Trong lĩnh vực công thương nghiệp và xây dựng cơ bản.

Một phần của tài liệu tieu luan chin sach cong chính sách hợp tác phát triển của tỉnh khăm mouane với quảng bình từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 25 - 27)

Trước đây Bình Trị Thiên và Khăm Mouane cũng đã có những lĩnh vực cơng- thương nghiệp và xây dựng cơ bản, song việc đầu tư này còn dàn trải nhiều , quá chú trọng đến số lượng nên phần lớn các cơng trình chất lượng khơng được đảm bảo , thường kéo dài thời gian thi cơng, gây nên tình trạng lãng phí, tốn kém và hiệu quả chưa cao.

Bước sang giai đoạn mới Khăm Mouane và Quảng Bình đã có hướng khắc phục những tồn tại bằng từ hình thức đầu tư thiếu tập trung sang đầu tư vào một số cơng trình trọng điểm, phục vụ phát triển kinh tế văn hóa ở địa phương như: hệ thống giao thông Đường 12, trường học, bệnh viện…, trong đó vấn đề chất lượng và hiệu quả được đặt lên hàng đầu . Mặc dù chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tham gia đấu thầu quốc tế nhưng các nhà đầu tư Quảng Bình vẫn mạnh dạn tham gia xây dựng các cơng trình cho tỉnh Khăm Mouane bằng các hình thức nhận thầu trực tiếp như vườn cây ươm giống, nhà máy làm song mây…hoặc dưới hình thức liên doanh, liên kết.Kết quả hợp tác từ lĩnh vực hợp tác này rất khả quan , số vốn đầu tư cho các cơng trình khơng ngừng được tăng lên trong đó có nhiều cơng trình có vốn đầu tư tương đối lớn có lúc lên đến 600 triệu kíp. Nhưng quan trọng hơn cả là chất lượng cơng trình này ngày càng được đảm bảo , từng bước thốt khỏi tình trạng trì trệ, lệ thuộc vào viện trợ , bao cấp, chuyển đổi sang hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường.

Để phát triển kinh tế - xã hội Lào (một nước khơng có đường thơng thương trực tiếp ra biển, khơng có đường sắt, hệ thống đường bộ chưa thông suốt giữa các vùng, miền lại bị xuống cấp nghiêm trọng) phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trước hết là giao thơng vận tải.Định hướng của chương trình hợp tác trong lĩnh vực hợp tác trong lĩnh vực xây dựng cơ bản giữa hai tỉnh Khăm Mouane và Quảng Bình giai đoạn này là bảo trì , xây dựng giao thơng đường bộ nội tỉnh và xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông kết nối hai miền , giúp Khăm Mouane sử dụng các bến cảng biển của tỉnh Quảng Bình nhằm đảm bảo vận tải hàng hóa quá cảnh của Lào sang nước khai thác và vận chuyển hàng từ Việt Nam sang Lào.

Năm 2002 hai tỉnh đã hợp tác tu sửa , nâng cấp nhằm khai thông con đường huyết mạch giữa hai tỉnh ( đường 12A tỉnh Khăm Mouane nối liền quốc lộ 29 tỉnh Quảng Bình ) để thuận lợi qua lại giúp đỡ lẫn nhau.Mỗi bên với vốn tự có của địa phương và vốn do trung ương hỗ trợ đã giải quyết san lấp , mở rộng làn đường, làm một số cầu cống trên địa phận của mình.Tỉnh Quảng Bình đã đầu tư trên 10 tỷ đồng để thi công 3 cầu trên quốc lộ 29( cầu Khe Vẽ, cầu Bãi Dinh và cầu La Trọng) và tu sửa một số đoạn đường nhằm khai thông đường trường sơn cả hai mùa mưa và mùa khô.Nhằm thi công cảng Giang với quy mô tàu 2000 tấn vào cập bến tạo điều kiện cho hai tỉnh phát triển xuất khẩu, nhập khẩu trong tương lai. Phía Khăm Mouane đã đầu tư khoảng 8 tỷ đồng để san ủi, làm một số cầu cống trên quốc lộ 12, đặc biệt hai tỉnh đã kết hợp với nhau xây dựng cầu hữu nghị bắc qua sông Nậm Nhôm( trên đường 12) thi công trong hai năm , vốn đầu tư hơn 4 tỷ đồng, khánh thành vào cuối mùa khơ năm 2002.

Cùng với đó Quảng Bình đã cử nhiều chuyên gia sang giúp tỉnh Khăm Mouane khảo sát, lập luận chứng về con đường lối liền đường 20- Cà rng (Quảng Bình) với huyện Bualapha ( Khăm Mouane) dài trên 100km, đẫn đến

vùng kinh tế mới của tỉnh KhămMouane. Từ năm 2004 hai tỉnh đã phối hợp đẩy nhanh tiến độ thi công đường 12A qua cửa khẩu Cha Lo( Việt Nam) và Na Phau( Lào) . Cho đến nay đường 12A phía tỉnh Quảng Bình đã hồn tồn thơng tuyến , cửa khẩu Cha Lo đã trở thành cửa khẩu quốc tế, Năm 2005, Quảng Bình đã tổ chức hội nghị bốn tỉnh ba nước hợp tác sử dụng đường 12 trên các lĩnh vực phát triển du lịch, thương mại. Sau khi khai trương cửa khẩu phụ Cà Rng – Noong Ma, tỉnh Quảng Bình đã thiết lập xong chi cục hải quan và có đơn vị liên ngành khác tại cửa khẩu này.

Từ năm 2003 , Khăm Mouane và Quảng Bình đã có những nỗ lực trong hợp tác , có nhiều dự án quy mô lớn được hai bên thực hiện như : một số doanh nghiệp của tỉnh Quảng Bình đưa 200 lao động, trên 300 phương tiện vận tải sang Khăm Mouane để hợp tác khai thác mỏ thiếc, quặng và vận chuyển gỗ , làm một số cơng trình thủy lợi nhỏ, xây dựng một số cơng trình tập thể và tư nhân.Tổng cơng ty thương mại Quảng Bình , cơng ty thương mại miền núi Quảng Bình , cơng ty giao thơng II , các công ty trách nhiệm hữu hạn , công ty tư nhân và người lao động tự do… sang khai thác khống sản, thiếc, quặng, đá vơi ở tỉnh Khăm Mouane . Dự án xây dựng nhà máy, xí nghiệp chế biến lâm sản( gỗ, song mây), hợp tác phát triển ngành nghề thủ công truyền thống nghề mây, tre, song để xuất khẩu.

Một phần của tài liệu tieu luan chin sach cong chính sách hợp tác phát triển của tỉnh khăm mouane với quảng bình từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w