Trong lĩnh vực thương mại, du lịch.

Một phần của tài liệu tieu luan chin sach cong chính sách hợp tác phát triển của tỉnh khăm mouane với quảng bình từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 27 - 37)

Hợp tác giữa hai tỉnh này trên lĩnh vực này đã có nhiều chuyển biến kịp thời do thương mại du lịch là lĩnh vực phát triển sớm nhất, được chính quyền và các doanh nghiệp hai tỉnh hết sức chú trọng hợp tác,các chuyến thăm viếng, các hội nghi thường niên, các văn bản ký kết giữa hai tỉnh đều xác định phương hướng cũng như các biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác thương mại, trên cơ sở phát huy tiềm năng , thế mạnh của mỗi bên, dựa trên ngun tắc bình đẳng cùng có lợi, chuyển từ hình thức hơp tác

một chiều sang quan hệ đối tác, giành sự ưu tiên ưu đãi hợp lý cho nhau. Theo đó việc trao đổi hàng hóa giữa hai tỉnh sẽ xóa bỏ tình trạng bao cấp của nhà nước,cho phép mở rộng đối tác thương mại, không hạn chế các doanh nghiệp và cá nhân tham gia vào trao đổi hàng hóa, khơng hạn chế kinh ngạch bn bán , mở rộng danh mục trao đổi hàng hóa , trừ các mặt hàng cấm xuất khẩu của mỗi nước, mỗi địa phương.

Phía Việt Nam , sau khi hai nước ký Hiệp định thương mại năm 1991, Bộ thương mại đã ban hành quy chế về hàng hóa của Lào quá cảnh sang lãnh thổ Việt Nam. Bắt đầu từ năm 1998 để khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam từ trung ương đến địa phương hơp tác buôn bán với Lào , tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam có sức cạnh tranh trên thị trường Lào Chính Phủ hai nước đã khuyến khích các doanh nghiệp của mình thực hiện quy chế hàng đổi hàng. Đồng thời Việt Nam tiến hành giảm 50% thuế nhập khẩu đối với hàng hóa của Lào vào Việt Nam.

Về phía Lào Chính Phủ kêu gọi các doanh nghiệp của Lào tăng cường buôn bán hơn nữa từ Việt Nam , coi việc buôn bán với Việt Nam là một phần nỗ lực nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào hàng hóa Thái Lan.Năm 1998, để khuyến khích các doanh nghiệp của Lào hợp tác bn bán với nhiều đối tác Việt Nam. Chính phủ Lào quyết định giảm 1/2 thuế nhập khẩu đối với hàng hóa cùng chủng loại hàng hóa với hàng hóa Thái Lan mà có xuất xứ từ Việt Nam. Bên cạnh đó nhà nước Lào cũng quyết định miễn thuế cho các công ty Lào đang làm ăn với đối tác Việt Nam. Đây là cơ hội giúp hàng hóa Việt Nam có sức cạnh tranh hơn trên thị trường của Lào.

Hoạt động du lịch giữa hai tỉnh đang diễn ra sôi nổi và đang trở thành ngành kinh tế mang lại nhiều lợi nhuận.Khăm Mouane và Quảng Bình có nhiều tiềm năng và lợi thế du lịch để bổ sung cho nhau nhằm thúc đẩy ngành du lịch phát triển.Nhờ sự nỗ lực của hai tỉnh trong những năm qua ngành du

lịch hai tỉnh đã đón tiếp một số lượng khác tương đối lớn. Khăm Mouane và Quảng Bình đã thống nhất mở tuyến xe khách từ Đồng Hới đi Thà Khẹc để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và các hoạt động văn hóa du lịch.

2.3.2.Những hạn chế.

