CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.2. Lý thuyết nền tảng:
Lý thuyết lựa chọn hợp lý đƣợc xây dựng dựa trên một số định đề, trong đó, định đề duy lý nhấn mạnh rằng cá nhân sẽ lựa chọn hành động nào mà giá trị của hành động đó và khả năng thành cơng là lớn nhất vì bản chất con ngƣời là vị kỷ, ln tìm đến sự hài lịng, sự thỏa mãn và lãng tránh nỗi đau. Friedman & Hechter (1988) trong nghiên cứu “Đóng góp của lý thuyết lựa chọn hợp lý đến nghiên cứu xã hội học vĩ mô” cho rằng trên thực tế các chủ thể khơng có nhiều sự lựa chọn và cơ may. Nhƣ vậy, bắt buộc họ phải lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu hay sở thích cơ bản, cần thiết nhất và đạt đến mục đích cuối cùng. Do đó, nếu chủ thể nhận thức rằng mục đích với giá trị cao nhất của họ không phù hợp với năng lực hiện tại của bản thân thì họ dễ dàng lựa chọn một phƣơng án khác phù hợp với năng lực bản thân hơn. Có thể thấy, trong tiến trình đƣa ra quyết định hành động thì chủ thể phải chịu tác động bởi 2 nhóm yếu tố đó là (1) sự hạn chế về năng lực (nên họ có thể khơng lựa chọn hành động mang lại lợi ích cao nhất mà sẽ lựa chọn hành động phù hợp với năng lực của bản thân nhất), (2) sự ràng buộc của các quy định, các nguyên tắc buộc chủ thể phải tuân theo.
Vận dụng lý thuyết này vào đề tài nghiên cứu:
Trong luận văn này, các phản ứng của KTV chịu sự tác động bởi quỹ thời gian kiểm toán do các nhà quản lý đƣa ra (các quy định, các nguyên tắc phải tuân theo) và KTV sẽ lựa chọn hành động phù hợp (chứ khơng theo đuổi mục đích có giá trị cao nhất) nếu có q ít cơ may và nếu năng lực cá nhân là không cao.
2.2.2. Lý thuyết hành vi dự định của Aijen (1991)
Lý thuyết hành vi dự định của Aijen (1991) đƣợc phát triển từ lý thuyết hành động hợp lý của Fishbein và Ajzen (1975), giả định rằng hành vi có thể dự báo hoặc giải thích bởi xu hƣớng để thực hiện hành vi đó. Theo đó, xu hƣớng hành vi bị ảnh hƣởng bởi ba yếu tố chính đó là: thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm sốt hành vi. Trong đó, yếu tố thứ nhất “thái độ” đƣợc đo lƣờng bằng niềm tin và sự đánh giá đối với kết quả của hành vi đó. Yếu tố thứ hai “chuẩn chủ quan” là nhận
thức của những ngƣời ảnh hƣởng sẽ nghĩ rằng cá nhân đó nên thực hiện hay khơng thực hiện hành vi đó. Và cuối cùng, “nhận thức kiểm soát hành vi” liên quan đến nhận thức về khả năng thực hiện hành vi đó dễ hay khó và điều này phụ thuộc vào các nguồn lực và cơ hội để thực hiện hành vi.
Vận dụng vào đề tài nghiên cứu:
Trong luận văn này, các phản ứng khơng đúng chức năng có thể đƣợc dự báo bởi nhận thức hành vi kiểm soát của KTV trong điều kiện nguồn lực về thời gian bị giới hạn.