NƯỚC
Trong những năm qua Việt Nam đã cử nhiều đoàn chuyên gia về nông lâm nghiệp và thủy lợi sang giúp Lào điều tra khảo sát, quy hoạch để phát triển nông lâm nghiệp.Những thay đổi vượt bậc theo chiều hướng ngày càng tốt hơn của ngành nông lâm nghiệp Lào hiện nay đều có sự đóng góp trí tuệ và tâm huyết của các thế hệ chuyên gia đến từ các Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Nông nghiệp và phát triển nơng thơn Việt Nam, Bộ Tài chính qua nhiều thời kỳ.
Hợp tác về nông lâm nghiệp giữa Việt Nam và Lào sắp tới cần được thúc đẩy hơn nữa theo hướng tăng cường công tác điều tra khảo sát và quy hoạch nhằm mở rộng hơn nữa diện tích đát canh tác nơng lâm nghiệp của Lào , nâng cao năng suất , chất lượng và hiệu quả trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi , trồng rừng và chế biến các nông lâm sản. Đây là các kĩnh vực sản xuất rất quan trọng của nền kinh tế Lào và chúng cần thiết phải có các chính sách thích hợp và khả thi .Thực tế đây là những lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh vì nó rất phù hợp với trình độ và khả năng công nghệ của Việt Nam.Các lĩnh vực sản xuất này cần nhiều lao động và ít vốn hơn các ngành khác nên có thể triển khai nhanh chóng và ở khắp mọi nơi từ Bắc đến Trung và Nam Lào.
Việc đẩy mạnh các loại hình sản xuất nơng nghiệp có thể giúp Lào cải tạo đất, hoàn thiện các hệ thống thủy nông và nâng cao sản lượng nơng lâm nghiệp.Đồng thời nó có thể hỗ trợ Lào và Việt Nam trong việc đảm bảo an ninh
quốc gia về lương thực, thực phẩm và giúp tăng cường tình cảm keo sơn , gắn bó giữa nơng dân hai nước trong quá trình triển khai các dự án đầu tư , sản xuất. Như vậy trồng trọt chăn ni và phát triển lâm nghiệp có rất nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển lâu dài ở Lào. Hơn nữa các lĩnh vực này có nhiều cơ hội thu hút nguồn vốn viện trợ từ các tổ chức tài chính quốc tế, vì chính các tổ chức này cũng đang khuyến khích Lào đầu tư vào phát triển nơng lâm nghiệp bền vững gắn với công nghiệp chế biến hơn là khai thác khoáng sản và làm hồ thủy điện- những ngành sản xuất công nghiệp cần nhiều vốn , công nghệ, nhân lực và có thể mất nhiều tiền bạc và có tác động xấu tới mơi trường sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học và văn hóa tộc người.
Trong lĩnh vực chế biến nơng lâm sản Việt Nam tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm và có thể hỗ trợ Lào cả về vốn kỹ thuật và nguồn nhân lực. Tuy nhiên để hợp tác có hiệu quả thì phải tiến hành liên kết đàu tư và sản xuất có hiêụ quả , hai bên cần đẩy mạnh phối hợp nghiên cứu và quy hoạch các trang trại hoặc khu vực trồng trọt , chăn nuôi tập trung để cung cấp đầu vào ổn định cho các xí nghiệp chế biến nơng lâm sản. Sản phẩm cuối cùng một phần sẽ được tiêu thụ ở Lào , phần lớn hơn sẽ đưa sang Việt Nam tiêu thụ và xuất khẩu.
Trong lĩnh vực lâm nghiệp Lào và Việt Nam có thể hợp tác trong việc khai thác gỗ và các tài nguyên khác , đặc biệt Việt Nam không chỉ là đối tác trong việc mua bán gỗ và lâm sản mà ngồi ra Việt Nam cịn là nước cung cấp các dịch vụ bến bãi cho các sản phẩm của Lào xuất khẩu ra thị trường thé giới.Mặt khác Việt Nam có thể hỗ trợ Lào trong việc khôi phục lại các cánh rừng bị tàn phá từ những năm trước do nạn phá rừng, đồng thời thực hiện việc khai thác hiệu quả tài nguyên rừng trong những năm tiếp theo.
Vấn đề chăn nuôi gia cầm, gia súc và ni thủy sản Việt Nam có thể hỗ trợ các loại giống tốt cho Lào để giúp cho hiệu quả sản xuất cao hơn.Trong đó hai nước đặc biệt chú trọng việc nuôi cá để nhằm thực hiên nhu cầu ngày càng tăng trong nước.