NGOẠI CỦA LÀO TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM

Một phần của tài liệu Tieu luan chinh sach cong chính sách đối ngoại trong thời kỳ đổi mới của nước cộng hoà dân chủ nhân dân lào từ năm 1986 đến nay (Trang 34 - 67)

2.3.1.Những kết quả đạt được

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng NDCM Lào, công tác đối ngoại của Lào đã phát huy mạnh mẽ tinh thần chủ động sáng tạo, tích cực tham mưu xây dựng và thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối ngoại giao của Đảng NDCM Lào, vận dụng sáng tạo tư tưởng và phong cách ngoại giao của Cay Xỏn Phôm Vi Hản như "thêm bạn bớt thù", góp phần xứng đáng vào những thành tựu to lớn của đất nước Lào trong 20 năm đổi mới vừa qua, tạo dựng thế và lực mới cho đất nước tiếp tục bước vào thế kỷ XXI.

CHDCND Lào kiên định đường lối đối ngoại độc lập, hịa bình, hữu nghị, chính sách hợp tác đa dạng hố, đa phương hoá, tăng cường hợp tác mọi mặt với các nước bạn chiến lược XHCN, trong đó nhấn mạnh: thắt chặt truyền thống đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện với Việt Nam, quan hệ hợp tác toàn diện với Trung Quốc, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước láng giềng, tích cực tham gia hoạt động trong Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN), mở rộng quan hệ hiệp tác với các nước và tổ chức quốc tế.

Một trong những thành tựu đối ngoại quan trọng nhất của CHDCND Lào trong thời kỳ đổi mới là đã nỗ lực, chủ động mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hố, đa dạng hố, tạo mơi trường thuận lợi và tranh thủ sự hợp tác, viện trợ quốc tế, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hoạt động

đối ngoại góp phần vào việc giữ gìn ổn định chính trị của đất nước Lào, tạo ra thế và lực mới cho Lào có vai trị, uy tín ngày càng cao trong khu vực và quốc tế. Trên cơ sở xác định nhiệm vụ đối ngoại trọng tâm ở giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới là phá thế bao vây, cấm vận, cơng tác ngoại giao đã tích cực thúc đẩy việc tìm kiếm một giải pháp chính trị hợp lý cho vấn đề Lào - Thái. Lào coi đây là khâu đột phá trong triển khai đường lối đối ngoại đổi mới. Từ đó Lào càng có điều kiện và cơ hội để triển khai chủ trương đa phương hoá, đa dạng hố quan hệ quốc tế, cả về chính trị lẫn kinh tế, tạo lập khuôn khổ quan hệ hợp tác hữu nghị, ổn định lâu dài với tất cả các nước láng giềng khu vực, các nước lớn, các nước bạn bè truyền thống...

Lào coi trọng đặc biệt sự tăng cường hợp tác về mặt chính trị với các nước bạn chiến lược bằng nhiều hình thức: tổ chức gặp gỡ, trao đổi, thăm hữu nghị chính thức giữa lãnh đạo cấp cao của Đảng NDCM Lào với Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản Cu Ba và Đảng Lao động Triều Tiên. Từ đó đã xây dựng được sự tin cậy lẫn nhau giữa Đảng NDCM Lào với các đảng anh em đưa quan hệ song phương ngày càng đi vào chiều sâu và trở thành cơ sở vững chắc cho phát triển và tăng cường hiệp tác mọi mặt giữa nước Lào với nước bạn chiến lược. Đồng thời, Đảng NDCM Lào còn chú trọng củng cố và tăng cường quan hệ bằng nhiều hình thức với các đảng cộng sản, đảng công nhân và lực lượng cánh tả ở nhiều nước, thiết lập và mở rộng quan hệ với nhiều đảng cầm quyền trong các nước tư bản. Đến nay, Lào có quan hệ với hơn 90 đảng chính trị trên thế giới.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng Việt Nam với thủ tướng Thoong Sinh Thăm Ma Vông CHDCND Lào.(Nguồn: TV Lao Star). Thành cơng nói trên đã trở thành nhân tố quan trọng bảo đảm ổn định chính trị của nước Lào.Đảng NDCM Lào đã nhận được sự đánh giá cao của nhiều Đảng anh em trên thế giới trong tư cách một Đảng kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin và sự nghiệp xây dựng CNXH mặc dù tình hình thế giới biến đổi dữ dội và khó lường. Để giữ vững ổn định về mặt chính trị của CHDCND Lào phù hợp với tình hình mới của thế giới đang diễn biến phức tạp, Đảng NDCM Lào đã kiên quyết thực hiện phương châm " thêm bạn bớt thù ".

