2.1. Lý luận về thể chế
2.1.2. Quan niệm về thể chế kinh tế
Trên thế giới, có nhiều cách tiếp cận khác nhau về thể chế kinh tế, theo tổng hợp của Matthews, R. C có 4 cách tiếp cận chính đó là quyền tài sản, quy ước, loại hợp
đồng và quyền hạn. Theo đặc điểm chung của bốn cách tiếp cận mà Matthews đã liệt
kê thì khái niệm về các thể chế kinh tế là một tập hợp các quyền và nghĩa vụ ảnh
hưởng đến con người trong đời sống kinh tế của họ, cụ thể 4 cách tiếp cận như sau: + Cách tiếp cận thứ nhất, thể chế kinh tế gắn liền với các hệ thống quyền tài sản do luật quy định. Coase (1960) lập luận rằng bất kỳ hệ thống quyền tài sản nào đều có khả năng dẫn đến hiệu quả Pareto miễn nó là một hệ thống hoàn chỉnh, một hệ
thống hoàn chỉnh nghĩa là một hệ thống mà tất cả các quyền đối với tất cả các lợi ích từ tất cả các nguồn tài nguyên khan hiếm đều được gán cho một người nào đó và có thể giao dịch được.
+ Cách tiếp cận thứ hai, thể chế kinh tế được hiểu theo nghĩa là các quy ước
hoặc chuẩn mực của hành vi kinh tế.
+ Cách tiếp cận thứ ba liên quan đến các thể chế theo nghĩa các loại hợp đồng
đang sử dụng: liệu có bảo hiểm cho một loại rủi ro nhất định hay không, liệu lao động được sử dụng cả đời hoặc theo giờ, liệu các cơng ty có chịu trách nhiệm tiếp quản các
hồ sơ dự thầu hay không,.v.v. và các vấn đề tương tự như vậy.
+ Cách tiếp cận thứ tư, thể chế kinh tế bàn về thẩm quyền của các bên trong hợp đồng, về việc ai quyết định điều gì.
Theo cách phân loại thể chế của (Joskow, 2004) thể chế được phân loại thành các thể chế pháp lý, chính trị, kinh tế và xã hội. Theo cách phân loại trên, thể chế kinh tế được xem là một nhánh thể chế của một chế độ xã hội nhất định.
Ngồi ra, một quốc gia có thể chế kinh tế tốt khi đảm bảo được: hiệu lực của
các thiết chế pháp lý (Rule of law), môi trường kinh doanh tốt, quyền sở hữu tài sản, các quy chuẩn xã hội thân thiện với thị trường để đảm bảo thu hút đầu tư, tham gia
hoạt động thương mại, sử dụng tối ưu và hiệu quả hơn các nguồn vốn con người và vật chất, và trong đạt được tăng trưởng kinh tế tốt hơn trong dài hạn (Acemoglu, Johnson, & Robinson, 2005).