Hoạt động hợp tác phát triển kinh tế giữa tỉnh Khăm Mouane và tỉnh Quảng Bình qua các năm qua đã đạt được rất nhiều thành tựu quan trọng giúp cho kinh tế hai tỉnh đặc biệt là tỉnh Khăm Mouane đã có sự phát triển nhanh góp phần vào tăng trưởng kinh tế và đảm bảo các vấn đề về đời sống xã hội.Tuy nhiên bên cạnh đó việc hợp tác kinh tế giữa hai tỉnh vẫn còn một số hạn chế do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn tới việc hợp tác giữa hai tỉnh chưa thật sự phát triển mạnh.

Việc trao đổi hàng hóa giữa hai tỉnh vẫn chưa được đẩy mạnh, chủ yếu chỉ tập trung vào một số loại nhất định như hàng lâm sản và các sản phẩm từ gỗ. Các loại mặt hàng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của người dân chưa được tham gia chú ý trong hoạt động thương mại giữa hai tỉnh trong những năm qua.

Hoạt động hợp tác kinh tế giữa hai tỉnh chỉ mới tập trung vào các cơng ty mà chưa có sự tham gia đơng đảo của nhân dân hai tỉnh vào hoạt động kinh tế của hai tỉnh.

Giao thông giữa hai tỉnh đã được đầu tư nhiều nhưng do địa hình phức tạp nên việc giao thương cũng gặp phải những khó khăn nhất định cùng với đó những người dân sống ở vung biên giới hai nước lại chủ yếu là người dân tộc cho nên việc tuyên truyền và khuyến khích các hoạt động hợp tác cũng gặp phải những hạn chế nhất định khi chưa thể tuyên truyền sâu rộng vào quần chúng.

Các hình thức bn bán lớn chưa được phát huy trong khi các hình thức bn lậu ngày càng phát triển tinh vi làm cho tình trạng chảy máu Tài nguyên

khơng thể kiểm sốt được. Mơi trường cạnh tranh hoạt động kinh tế thiếu lành mạnh, nhiều tệ nạn xã hội diễn ra ảnh hưởng đến an ninh trật tự của hai tỉnh.Hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu được được giao dịch qua cửa khẩu Cha Lo phần lớn là của thương nhân doanh nghiệp hai nước, riêng tỷ trọng của các thương nhân Khăm Mouane và Quảng Bình chiếm một tỷ lên rất nhỏ chỉ khoảng từ 3-5% kinh ngạch xuất nhập khẩu.

Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỢP TÁC PHÁT TRIỂN KINH TẾ KHĂM MUOUANE- QUẢNG BÌNH.

Chính sách hợp tác kinh tế giữa tỉnh Khăm Mouane và tỉnh Quảng Bình là đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh Khăm Mouane . Vì vậy để hiệu quả hợp tác giữa hai tỉnh sẽ đạt được nhiều thành tựu hơn nữa thì hai tỉnh sẽ phải phối hợp thực hiện nhiều biện pháp hơn nữa để có thể thúc đẩy việc hợp tác đi vào chiều sâu.

Hai tỉnh Khăm Mouane và tỉnh Quảng Bình cần tăng cường tuyên truyền tới người dân trong tỉnh và các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh hiểu được tình đoàn kết hữu nghi đặc biệt giữa nhân dân hai nước và giúp nhân dân nắm bắt được nội dung của chính sách hợp tác phát triển kinh tế giữ hai tỉnh. Thông qua việc tuyên truyền này người dân hai tỉnh sẽ tiếp tục gìn giữ và phát huy tình đồn kết giữa hai dân tộc, đất nước. Cùng với đó là việc người dân sẽ hiểu biết về nội dung của chính sách hợp tác kinh tế giữa hai tỉnh từ đó người dân sẽ tham gia nhiều hơn vào các hoạt động trao đổi hàng hóa giữa hai tỉnh.Cơng tác tun truyền cần được thực hiện một các đồng bộ với nhiều cách thức khác nhau như sử dụng các cán bộ để tuyên truyền tới những người dân trong địa bàn mà các cán bộ đó quản lý. Và hai tỉnh cần tăng cường tuyên truyền chính sách này trên các phương tiện truyền thông của tỉnh như đài truyền thanh và qua các ấn phẩm báo chí. Đặc biệt là tỉnh KhămMouane cần có các cuộc hội thảo để có các buổi đánh giá kết quả từ đó vừa tuyên truyền tới người dân vừa là để tổng kết các kết quả đạt được thông qua việc hợp tác giữa hai bên.