Theo phương châm đó, Đảng và Nhà nước Lào đã quan tâm xây dựng quan hệ ngoại giao với 121 nước và thành thành viên của các cơ quan tổ chức

quốc tế, tổ chức khu vực quan trọng. CHDCND Lào trở thành thành viên ASEAN ngày 23/7/1997 và đã dự nhiều hoạt động quan trọng như: Hội nghị cấp cao ASEAN, ASEAN + 3 và ASEAN + 1; Hội nghị Bộ trưởng ASEAN; Diễn đàn an ninh ASEAN (ARF); liên minh Quốc hội ASEAN (AIPO) và cơ quan cảnh sát ASEAN (ASEANAPOL),... Lào tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam á, Hiệp ước về xây dựng khu vực khơng có vũ khí hạt nhân.

Hội nghị ASEM lần thứ 9 tại Lào. Nguồn: Báo Vientiane time.

Mặt khác, Lào cịn tích cực tham gia các hoạt động quốc tế quan trọng như: chống chủ nghĩa khủng bố, chống bn bán vũ khí, chống bn bán phụ nữ, ma túy và các tội phạm xuyên quốc gia... Ngoài ra, Lào rất chú trọng thúc đẩy

các cuộc trao đổi ý kiến về chính trị trên cả phương diện song phương và đa phương nhân dịp dự các hội nghị quốc tế: Hội nghị của Phong trào không liên kết; Hội nghị cấp cao Pháp ngữ; Hội nghị Quốc hội quốc tế và khu vực. Uy tín quốc tế của CHDCND Lào ngày càng dc củng cố và nâng cao. Cộng đồng quốc tế đã tin tưởng đề nghị Lào thành nước chủ trì hoặc thành chủ tịch nhiều hội nghị quan trọng ở khu vực, tại Liên hiệp quốc và cơ quan tổ chức quốc tế như: AEMM, ASEAN, AIPOL, ASOD... Tại Liên hiệp quốc, Lào đã đảm nhận vị trí Chủ tịch của Khối các nước khơng có đường thơng ra biển, đồng thời Lào cịn góp phần đóng vị thế hồ giải quan hệ giữa một số nước bạn bè, vì vậy vai trị của CHDCND Lào từng bước nâng cao. Nhờ vậy, sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo thế và lực mới cho đất nước Lào tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp.

Hoạt động đối ngoại đã góp phần rất quan trọng tạo dựng mơi trường bên ngồi hồ bình, tin cậy lẫn nhau, cũng như tăng cường mạnh mẽ khả năng quốc phòng, an ninh của Lào. Quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước láng giềng, khu vực ngày càng được củng cố, đi vào chiều sâu, tạo dựng môi trường khu vực hết sức thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của Lào, đồng thời tạo ra thế và lực mới trong quan hệ với các đối tác khác. Quan hệ với các nước bạn bè truyền thống được đổi mới và mở rộng. Đây là một trong những thành tựu to lớn của đối ngoại Lào thời kỳ đổi mới, hội nhập với khu vực và thế giới.

Trong công tác đối ngoại thời kỳ đổi mới, một trong những thành tựu đáng ghi nhận là chính sách đối với người Lào ở nước ngồi. Thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước Lào về người Lào đang sinh sống ở nước ngoài, Lào gấp rút nghiên cứu ban hành một số chính sách như: chính sách về quốc tịch, về thu hút đầu tư, về chế độ thăm thân nhằm tạo điều kiện huy động sự đóng góp của

cộng đồng người Lào ở nước ngồi đối với cơng cuộc xây dựng quê hương, đất nước. Tính đến hiện nay, theo số liệu được cơng bố thì người Lào cư trú, làm ăn ở nước ngồi bằng nhiều lý do khác nhau có khoảng 500.000 người, trong đó có 20% là người thuộc thế hệ sinh ra ở nước ngồi.

Thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Lào, các cơ quan đại sứ quán, cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài cũng như các đoàn đại biểu của Lào ra hoạt động ở nước ngoài đã phấn đấu vận động tranh thủ thu hút người Lào sinh sống ở nước ngoài hướng về Tổ quốc và ngày càng tách xa các thế lực phản động lưu vong. Đặc biệt sau khi Lào có chính sách cho người Lào ở nước ngồi quay lại thăm viếng q hương, Tổ quốc, thì phần lớn trong số họ có sự hiểu đúng đắn về chế độ mới của Đảng và Nhà nước Lào, có một số người tìm các hình thức thích hợp để viện trợ phát triển đất nước, cùng góp phần đấu tranh ngăn chặn các hoạt động chống phá của thế lực thù địch chống phá chế độ mới của

2.3.2.Những hạn chế, khó khăn

Song song với thành tựu rất đáng ghi nhận như đã trình bày trên, quá trình thực hiện chính sách đối ngoại của Lào cịn có một số khó khăn và vướng mắc khơng nhỏ, hạn chế thành tựu hoạt động đối ngoại của Lào. Quán triệt nguyên tắc xây dựng Đảng: " Đảng NDCM Lào coi tự phê bình và phê bình là quy luật của sự tồn tại và phát triển của Đảng ", Bộ Chính trị Đảng NDCM Lào đã tổng kết và chỉ ra những khuyết điểm và vướng mắc chủ yếu sau:

Thứ nhất: sự quan tâm chưa đúng mức của Lào trong việc xây dựng chương trình chi tiết để thu hút sự giúp đỡ từ nước ngoài hoặc để nước ngồi đề nghị chương trình hợp tác với Lào trên cơ sở chưa dựa vào chương trình ưu tiên mà Chính phủ Lào đã cơng bố. Những ngành có liên quan của Lào chưa phối

hợp với nhau chặt chẽ để nghiên cứu một cách đầy đủ đối với những đề nghị của phía nước ngồi. Do thiếu tính chủ động nên nhiều chương trình, dự án khơng được thực hiện hoặc bị các nước khác thu hút mất. Tại Hội nghị cấp cao ASEAN và Hội nghị Thủ tướng các nước ASEAN, nhiều quyết định quan trọng đã được thông qua nhằm giúp các nước thành viên ASEAN mới giảm khoảng cách phát triển chênh lệch với các thành viên cũ. Điều đó cho thấy, các nước có trình độ phát triển cao hơn trong ASEAN khẳng định sẽ giúp đỡ Lào, nhưng Lào lại chưa có biện pháp cụ thể để hợp tác với họ.

Thứ hai: phong cách làm việc còn chưa được cải tiến, chưa tạo khả năng đáp ứng sự đòi hỏi tăng cường quan hệ hợp tác một cách hiệu quả, chưa giành và sử dụng thế mạnh để mở rộng hợp tác với nước ngoài phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. Lào còn thiếu các nhân tố trên nhiều mặt như: thiếu cơ sở hạ tầng, thiếu phương án bên trong để thực hiện chương trình hợp tác, sự hạn chế lớn của Lào mà nước ngồi gọi đó là cách làm việc thiếu can đảm, chậm chạp, kéo dài qua nhiều cấp, nhiều cơng đoạn hành chính. Sự phối hợp giữa các ngành Trung ương cũng như giữa Trung ương và địa phương chưa vững chắc, không phối hợp được chặt chẽ, không tác động cùng chiều nhau... Những điều bất cập này ảnh hưởng không tốt đến việc thu hút các nguồn lực từ bên ngoài. Mặc dù Đảng và Nhà nước Lào có phương hướng cho thực hiện cách làm "một cửa", điều này được giới đầu tư nước ngoài hoan nghênh, nhưng trên thực tế "một cửa" lại có nhiều cấp, nhiều đoạn hơn cái cũ, có trường hợp thời gian làm một cửa chậm hơn, có hiện tượng tham nhũng làm cho nhân dân mất niềm tin, các đối tác nước ngồi nản lịng. Vấn đề chương trình viện trợ thì có nhiều chương trình các bên nước ngồi đề nghị đến Lào, nhưng các cấp liên quan của Lào lại khơng tích cực hợp tác làm cho chương trình hết thời hạn và mất đi.

Công tác quản lý cũng là một vấn đề lớn,quản lý không tốt và không thực hiện theo theo đúng thể thức, các bên nước ngồi sẽ khơng tích cực hợp tác đầu tư vào Lào. Hợp tác giữa ngành, ban của Bộ ngoại giao với các ngành, ban khác ở cấp Trung ương cũng như với địa phương trong quan hệ hợp tác quốc tế nói chung, trong quản lý viện trợ của nước ngoài, cơ quan tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ (NGO) nói riêng chưa làm tốt, nghiên cứu và đề ra cơ chế thích hợp cịn chậm.

