu vào tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1975-2003. Theo đó, tốc độ tăng trƣởng của Việt Nam trong giai đoạn này chủ yếu dựa vào đóng góp của nguồn vốn vật chất. Điều này chứng tỏ rằng, chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn qua là rất thấp, và cần phải đƣợc cải thiện trong những năm tới.
Thái Thanh Hà và các cộng sự (2012) sử dụng chỉ số PCI năm 2010 để kiểm định mối liên hệ giữa cải cách hành chính cơng và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh với GPD bình quân đầu ngƣời ở các địa phƣơng. Các tác giả phát hiện rằng có mối quan hệ nhân quả tồn tại giữa các đại lƣợng kinh tế này. Thể chế pháp lý là yếu tố cản trở chính đến sự gia tăng GDP bình qn đầu ngƣời. Trong khi đó, các yếu tố nhƣ cải các hành chính cơng và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp có tác động thuận chiều đến mức GDP này. Sự năng động của lãnh đạo cũng tạo điều kiện tích cực để cải thiện mức sống ngƣời dân.
Hồ Định Bảo (2013) kiểm định sự hội tụ năng suất nhân tố tổng hợp giữa các vùng nông nghiệp Việt Nam với số liệu thu thập trong giai đoạn từ 1990-2006. Với phƣơng pháp bao dữ liệu DEA, các tác giả xem xét cả ba khái niệm hội tụ beta, hội tụ sigma và hội tụ ngẫu nhiên dài hạn. Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy rằng khi xét trên tồn bộ lãnh thổ, có rất ít bằng chứng thống kê cho thấy những tỉnh có mức năng suất nơng nghiệp ban đầu cao hơn sẽ tăng trƣởng ở mức thấp hơn. Tuy nhiên, khi xét trong nội bộ từng vùng nơng nghiệp thì bằng chứng về sự hội tụ năng suất nông nghiệp rất mạnh mẽ.
Nguyễn Văn Công và các cộng sự (2014) sử dụng bộ dữ liệu cấp tỉnh ở Việt Nam trong giai đoạn 2000-2012 để kiểm định giả thuyết hội tụ mà lý thuyết tăng trƣởng tân cổ điển Solow đã nêu ra. Trƣớc hết, các tác giả kiểm định giả thuyết hội tụ tuyệt đối, và kết quả cho thấy có tồn tại sự hội tụ giữa các tỉnh ở Việt Nam trong giai
đoạn này. Để tính đến sự khác biệt về trạng thái dừng giữa các tỉnh, tức là xem xét trƣờng hợp hội tụ có điều kiện, các tác giả đã đƣa thêm các biến kiểm soát nhƣ tỷ lệ đầu tƣ, tỷ lệ chi tiêu chính phủ, vốn nhân lực… vào trong mơ hình. Kết quả cho thấy mức độ hội tụ diễn ra mạnh hơn khi chúng ta có sự kiểm sốt này. Tuy nhiên, trong số các biến kiểm sốt đƣa vào, chỉ có duy nhất biến tỷ lệ đầu tƣ có dấu dƣơng và có ý nghĩa thống kê nhƣ kỳ vọng.
Nguyễn Quang Hiệp và các cộng sự (2015) nghiên cứu vai trò của các yếu tố nguồn lực đối với tăng trƣởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1996-2014. Bằng phƣơng pháp hạch toán theo hàm sản xuất gồm ba yếu tố lao động, vốn và năng suất nhân tố tổng hợp để xác định mức độ đóng góp của chúng trong tăng trƣởng GDP. Kết quả chỉ ra rằng vốn là yếu tố có đóng góp lớn nhất vào tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 1996-2014. Bên cạnh đó, mặc dù bị suy giảm về tốc độ tăng trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, nhƣng sự gia tăng năng suất lao động xã hội đã giúp duy trì tốc độ tăng TFP, góp phần quan trọng vào tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam. Lực lƣợng lao động dồi dào và năng động của Việt Nam cũng đã có đóng góp khơng nhỏ vào tăng trƣởng kinh tế, tuy nhiên, sự đóng góp này đang có xu hƣớng giảm xuống tƣơng đối.
Về việc áp dụng phƣơng pháp hồi quy không gian, Epprecht và các cộng sự (2011) sử dụng số liệu điều tra mức sống dân cƣ VLSS 1998 để xác định các yếu tố tác động đến đói nghèo ở Việt Nam bằng các cơng cụ phân tích khơng gian nhƣ kiểm định Moran’s I và hồi quy theo mơ hình SAR và SEM. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sự bất bình đẳng kinh tế xã hội giữa nhóm dân tộc thiểu số và các dân tộc Kinh – Hoa thực sự có tồn tại và rất mạnh mẽ ở vùng nông thôn. Tỷ lệ hộ nghèo ở các dân tộc thiểu số gấp đôi so với các dân tộc đa số và bị ảnh hƣởng lớn bởi yếu tố vùng miền theo vị trí địa lý.
Trần Thị Tuấn Anh (2015) sử dụng công cụ này để nghiên cứu về sự hội tụ thu nhập ở các quốc gia ASEAN với ma trận trọng số xây dựng bằng khoảng cách giữa các quốc gia ASEAN, tính bằng thời gian di chuyển bằng đƣờng hàng không giữa các quốc gia này. Chƣa có bài nghiên cứu nào sử dụng hồi quy khơng gian để nghiên cứu
sự hội tụ thu nhập giữa các địa phƣơng ở Việt Nam cũng nhƣ cũng chƣa có nghiên cứu nào áp dụng hồi quy không gian trong các nghiên cứu sử dụng số liệu cấp tỉnh thành.
2.3. HẠN CHẾ CỦA CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU
CỦA ĐỀ TÀI
Mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu thực hiện phân tích các yếu tố tác động đến tăng trƣởng kinh tế ở Việt Nam cũng nhƣ nghiên cứu hội tụ thu nhập ở Việt Nam nhƣng chƣa có nghiên cứu nào áp dụng các công cụ kiểm định sự tƣơng quan không gian và phƣơng pháp hồi quy khơng gian để thực hiện các phân tích này. Do vậy, đề tài này sẽ tiến hành áp dụng các kiểm định sự tƣơng quan không gian giữa các tỉnh thành và từ đó áp dụng hồi quy khơng gian để lƣợng hóa mối liên hệ kinh tế giữa các địa phƣơng cũng nhƣ đánh giá tác động của các yếu tố đến GDP hình quân đầu ngƣời sau khi kiểm soát đến sự tƣơng quan khơng gian giữa các địa phƣơng. Từ đó, đề tài đề xuất một số các gợi ý chính sách dựa trên kết quả phân tích đƣợc.