Đặc trưng về tên người trong tiếng Việt

Một phần của tài liệu Giải quyết bài toán đồng tham chiếu trong văn bản tiếng Việt dựa vào phương pháp máy hỗ trợ vector SVM (Trang 32 - 33)

Theo tác giả Lê Trung Hoa trong cuốn sách “Họ và tên người Việt Nam” [2] có nêu ra một vài đặc trưng về tên người trong tiếng Việt như sau:

Số lượng phong phú: So với họ và tên đệm, tên chính phong phú hơn về số

lượng. Bất cứ tiếng nào trong kho tàng ngôn ngữ Việt cũng có thể là tên người Việt Nam, tuy nhiên vì tính lựa chọn, có những từ hầu như hiếm được dùng làm tên chính như: cùi, ung thư, tù, ngục, tai nạn ...

Xu hướng đa tiết hóa tên chính: Trước đây họ và tên thường 3 tiếng, ngày nay xu hướng phát triển thành 4 ngày càng nhiều và nhất là ở giới nữ.

Hán-Việt giữ vai trò chủđạo: thường được cấu tạo bằng hai từ: một để làm tên

đệm, một để làm tên chính. Hai từđó hợp lại có ý nghĩa rộng hơn, hoa mĩ hơn. Ví dụ Vĩnh Phú (giàu có muôn đời), Bạch Tuyết (trong trắng như tuyết), Hoài An (mong được an bình)... Tên chính từ gốc Nôm thường được các gia đình ở

nông thôn, ít học, đặt cho con cái, tên từ gốc Nôm có vẻ mộc mạc như: Bông, Rồi, Vui, Cười, Lây, Há, Đực, Tí, Cò v.v. đã làm nhiều người băn khoăn, khó chịu về cái tên của mình, nhất là khi lên thành thị sinh sống. Khi người Pháp, người Mỹ... đến Việt Nam, một số gia đình có liên hệ đã đặt tên con bằng những tên như: Trần Văn Pierre, Lê Văn Paul, Trần Thị Paulette, Nguyễn Thị

Suzanne... Có những tên không rõ nghĩa cũng như nguồn gốc như Nguyễn Quang Riệu hay Trần Đình Hượu...

Khó phân biệt nam nữ với tên chính: Về nguyên tắc, tên chính của nam nữ

không có gì để phân biệt. Tuy nhiên căn cứ vào ý nghĩa của tên chính ấy, phối hợp tên chính với tên đệm và dựa vào thói quen có thể đoán tương đối chính xác một tên là nam hay nữ.

Tên nữ thường là tên loài hoa: Mai, Lan, Cúc, Hoa, Hương...; tên loài chim đẹp có tiếng hót hay: Yến, Anh, Oanh...; tên đá quý: Bích, Ngọc, Trân...; tên loại vải quý: Nhung, Gấm, Là, Lụa...; từ ngữ chỉ đức tính: Hạnh, Thảo, Hiền, Dung...; hay từ ngữ có âm thanh nhẹ nhàng, có ý nghĩa hoa mĩ: Vân, Thúy, Diễm, Lệ, Nguyệt, Trang, Huyền...

24

Tên nam thường được chọn trong các tiếng biểu lộ được sự mạnh mẽ về thể xác lẫn tinh thần. Tên nam thường là tiếng chỉ sức mạnh: Cương, Cường, Hùng, Tráng, Dũng...; tiếng chỉ trí tuệ: Thông, Minh, Trí, Tuệ, Sáng, Hoài...; tiếng chỉ đức hạnh: Nhân, Trung, Tín, Lễ, Nghĩa, Công... hay tiếng chỉ tiền tài danh vọng: Phú, Quý, Kim, Tài, Danh...

Một phần của tài liệu Giải quyết bài toán đồng tham chiếu trong văn bản tiếng Việt dựa vào phương pháp máy hỗ trợ vector SVM (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)