THU NHẬP VỚI TỶ LỆ PHỤ THUỘC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của nguồn vốn chương trình mục tiêu giảm nghèo đến thu nhập của người dân thuộc vùng khó khăn trên địa bàn huyện phú tân (Trang 53)

Đơn vị tính: triệu đồng/năm

Hộ Nhóm hưởng lợi Nhóm so sánh Chênh lệch Số hộ Thu nhập bình quân Số hộ Thu nhập bình quân Khơng có tỷ lệ phụ thuộc 8 4,8 - Có tỷ lệ phụ thuộc 92 4,55 100 3,1 1,45 Tổng 100 100

(Nguồn : Số liệu điều tra thực tế tại địa bàn huyện Phú Tân đầu năm 2016) Theo số liệu thống kê trong bảng cho thấy đối với địa bàn huyện Phú Tân tỷ lệ phụ thuộc có ảnh hưởng đến thu nhập, trung bình thu nhập của các hộ khơng có tỷ lệ phụ thuộc đối với nhóm hưởng lợi là 4,8 triệu đồng, có phụ thuộc là 4,55 triệu đồng, thấp hơn so với hộ khơng có tỷ lệ phụ thuộc 0,25 triệu đồng. Điều này cho thấy tỷ lệ phụ thuộc có ảnh hưởng phần nào đến thu nhập của hộ nghèo thuộc vùng khó khăn.

4.2.1.7. Thu nhập với diện tích đất của hộ

Đất sản xuất là tư liệu sản xuất chính, mang tính quyết định của hộ gia đình sản xuất nông nghiệp ở nông thôn để tạo ra thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên đối

với hộ nghèo thì đa số là họ khơng có đất sản xuất, nếu có thì diện tích khơng nhiều. Do đó, thiếu đất sản xuất hoặc khơng có đất sản xuất thường thì thu nhập thấp.

Theo số liệu phân tích, những hộ khơng có đất sản xuất là 128 hộ, chiếm 64%, trong đó số hộ khơng có đất thuộc nhóm so sánh là 90 hộ với mức thu nhập bình quân là 2,9 triệu đồng; đối với các hộ có diện tích đất sản xuất từ 1.000m2 đến 3000 m2 trong mẫu nghiên cứu là 66 hộ, chiếm tỷ lệ 33% (nhóm hưởng lợi có 62 hộ, thu nhập bình qn 4,8 triệu đồng, nhóm so sánh 4 hộ, thu nhập bình qn là 4,5 triệu đồng). Như vậy, số liệu thống kê mô tả cho thấy hộ có diện tích đất sản xuất càng nhiều thì thu nhập của hộ càng cao và ngược lại.

Bảng 4.7: Thu nhập với diện tích đất của hộ

Đơn vị tính: triệu đồng/năm

Quy mơ diện tích đất (m2) Nhóm hưởng lợi Nhóm so sánh Chênh lệch Số hộ Thu nhập bình quân Số hộ Thu nhập bình quân Khơng có đất 38 4,25 90 2,9 1,35 Dưới 1.000m2 . . 6 4,0 Từ trên 1.000m2 đến 3.000m2 62 4,8 4 4,5 0,3 Tổng 100 100

(Nguồn : Số liệu điều tra thực tế tại địa bàn huyện Phú Tân đầu năm 2016).

4.2.1.8. Thu nhập với số hoạt động tạo thu nhập

Ở nông thôn các hoạt động nông nghiệp là chủ yếu, tuy nhiên các hoạt động nông nghiệp thường theo mùa vụ và phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Việc đa dạng hóa nguồn thu nhập từ các hoạt động khác giúp hộ gia đình có thể giảm thiểu rủi ro và cải thiện thu nhập của hộ. Kết quả nghiên cứu tại bảng 4.8 cho

thấy, các hộ gia đình có 1 hoạt động có 119 hộ chiếm 59,5%, trong đó nhóm so sánh có 90 hộ với mức thu nhập trung bình là 2,95 triệu đồng, thấp hơn nhóm hưởng lợi 1,15 triệu đồng; có 59 hộ gia đình có 2 hoạt động, chiếm 28%; có 3 hoạt động có 22 hộ chiếm 11% với thu nhập bình quân của nhóm hưởng lợi là 4,8 triệu đồng và nhóm so sánh là 4,5 triệu đồng. Như vậy, có thể nói rằng hộ càng có nhiều hoạt động tạo thu nhập thì thu nhập bình quân của hộ càng cao.