Thứ ba: sự mở rộng hợp tác, quan hệ với nước ngoài chưa được các cấp các ngành của Lào quan tâm đầy đủ chưa xác định rõ giữa nghĩa vụ và lợi ích, giữa năng lực và mặt hạn chế.Trên thế giới ngày nay, các hoạt động hợp tác rộng rãi, có mn hình, mn vẻ. Trong nhiều trường hợp, các hình thức và cơ chế hợp tác có thể khơng phù hợp với ưu tiên trong phát triển của Lào hoặc chưa đáp ứng sự đòi hỏi cần thiết của nhân dân, nhưng do Lào không nghiên cứu thật chu đáo, vội vã đề nghị các phương án hợp tác chưa thích hợp, khiến cho Lào rơi vào thế thụ động và bất lợi cản trở sự phát triển của Lào.

Thứ tư, Lào chưa kịp thời sự phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động ngoại giao với vấn đề an ninh - quốc phòng. Trong giai đoạn vừa qua, cán bộ của Lào số khơng nhỏ chưa có ý thức cảnh giác cách mạng toàn diện, đặc biệt là chưa hiểu sâu sắc về âm mưu của thế lực thù địch chống phá nước Lào trong giai đoạn mới. Sự yếu kém còn thể hiện ở chỗ khơng có trình độ hiểu biết cần thiết về nguyên tắc quan hệ giữa các nước, ví dụ một số cán bộ của Lào trong thời gian tranh thủ thu hút các dự án nước ngồi mà khơng có ý thức đầy đủ về các dự án ấy sẽ có hậu quả như thế nào. Có sự kiện xảy ra thậm chí khơng có sự cẩn thận trong sử dụng biện pháp thích hợp, làm cho có kẽ hở để phía nước ngồi dùng lý do đó chống phá Lào, xuyên tạc hoặc sử dụng các biện pháp áp đặt đối với Lào. Thực

tế cho thấy phải hiểu tình hình thế giới ngày nay để trong khi mở rộng hợp tác với nước ngoài cần quy định rõ những nguyên tắc cụ thể để giữ vững an ninh quốc gia.

Thứ năm, bộ máy tổ chức và cán bộ chuyên trách trực tiếp làm cơng tác đối ngoại của Lào cịn nhiều bất cập, thiếu thống nhất, còn thiếu cả về số lượng cả về chất lượng. Đến nay, các hoạt động đối ngoại đã diễn ra đối với mọi ngành của Trung ương và địa phương, nhưng bộ máy chuyên trách trực tiếp làm việc này thậm chí chưa được củng cố, hồn thiện kịp thời, vai trò, trách nhiệm, phạm vi quyền và quan hệ theo chiều ngang, chiều dọc chưa được quy định rõ, điều đó là trở ngại không nhỏ, ảnh hưởng tiêu cực đến việc quản lý tập trung về mặt chính sách và kỹ năng tác nghiệp. Đội ngũ cán bộ bổ sung vào làm công tác đối ngoại ở các ngành Trung ương và địa phương phần lớn không được đào tạo, huấn luyện, về nghiệp vụ đối ngoại, hơn nữa họ chưa có điều kiện rèn luyện thường xuyên để nâng cao sự hiểu biết cần thiết. Vì vậy, nếu cán bộ chun trách việc đó ở ngành Trung ương và địa phương có vươn lên thực hiện nhiệm vụ mà tổ chức giao phó, nhưng khơng có khả năng chun mơn nên khó tránh khỏi sự yếu kém, khuyết điểm. Xây dựng đội ngũ cán bộ còn chưa kịp với sự địi hỏi của q trình mở rộng quan hệ với nước ngồi trên các mặt. Mặt khác, công tác đào tạo đội ngũ cán bộ có ý thức giai cấp và lập trường chính trị, phân biệt bạn - thù chưa được quan tâm sâu sắc, đặc biệt trong điều kiện các thế lực đế quốc đang tiến hành âm mưu tinh vi, xảo quyệt để chuyển đất nước Lào đi theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản.

Thứ sáu: hiệu quả sự hoạt động của Bộ Ngoại giao và Ban đối ngoại Trung ương Đảng chưa cao. Phần lớn cán bộ chuyên môn của ngành ngoại giao được học tập, huấn luyện, ở nước ngồi, họ có kiến thức về chun mơn đối ngoại

chung nhưng chưa nhuần nhuyễn sâu về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Lào, chưa nắm vững thực tế kinh tế - xã hội của đất nước, trong khi đó lại chưa chủ động tích cực tìm hiểu, nghiên cứu cần thiết từ các ngành Trung ương

Một phần của tài liệu Tieu luan chinh sach cong chính sách đối ngoại trong thời kỳ đổi mới của nước cộng hoà dân chủ nhân dân lào từ năm 1986 đến nay (Trang 34 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w