2.2.NHỮNG KẾT QUẢ CỦA QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NƠNG LÂM NGHIỆP CỦA LÀO TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2010.

Một phần của tài liệu Chinh sach cong chính sách phát triển nông lâm nghiệp của lào từ 2000 đến năm 2010 và khả năng hợp tác với việt nam (Trang 26 - 29)

2.2.1.Những thành tựu.

Trong một thập kỷ vừa qua lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp của Lào luôn đạt mức tăng trưởng bình qn khoảng 4-5%/ năm, trong đó trồng trọt và chăn nuôi luôn đạt giá trị tăng trưởng kinh tế cao nhất sau đó là lâm nghiệp và ni bắt thủy sản với các con số chiếm tỷ lệ tương ứng trong tổng giá trị tăng trưởng của lĩnh vực nông lâm nghiệp năm 2008 lần lượt là: 22,6%; 4,0%và

3,4%.Để phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp chính phủ Lào đã rất chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đặc biệt là hệ thống tưới tiêu. Đến nay cả nước Lào đã có khoảng 24.695 hệ thống thủy lợi phục vụ cho việc tưới tiêu 215.000 ha đất canh tác trong mùa khơ so với chỉ có khoảng 2.700 ha đất canh tác có nước tưới trong năm 1986, tức tăng 79,6 lần.

Từ năm 2005 đến nay Lào đã có thể tự túc được lương thực mà cịn có phần dơi để phục vụ xuất khẩu. Nhìn chung cho tới thời điểm hiện nay kinh tế nông lâm nghiệp nông thôn ở Lào đã phát triển đa dạng.Đường xá được xây dựng mở mang nhiều loại cây trồng được khuyến khích, các trang trại được hình thành ,nhiều ngành nghề truyền thống ở nơng thơn và miền núi được khôi phục. Sự pát triển của nhiều ngành nghề truyền thống trong nông nghiệp đã tạo ra được nhiều việc làm tại chỗ, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông thôn, nâng cao đời sống của người nông dân, đồng thời tăng sức mua của dân cư và góp phần xóa đói giảm nghèo ở khu vực nơng thơn miền núi.

Chăn nuôi đàn gia súc ở Lào luôn đạt mức tăng trưởng đều đặn khỏang 3%/ năm trong những năm qua, phát triển ni cá cũng tăng 15%/ năm. Do vậy Lào có thể đáp ứng nhu cầu thịt cá cho tiêu dùng trong nước mà không phải nhập khẩu với giá trị đạt 70 triệu USD/ năm.

Trong những năm qua cả nước Lào có tới 167.000 ha diện tích rừng được trồng mới, nhìn chung diện tích đất và rừng trên cả nước đã được chính quyền Lào phân cấp cho các địa phương chịu trách nhiệm quản lý. Tính đến nay đã có khoảng 6.510 bản chịu trách nhiệm quản lý 1.920.150 ha đất nông nghiệp và 3.640.117 ha đất rừng .Việc chặt phá rừng làm lương rẫy về cơ bản được chính phủ nghiêm cấm từ năm 2005, nhằm bảo vệ rừng tới nay đã có khoảng 10.611.416 ha rừng được chính quyền Lào khảo sát quản lý trong đó có 20 khu

rừng được bảo tồn ở cấp quốc gia với diện tích 3.156.100 ha, chiếm 25% diện tích rừng cả nước hiện nay. Cùng với đó có 188 khu rừng được bảo tồn ở tỉnh với diện tích 2.906.580 ha, 494 khu rừng được bảo vệ nghiêm ngặt với diện tích 2.164.485 ha,456 khu rừng sản xuất( có thể khai thác theo kế hoạch )với diện tích 2.348.631ha và 164 khu rừng được tháo khoán tạm thời với diện tích 181.920 ha.

2.2.2.Những hạn chế.

Trong những năm qua chính phủ Lào cùng với các chính quyền địa phương và người dân đã tích cực thực hiện chính sách nơng lâm nghiệp để phát triển lĩnh vực này nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân trong nước. Tuy vây chính sách này khi thực thi vẫn còn một số hạn chế nhất định, điều này đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả của việc thực hiện chính sách này trong giai đoạn vừa qua.

Lào có tổng diện tích 23.680.000.ha trong đó có 23.080.000 ha diện tích mặt đất, 600.000 ha diện tích mặt nước, Lào có nhiều diện tích rừng rậm đồi núi vói diện tích đất có thể canh tác nơng nghiệp khoảng 1.959.000 ha tức vào khoảng 8.5% diện tích đất của cả nước nhưng trong số đó chỉ có khoảng 1 triệu ha có thể canh tác.Trong số 1 triệu ha đó Lào mới sử dụng 81.000 ha đất để trồng lúa thường xuyên, 878nghìn ha làm bãi chăn thả gia súc cịn số diện tích cịn lại vẫn bị bỏ hoang.

Với tiềm năng đất đai rộng lớn nhưng chưa được chính phủ quan tâm đầu tư thỏa đáng đặc biệt là việc tăng cường xây dựng hệ thống thủy lợi tưới tiêu, áp dụng kỹ thuật vào canh tác và việc sử dụng các giống mới chưa được chú trọng. Cùng với đó cán bộ chưa có sự quan tâm đến việc chăn nuôi của người dân khi

những người cán bộ này chưa tìm hiểu thực tế ở một số địa phương do vậy việc chăn nuôi gia súc và ni trồng thủy sản vẫn cịn hạn chế trong việc phát triển.

Rừng là tài nguyên thiên nhiên quý giá của Lào bởi giá trị kinh tế cao mà nó đem lại tuy nhiên diện tích rừng tại Lào đang bị suy giảm nghiêm trọng do các nguyên nhân khác nhau trong đó đặc biệt là việc chặt phá rừng lấy gỗ bán và khai thác khoáng sản và trồng các loại cây công nghiệp.Nạn chặt phá rừng làm nương rẫy vẫn chưa được xử lý triệt để do phong tục tập quán do tập quán làm nương rẫy đã ăn sâu vào tiềm thức các dân tộc thiểu số tại Lào.Cùng với đó là sự kiểm soát của nhà nước về các vấn đề này cịn nhiều hạn chế nên chưa thể kiểm sốt được tình hình.

Cùng với đó việc tăng năng suất cây trồng và vật nuôi vẫn chưa được cải thiện nhiều do người dân Lào chưa bị dồn vào chân tường như đối với nông dân Việt Nam.Đồng thời ciệc thâm canh , tăng vụ , tăng năng suất cây trồng và vật nuôi, tăng mùa vụ đi kèm với các biện pháp kỹ thuật vẫn chưa được chú trọng phát triển.

2.3.PHƯƠNG HƯỚNG ĐẨY MẠNH CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NƠNG LÂMNGHIỆP CỦA LÀO.

Một phần của tài liệu Chinh sach cong chính sách phát triển nông lâm nghiệp của lào từ 2000 đến năm 2010 và khả năng hợp tác với việt nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w