Bảng 4.8: Thu nhập với số hoạt động tạo thu nhập

Đơn vị tính: triệu đồng/năm

Số hoạt động tạo thu nhập Nhóm hưởng lợi Nhóm so sánh Chênh lệch Số hộ Thu nhập bình quân Số hộ Thu nhập bình quân 0 hoạt động 0 . 0 1 hoạt động 29 4,2 90 2,95 1,25 2 hoạt động 53 4,7 6 4,0 0,7 3 hoạt động 18 4,8 4 4,5 0,3 Tổng 100 100

(Nguồn : Số liệu điều tra thực tế tại địa bàn huyện Phú Tân đầu năm 2016).

4.2.1.9. Thu nhập với nguồn vốn Chương trình mục tiêu giảm nghèo

Nguồn vốn chương trình mục tiêu giảm nghèo được triển khai trên địa bàn huyện Phú Tân từ cuối năm 2012, riêng đối với địa bàn xã Tân Hải được hưởng lợi nguồn vốn từ Dự án “Hỗ trợ đầu tư CSHT các xã ĐBKK vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo” mỗi năm từ 1 – 1,5 tỷ đồng. Nguồn vốn này được đầu tư xây dựng những tuyến lộ bê tông, tạo điều kiện cho nhân dân trên địa bàn xã được lưu thông, trao đối, mua bán dễ dàng hơn so với trước. Ngoài ra, người dân nghèo trên địa bàn xã cịn được tiếp cận với nguồn tín dụng chính thức qua hệ thống Ngân hàng Chính

sách Xã hội. Kết quả điều tra qua bảng 4.9 cho thấy có 100% hộ nghèo thuộc nhóm hưởng lợi đều được tiếp cận với nguồn vốn, đồng thời số liệu thống kê cũng cho thấy, hộ được tiếp cận nguồn vốn có thu nhập cao hơn các hộ không được tiếp cận nguồn vốn thuộc nhóm so sánh. Mức thu nhập trung bình của các hộ nghèo được tiếp cận nguồn vốn là 4,6 triệu đồng/người/năm, trong khi đó thu nhập trung bình của các hộ nghèo không được tiếp cận nguồn vốn là 3,1 triệu đồng/người/năm.

Bảng 4.9: Thu nhập với nguồn vốn Chương trình mục tiêu giảm nghèo

Đơn vị tính: triệu đồng/năm

Nguồn vốn Nhóm hưởng lợi Nhóm so sánh Số hộ Thu nhập bình quân Số hộ Thu nhập bình qn Có tiếp cận 100 4,6 Không tiếp cận 100 3,1 Tổng 100 100

(Nguồn : Số liệu điều tra thực tế tại địa bàn huyện Phú Tân đầu năm 2016). Nhìn vào bảng 4.9 ta thấy thu nhập bình quân của hộ được tiếp cận nguồn vốn cao hơn hộ không tiếp cận nguồn vốn là 1,5 triệu đồng. Điều này cho thấy nguồn vốn ảnh hưởng trực tiếp và có vai trị quan trọng trong việc tăng thu nhập cho hộ nghèo thuộc vùng khó khăn trên địa bàn huyện.

4.2.1.10. Thu nhập của hộ

Năm 2012, thu nhập bình quân đầu người của tất cả các hộ phỏng vấn là 2,63 triệu đồng/người/năm (nhóm so sánh là 2,5 triệu đồng/người/năm, nhóm hưởng lợi là 2,77 triệu đồng/người/năm). Đến năm 2015, thu nhập bình quân đầu người của tất cả các hộ phỏng vấn là 3,85 triệu đồng/người/năm (nhóm so sánh là 3,1 triệu đồng/người/năm, nhóm hưởng lợi là 4,6 triệu đồng/người/năm).