Hai tỉnh Khăm Mouane và Quảng Bình đều có các huyện biên giới giáp nhau là vùng núi do vậy hai tỉnh cần tăng cường công tác quy hoạch việc xây

dựng, tu bổ các tuyến đường giao thông nối hai tỉnh với nhau thông qua cửa khẩu Cha Lo. Việc đầu tư này phải mang tính lâu dài để giúp cho giao thông thuận tiện hơn trong hoạt động trao đổi, vận chuyển hàng hóa cũng như vận chuyển hành khách.Trong hoạt động hợp tác kinh tế thì giao thơng đóng vai trị quan trọng để có thể giúp cho chính sách này đạt được những kết quả như mong muốn . Như vậy muốn cho mục tiêu hợp tác có thể đạt được thì hệ thống giao thơng cần thuận tiện để cho hàng hóa xuất khẩu từ Khăm Mouane có thể nhanh chóng được vận chuyển qua Quảng Bình tiêu thụ và quan trọng hơn đó chính là giúp cho các mặt hàng của Khăm Mouane và của Lào có thể nhanh chóng được chuyển tới các cảng biển của Quảng Bình để xuất khẩu ra thị trường thế giới. Đồng thời hàng hóa từ Quảng Bình và Việt Nam cũng được luân chuyển nhanh hơn tới thị trường tiêu thụ bên Lào.Cùng với sự thuận lợi về giao thơng thì hai tỉnh sẽ thu hút được các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh tại hai tỉnh góp phần làm kinh tế tăng trưởng.

Khăm Mouane cần tăng cường hơn nữa trình độ của tất cả các cán bộ làm trong lĩnh vực kinh tế để tỉnh có thể có được những người hiểu biết về thị trường kinh tế đang diễn ra và thay đổi như thế nào. Đồng thời tỉnh cũng cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng tốt để có thể tham gia vào các cơng ty , các dây truyền sản xuất địi hỏi cần có những sự hiểu biết nhất định. Qua đây thì tỉnh Khăm Mouane cũng có được những người hiểu và ủng hộ cho chính sách hợp tác phát triển giữa hai tỉnh trong thời kỳ hội nhập mở cửa để phát triển kinh tế. Và Khăm Mouane cũng có được những người mà ln có những đóng góp thiết thực cho tỉnh trong các hoạt động trao đổi , xuất khẩu hàng hóa với các nước thứ ba.

Hai tỉnh Khăm Mouane và Quảng Bình cần có những nghiên cứu cụ thể trên các ngành các lĩnh vực hợp tác phát triển giữa hai tỉnh. Hai tỉnh cần tập

trung vào việc hợp tác trên các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh để đạt hiệu quả cao trong việc phát triển kinh tế của Khăm Mouane và để các công sức bỏ ra trong việc thực hiện đạt được kết quả xứng đáng. Khăm Mouane cần có những mục tiêu cụ thể để thực hiện qua các giai đoạn khác nhau. Tỉnh cần tập trung phát triển các ngành , các lĩnh vực có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống người dân để có thể đem lại hiệu quả và nâng cao đời sống cho nhân dân của tỉnh.

Cùng với đó Khăm Mouane và Quảng Bình cần cải cách các thủ tục xuất nhập khẩu để hàng hóa của hai tỉnh có thể đến nơi tiêu thụ một cách nhanh hơn từ đó giảm các chi phí phát sinh. Đặc biệt là Quảng Bình cần hỗ trợ nhiều hơn đối với các hàng hóa mà Lào xuất khẩu qua đường biển của Việt Nam đến các nước thứ ba.Và đồng thời KhămMouane cần xây dựng các kho bãi chứa hàng hóa của mình trong việc xuất khẩu sang nước ngồi.

