CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2.3. Kiểm định tổng qt mơ hình nghiên cứu
4.2.3.1. Kiểm định hệ số hồi quy
Kết quả hồi quy ở bảng 4.14 cho thấy:
- Với mức ý nghĩa 10% (Sig < 0,1) có 7 biến có ý nghĩa gồm: Kinh nghiệm, số năm đi học, số nhân khẩu, tỷ lệ phụ thuộc, diện tích đất, số hoạt động tạo thu nhập, nguồn vốn. Như vậy các biến này tương quan có ý nghĩa với biến phụ thuộc với độ tin cậy 90%.
- Với mức ý nghĩa 5% (Sig < 0,05) có 6 biến có ý nghĩa gồm: Kinh nghiệm, số năm đi học, số nhân khẩu, tỷ lệ phụ thuộc, số hoạt động tạo thu nhập, nguồn vốn. Như vậy các biến này tương quan có ý nghĩa với biến phụ thuộc với độ tin cậy 95%. - Với mức ý nghĩa 1% (Sig < 0,01) có 4 biến có ý nghĩa gồm: Kinh nghiệm, số năm đi học, số hoạt động tạo thu nhập, nguồn vốn. Như vậy các biến này tương quan có ý nghĩa với biến phụ thuộc với độ tin cậy 99%.
- Biến nghề nghiệp và biến giới tính có Sig > 0,1 nên khơng có ý nghĩa thống kê. (Xem phụ lục 3)
4.2.3.2. Kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình
Mơ hình có R2 điều chỉnh (Adjusted R square) là 0,636. Như vậy, có 63,6% thu nhập của hộ nghèo tại địa bàn thuộc vùng khó khăn huyện Phú Tân được giải thích bởi các biến độc lập (xem bảng 4.14).
Theo kết quả bảng 4.14, trị số Sig (F-statistic) = 0,000 và giá trị thống kê F = 20,212 có thể kết luận rằng mô hình đưa ra phù hợp với dữ liệu thực tế. Hay nói
cách khác, các biến độc lập có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc với độ tin cậy 99% (xem phụ lục 2).
4.2.3.3. Kiểm định hiện tượng tuyến của các biến độc lập
Nhìn vào bảng 4.13, ta thấy độ phóng đại sai (VIF) đều nhỏ hơn 10, điều này có thể kết luận rằng khơng có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập với nhau trong mơ hình.