Bảng 4.10: thu nhập của hộ gia đình

STT Khoản mục Nhóm so

sánh

Nhóm

hưởng lợi Chung

1 Thu nhập bình quân đầu người năm

2012 (triệu đồng/người/năm) 2,5 2,77 2,63

2 Thu nhập bình quân đầu người năm

2015 (triệu đồng/người/năm) 3,1 4,6 3,85

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu phỏng vấn đầu năm 2016

4.2.2. Tác động của nguồn vốn Chương trình mục tiêu giảm nghèo đến thu nhập của hộ nghèo thu nhập của hộ nghèo

4.2.2.1. Kiểm định điều kiện của phương pháp khác biệt kép

Giả định quan trọng của phương pháp khác biệt kép là nhóm so sánh và nhóm hưởng lợi phải có đặc điểm kinh tế xã hội tương tự nhau vào thời điểm trước khi áp dụng chính sách nghĩa là khơng có sự khác biệt nhau tại thời điểm năm 2012 ở các tiêu chí như thu nhập bình qn đầu người, tuổi của chủ hộ, tỷ lệ người phụ thuộc, giáo dục, diện tích đất canh tác. Sử dụng kiểm định sự khác biệt trung bình (t – test) giữa nhóm so sánh và nhóm hưởng lợi tại thời điểm 2012. Bảng 4.10 cho thấy ở mức ý nghĩa 5% giữa nhóm so sánh và nhóm hưởng lợi khơng có sự khác biệt tại thời điểm đầu năm 2012 (thời điểm chưa có chính sách) ở các đặc điểm về kinh tế xã hội, nên số liệu phỏng vấn thỏa mãn điều kiện giả định của phương pháp khác biệt kép.

Bảng 4.11: Khác biệt về điều kiện kinh tế - xã hội của 2 nhóm hộ thời điểm 2012 STT Tiêu chí Nhóm hưởng lợi Nhóm so sánh Chênh lệch

1 Thu nhập đầu người (tr.đồng) 2,77 2,50 0,27

2 Giới tính chủ hộ 0,73 0,85 -0,12

3 Nghề nghiệp 0,48 0,38 0,1

4 Số hoạt động tạo ra thu nhập 1,89 1,11 0,78

5 Quy mô hộ (người) 3,99 3,92 0,07

6 Tỷ lệ người phụ thuộc (%) 1,92 2,0 -0,08

7 Số năm đi học 4,65 4,46 0,19

8 Diện tích canh tác (1.000m2) 0,47 0,45 0,02

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu phỏng vấn đầu năm 2016 4.2.2.2. Tiếp cận nguồn vốn Chương trình mục tiêu giảm nghèo

Qua kết quả điều tra cho thấy, các hộ được hưởng lợi trực tiếp từ nguồn vốn chương trình mục tiêu gồm 4 khoản mục: Vay vốn tín dụng, hỗ trợ sản xuất, nhà Chương trình 167, vốn hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn theo QĐ 102/QĐ-TTg. Ngoài các nguồn vốn trên, hộ gia đình trên địa bàn xã thuộc vùng khó khăn cịn được hưởng lợi gián tiếp từ nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, nhờ nguồn vốn này mà người dân có điều kiện hơn trong việc lưu thơng trao đổi, mua bán hàng hóa, góp phần nâng cao thu nhập.

Bảng 4.12: Bảng khoản mục nguồn vốn Chương trình mục tiêu từ 2012-2015 STT Khoản mục Nguồn vốn tiếp cận Trung bình Thấp nhất Cao nhất

1 Vay vốn tín dụng (triệu đồng/hộ) 28,6 20 35

2 Hỗ trợ sản xuất 7,5 5 10

3 Nhà chương trình 167 20 20 20

4 Hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn theo QĐ 102/QĐ-TTg

1,6 0,32 2,88

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu phỏng vấn đầu năm 2016 và Báo cáo quyết tốn Phịng Tài chính – Kế hoạch 2012-2015)

4.3. LỰA CHỌN MƠ HÌNH HỒI QUY :

Kết quả phân tích tại bảng 4.13 cho thấy, khi chưa tiếp cận với nguồn vốn CTMTGN thì thu nhập của nhóm so sánh là 2,5 triệu đồng/người/năm; thu nhập của nhóm hưởng lợi là 2,77 triệu đồng/người/năm. Chênh lệch thu nhập giữa nhóm so sánh và nhóm hưởng lợi khi chưa có chính sách là 0,27 triệu đồng/người/năm.