Do vị trí nằm giữa Việt Nam và Thái Lan do vậy tỉnh Khăm Moaune có thể tận dụng vị trí thuận lới này để là cầu nối trung chuyển, phát triển các ngành dịch vụ cho nhu cầu vận chuyển, mua bán, chao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và Thái Lan. Hàng hóa các tỉnh miền trung của Thái Lan có thể xuất khẩu thơng qua đường biển của Việt Nam do có vị trí thuận lợi. Do vậy Quảng Bình và Khăm Mouane có thể tận dụng việc này để phối hợp với nhau trong việc phát triển kinh tế Đông Tây giữa các tỉnh giáp biên và các nước với nhau.

KẾT LUẬN

Lào và Việt Nam là hai nước đã cùng nhau sát cánh trong những thời kỳ khó khăn nhất của lịch sử bảo vệ độc lập của hai nước.Trong giai đoạn mở

của , đổi mới đất nước này hai bên đã cùng nhau phối hợp với nhau công cuộc phát triển kinh tế của hai nước . Hai nước đã dành cho nhau những điều kiện thuận lợi, những chính sách hỗ trợ hàng hóa của hai nước khi xuất khẩu sang các nước. Đồng thời trong giai đoạn hiện nay Việt Nam là một trong ba nước có vốn đầu tư trực tiếp vào Lào lớn nhất cùng với Trung Quốc và Thái Lan.Sự hợp tác này bắt đầu từ chính những tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi với sự giáp nhau về đường biên giới như Khăm Mouane và Quảng Bình.

Khăm Mouane là một tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác phát triển kinh tế giữa tỉnh và Quảng Bình để thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát trển nhanh chóng trong bối cảnh đất nước thực hiện cơng cuộ mở cửa hội nhập với thế giới để đưa đất nước thốt khỏi tình trạng nghèo đói. Vì vậy sự hợp tác kinh tế giữa KhămMouane và Quảng Bình là một nhiệm vụ cấp bách đặt ra cho tỉnh KhămMouane vào thời điểm khó khăn những năm mới đổi mới và đây cũng là nhiệm vụ trong thời kỳ mới hiện nay với sự hợp tác toàn diện trên nhiều mặt đem lại cho tỉnh những thuận lợi trong công cuộc phát triển kinh tế.

Trong thời gian hai tỉnh tham gia hợp tác kinh tế có những thuận lợi và khó khăn nhất định nhưng với mục tiêu nhằm hướng tới sự phát triển nhằm đưa tỉnh Khăm Mouane phát triển hơn nữa thì hai bên đã phát huy những lợi thế sẵn có để kết quả hợp tác được thuận lợi đồng thời khắc phục những khó khăn gặp phải trong q trình phát triển.

Qua q trình hợp tác phát triển trong những năm qua thì tỉnh Quảng Bình đã giúp đỡ ,hỗ trợ tỉnh Khăm Mouane rất nhiều trong việc phát riển kinh tế của tỉnh . Sự hợp tác của hai tỉnh có chung đường biên giới giữa hai nước là hình mẫu cho các tỉnh khác của hai nước có điều kiện tương tự xem đó là hình mẫu, rút ra kinh nghiệm của q trình hợp tác này để có thể có các chính sách hợp tác tương tự với các tỉnh của Việt Nam.Từ đó góp phần vào việc giữ gìn

tình đồn kết giữa hai tỉnh hai đất nước đặc biệt trong thời điểm hai nước đã vừa có các hoạt động kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao và 35 năm ký hiệp ước hữu nghị giữa hai nước.Đồng thời làm sâu sắc hơn về các hoạt động giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong điều kiện thế giới đang có những khó khăn nhất định trong hoạt động trao đổi mua bán.

Một phần của tài liệu tieu luan chin sach cong chính sách hợp tác phát triển của tỉnh khăm mouane với quảng bình từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 27 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w