CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vi phạm trong hoạt động tín dụng tại các ngân hàng tỉnh cà mau (Trang 66 - 69)

5.1. Kết luận.

Số liệu sử dụng trong nội dung luận văn này được tác giả thu thập từ nguồn dữ liệu lưu trữ tại Phịng Cảnh sát kinh tế - Cơng an tỉnh Cà Mau và các nguồn dữ liệu đáng tin cậy khác theo hiểu biết của tác giả và số liệu thu thập là 10 năm, từ năm 2005 đến 2014.

Số liệu tác giả thu thập, sau khi đã sàn lọc có 05 vụ án, vụ việc có liên quan đến lĩnh vực ngân hàng xảy ra ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Cà Mau, với các hành vi vi phạm chủ yếu như: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm các nguyên tắt trong hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng, cố ý làm trái,…Các đối tượng phạm tội làm việc ở nhiều đơn vị, điều kiện khác nhau, có đối tượng cơng tác trong lĩnh vực ngân hàng, có đối tượng cơng tác ở ấp, xã, huyện, các đối tượng ngoài xã hội, học sinh,…tất cả là 178 đối tượng tham gia thực hiện hành vi phạm tội.

Dữ liệu sau đó được tác giả nhập vào trong phần mềm SPSS và phân tích đa chiều các đặc điểm của hành vi vi phạm, bao gồm: tội danh, tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, trình độ chun mơn nghiệp vụ, và nơi làm việc. Những kết quả phân tích đáng lưu ý là:

Tình trạng học sinh tham gia thực hiện các hành vi vi phạm trong lĩnh vực ngân hàng chiếm tỉ lệ cao, 19 học sinh đã tiếp tay cho 3 đối tượng thực hiện việc cầm cố vàng giả gây thiệt hại số tiền trên 19 tỷ đồng.

Nhóm tuổi thực hiện các hành vi vi phạm trên lĩnh vực ngân hàng chủ yếu rơi vào nhóm có tuổi đời từ 30 đến dưới 40.

Tội phạm trên lĩnh vực ngân hàng có trình độ văn hóa cao, tất cả cán bộ công tác trong các ngân hàng phạm tội đều có trình độ đại học, ngồi ra các đối tượng cầm đầu, chủ mưu là giám đốc các Cơng ty doanh nghiệp cũng có trình độ chun mơn đại học

Các hành vi vi phạm của cán bộ ngân hàng chủ yếu là vi phạm hoạt động tín dụng, thiếu trách nhiệm; cịn đối với các đối tượng ngồi xã hội thì vi phạm với tội danh lừa đảo là chủ yếu.

5.2. Kiến nghị.

Dựa theo các kết quả phân tích thu được từ nghiên cứu ở trên, luận văn đề xuất một số kiến nghị sau:

Đối với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nơng thơn:

Cần tăng cường q trình kiểm soát hoạt động kinh doanh cầm cố vàng cần chú ý đến các đối tượng là học sinh, những điểm giao dịch có doanh số cầm cố vàng tăng đột biến.

Sớm có văn bản cụ thể quy định về cầm cố vàng và tài sản có giá trị tránh tình trạng giao cho một cán bộ duy nhất thực hiện việc thẩm định vàng để cán bộ thẩm định lợi dụng việc này mà cấu kết với đối tượng khác thực hiện việc thẩm định hình thức qua loa để thực hiện cầm cố vàng nhằm lừa đảo chiếm đoạt tiền của nhà nước (vụ án đã xảy ra tại ngân hàng nông nghiệp huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau).

Đối với ngân hàng phát triển (VDB):

Cần quy định cụ thể hơn trong sổ tay tín dụng xuất khẩu về kiểm soát bộ hồ sơ chứng từ hàng xuất khẩu để kiểm soát chăt chẽ hơn nguồn vốn sau giải ngân, cụ thể là bắt buộc cán bộ tín dụng phải đóng dấu kiểm soát chứng từ gốc, nhằm tránh tình trạng làm khống các chứng từ hàng xuất để qua mặt cơ quan chuyên môn.

Đối với ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

Cần đẩy mạnh hơn nữa cơng tác rà sốt nợ xấu của các ngân hàng trên địa bàn, nhất là các món vay có liên quan đến xuất khẩu.

Ngân hàng nhà nước cần thường xuyên phối kết hợp với Cơ quan công an để tăng cường cơng tác nắm về tình hình nợ xấu đối với các Cty, doanh nghiệp có dư nợ xấu để có biện pháp phịng ngừa kịp thời nhằm kịp thời thu hồi tài sản cho nhà nước.

Ngồi ra cần có sự chú ý, phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng nhà nước với Cơ quan công an:

Tập trung vào nhóm các cán bộ ngân hàng có nhóm tuổi từ 30 đến dưới 40 có những biểu hiện bất thường trong các hoạt động tín dụng, chú ý tránh tình trạng để một cán bộ tín dụng quản lý quá nhiều khâu trong quá trình vay vốn của doanh nghiệp

Đối tượng thực hiện hành vi phạm tội trong lĩnh vực ngân hàng rất đa dạng, phức tạp không loại trừ ai từ cán bộ ấp, xã, huyện cho đến các đối tượng là giám đốc các cơng ty, doanh nghiệp, đối tượng ngồi xã hội, cán bộ ngành ngân hàng,…nên cần thiết xây dựng hệ thống quản lý đối với cán bộ làm công tác thẩm định, kiểm tra, giám sát để từ đó các quy trình về cho vay, giải ngân và kiểm tra sau giải ngân được chặt chẽ hơn.

Thường xuyên mở các lớp tập huấn về các kỹ năng chuyên sâu cho cán bộ ngân hàng về các loại tội phạm mới để có cách nhận biết, phòng ngừa từ xa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vi phạm trong hoạt động tín dụng tại các ngân hàng tỉnh cà mau (Trang 66 - 69)