Về bản chất quan hệ đồng tham chiếu là quan hệ ngữ nghĩa. Các quan hệ ngữ
nghĩa được biểu diễn dưới dạng cấu trúc phân cấp thông qua các quan hệ. Iris Hendrikx và cộng sự [8] đã tổng kết và chỉ ra rằng phân loại quan hệ ngữ nghĩa là rất
đa dạng, phụ thuộc vào những đặc trưng từ ngữ cũng như mục đích và đối tượng tiếp cận. Ngoài ra, theo Girju [10] đã đưa ra 22 loại quan hệ ngữ nghĩa, một số mối quan hệ
ngữ nghĩa quan trọng thường được dùng để thể hiện mối quan hệ giữa các từ như:
hyponynym/hypernymy(is-a), meronymy/holonymy (part-whole), synonymy và
antonymy. Qua khảo sát miền dữ liệu tiếng Việt, khóa luận tổng hợp một số quan hệ
ngữ nghĩa thường gặp trong việc phát hiện quan hệđồng tham chiếu như sau:
• Hyponymy: Mối quan hệ giữa hai từ có tính quan hệ trên – dưới, mà ở đó, một từ luôn bao gồm ngữ nghĩa của từ kia, nhưng không ngược lại. Đây là mối quan hệ ngữ nghĩa cơ bản, được sử dụng với mục đích phân loại những thực thể khác nhau nhằm tạo ra các ontology có phân cấp.
Ví dụ: “Động vật” bao gồm “con chó” hoặc “chó” là một loại “động vật” • Meronymy: Là mối quan hệ ngữ nghĩa thể hiện mối quan hệ bộ phận – toàn
phần giữa hai khái niệm. Mối quan hệ ngược lại được gọi là holonymy. Ví dụ: “Tay” là một phần của “cơ thể người” và “cơ thể người” có một phần là “tay”
• Synonymy: Là mối quan hệ đồng nghĩa, trong đó hai từđược xem là đồng nghĩa nếu chúng cùng đề cập tới một khái niệm ngữ nghĩa, hoặc chúng
đồng nghĩa với nhau.
Ví dụ: “Hoa hồng” và “phần trăm” đều chỉ về tiền trả cho người làm trung gian, môi giới trong việc giao dịch, mua bán.
• Kinship: Là mối quan hệđồng nghĩa, trong đó một thực thể có liên quan tới thực thể khác bởi quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân.
Ví dụ: “Gia đình Sơn”, “Anh trai Sơn”
• Possession: Là mối quan hệ ngữ nghĩa thể hiện sự sở hữu của thực thể này với một thực thể khác.
25 Ví dụ: “Vợ của Sơn”
• Measure: Là mối quan hệ ngữ nghĩa trong đó một thực thể biểu diễn số
lượng của một thực thể/ sự kiện nào đó Ví dụ: “Nhóm ba sinh viên”