Bảng 4Error! No text of specified style in document..13: Thu nhập của hộ nghèo trước và sau khi tiếp cận nguồn vốn CTMTGN

Đvt: Triệu đồng

Stt Tiêu chí Khi chưa có

chính sách

Sau khi có chính sách

1 Thu nhập của nhóm so sánh 2,5 3,1

2 Thu nhập của nhóm hưởng lợi 2,77 4,6

3 Chênh lệch thu nhập (2-1) 0,27 1,5

4 Thay đổi thu nhập trước và sau khi

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu phỏng vấn năm 2016

Sau khi tiếp cận với nguồn vốn CTMTGN thì thu nhập của nhóm hộ hưởng lợi là 4,6 triệu đồng/người/năm; chênh lệch giữa nhóm hưởng lợi và nhóm so sánh tại thời điểm sau khi có chính sách là 1,5 triệu đồng/người/năm. Như vậy, sau khi tiếp cận với nguồn vốn Chương trình mục tiêu giảm nghèo thì thu nhập của hộ nghèo tăng lên thêm 1,5 – 0,27 = 1,23 triệu đồng/người/năm.

Tuy nhiên, thu nhập của của hộ nghèo không chỉ phụ thuộc vào nguồn vốn Chương trình mục tiêu giảm nghèo mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác (đã nêu tại mơ hình nghiên cứu – Chương 3), đề tài thiết lập thêm các mơ hình hồi quy, với mức ý nghĩa thống kê yêu cầu là 5%.

Bảng 4.14: Kết quả hồi quy của mơ hình Biến

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa

Hệ số hồi quy chuẩn hóa t Sig Hằng số 2,044 6,218 0,000 X3 : Nghề nghiệp 0,067 0,074 1,186 0,239 X4 : Kinh nghiệm (*) 0,026 0,292 4,163 0,000 X5 : Số năm đi học (*) 0,050 0,290 3,912 0,000 X6 : Giới tính 0,034 0,033 0,523 0,602 X7 : Số nhân khẩu (**) -0,043 -0,172 -2,473 0,015 X8 : Tỷ lệ phụ thuộc (**) 0,003 0,144 2,235 0,028 X9 : Diện tích đất của hộ (***) 4,64 0,130 1,747 0,084

X10 : Số hoạt động tạo thu nhập (*) 0,147 0,221 3,414 0,001

X11 : Nguồn vốn (*) 0,080 0,226 3,246 0,002

R2 điều chỉnh : 0,636 Giá trị thống kê F : 20,212 Trị số Sig (F-statistic) : 0,000

Trị số Sig (F-statistic) : 0,000

Ghi chú : * Mức ý nghĩa 1%, ** Mức ý nghĩa 5%, *** Mức ý nghĩa 10%. (Nguồn : Kết quả hồi quy bằng phần mềm SPSS và tính tốn của tác giả).

4.2.3. Kiểm định tổng qt mơ hình nghiên cứu

4.2.3.1. Kiểm định hệ số hồi quy

Kết quả hồi quy ở bảng 4.14 cho thấy:

- Với mức ý nghĩa 10% (Sig < 0,1) có 7 biến có ý nghĩa gồm: Kinh nghiệm, số năm đi học, số nhân khẩu, tỷ lệ phụ thuộc, diện tích đất, số hoạt động tạo thu nhập, nguồn vốn. Như vậy các biến này tương quan có ý nghĩa với biến phụ thuộc với độ tin cậy 90%.

- Với mức ý nghĩa 5% (Sig < 0,05) có 6 biến có ý nghĩa gồm: Kinh nghiệm, số năm đi học, số nhân khẩu, tỷ lệ phụ thuộc, số hoạt động tạo thu nhập, nguồn vốn. Như vậy các biến này tương quan có ý nghĩa với biến phụ thuộc với độ tin cậy 95%. - Với mức ý nghĩa 1% (Sig < 0,01) có 4 biến có ý nghĩa gồm: Kinh nghiệm, số năm đi học, số hoạt động tạo thu nhập, nguồn vốn. Như vậy các biến này tương quan có ý nghĩa với biến phụ thuộc với độ tin cậy 99%.

- Biến nghề nghiệp và biến giới tính có Sig > 0,1 nên khơng có ý nghĩa thống kê. (Xem phụ lục 3)

4.2.3.2. Kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình

Mơ hình có R2 điều chỉnh (Adjusted R square) là 0,636. Như vậy, có 63,6% thu nhập của hộ nghèo tại địa bàn thuộc vùng khó khăn huyện Phú Tân được giải thích bởi các biến độc lập (xem bảng 4.14).

Theo kết quả bảng 4.14, trị số Sig (F-statistic) = 0,000 và giá trị thống kê F = 20,212 có thể kết luận rằng mơ hình đưa ra phù hợp với dữ liệu thực tế. Hay nói

cách khác, các biến độc lập có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc với độ tin cậy 99% (xem phụ lục 2).

4.2.3.3. Kiểm định hiện tượng tuyến của các biến độc lập

Nhìn vào bảng 4.13, ta thấy độ phóng đại sai (VIF) đều nhỏ hơn 10, điều này có thể kết luận rằng khơng có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập với nhau trong mơ hình.

4.2.4. Phân tích tác động của nguồn vốn Chương trình mục tiêu đến thu nhập của hộ nghèo thuộc vùng khó khăn nhập của hộ nghèo thuộc vùng khó khăn

Bảng 4.13 : Kết quả hồi quy của mơ hình và VIF

Biến

Hệ số hồi quy chưa

chuẩn hóa Hệ số hồi quy chuẩn hóa t Sig VIF Hằng số 1,980 6,113 0,000 X4 : Kinh nghiệm (*) 0,028 0,323 4,790 0,000 1,220 X5 : Số năm đi học (*) 0,057 0,333 4,817 0,000 1,278 X7 : Số nhân khẩu (**) -0,039 -0,159 - 2,289 0,024 1,285 X8 : Tỷ lệ phụ thuộc (*) 0,004 0,176 2,776 0,007 1,072

X10: Số hoạt động tạo thu nhập (*) 0,167 0,252 4,016 0,000 1,051

X11 : Nguồn vốn (*) 0,080 0,231 3,301 0,001 1,309

R2 điều chỉnh : 0,63

Giá trị thống kê F : 29,147

Trị số Sig (F-statistic) : 0,000 Trị số Sig (F-statistic) : 0,000

(Nguồn : Kết quả hồi quy bằng phần mềm SPSS 20.0).

Phương trình hồi quy thu nhập đầu người của hộ được viết lại như sau:

Y = 0,028*KN + 0,057*SNĐH – 0,039*SNK + 0,004*TLPT + 0,167*HDTTN + 0,080*NV (4.1)

Hay Thu nhập đầu người = 0,028*kinh nghiệm làm việc + 0,057*số năm đi học – 0,039*số nhân khẩu + 0,004*tỷ lệ phụ thuộc + 0,167*số hoạt động tạo thu nhập + 0,080*nguồn vốn (4.2)

Qua kết quả hồi quy (Bảng 4.13), cho thấy có 6 biến có ý nghĩa, cụ thể thu nhập trung bình của hộ nghèo thuộc vùng khó khăn trên địa bàn huyện tương quan với các biến: kinh nghiệm của chủ hộ, số năm đi học, số nhân khẩu, tỷ lệ phụ thuộc, số hoạt động tạo thu nhập, nguồn vốn. Sự tác động của các biến được giải thích như sau:

Biến KINHNGHIEM (X4) có hệ số Sig = 0,000 nên có ý nghĩa thống kê mức 1% với hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa là 0,028 và có quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc (THUNHAP), thỏa kỳ vọng ban đầu. Với giả định các yếu tố khác không đổi, nếu kinh nghiệm làm việc của chủ hộ tăng thêm 1 năm thì thu nhập trung bình của hộ gia đình sẽ tăng 0,028 triệu đồng. Như vậy có thể thấy rằng số năm kinh nghiệm làm việc của chủ hộ càng nhiều thì thu nhập trung bình của hộ gia đình sẽ cao.

Biến SONAMDIHOC (X5) có hệ số Sig = 0,000 nên có ý nghĩa thống kê mức 1% với hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa là 0,057 và có quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc (THUNHAP), thỏa kỳ vọng ban đầu. Người có số năm đi học ít (trình độ thấp) thường thiếu khả năng tiếp thu kiến thức chuyên môn để phục vụ cho sản xuất tạo thu nhập ni sống bản thân và gia đình. Kết quả hồi quy cho thấy với giả định các yếu tố khác khơng đổi, nếu trình độ học vấn của chủ hộ tăng thêm 1 năm học thì thu nhập của hộ gia đình sẽ tăng thêm 0,057 triệu đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của nguồn vốn chương trình mục tiêu giảm nghèo đến thu nhập của người dân thuộc vùng khó khăn trên địa bàn huyện phú tân (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)