Nghiên cứu sơ bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tác động của ERP đến kế toán quản trị tại các doanh nghiệp tại việt nam (Trang 60 - 63)

CHƯƠNG 3 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.4. Thiết kế nghiên cứu

3.4.2. Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ được xây dựng và hiệu chỉnh thơng qua phương pháp định tính, thảo luận chun gia, nhân viên kế toán- những người hoạt động trong lĩnh vực kế toán lâu năm hoặc những người am hiểu lĩnh vực kế toán. Mục tiêu của giai đoạn nghiên cứu này nhằm hiệu chỉnh các thang đo cho các giả thuyết nghiên cứu dựa vào nghiên cứu của Valmohammadi et al (2014) để có được thang đo hoàn chỉnh phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế tại các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Bảng 3.1. Các thang đo cho các giả thuyết nghiên cứu dựa vào nghiên cứu của Valmohammadi et al (2014)

Mức chuẩn hóa của Báo cáo kế tốn

Tiếp cận kịp thời các thơng tin có liên quan để chuẩn bị báo cáo

Tăng độ chính xác và giảm sai sót trong việc chuẩn bị các báo cáo và lập ngân sách

Nâng cao chất lượng báo cáo

Nâng cao chất lượng việc ra quyết định định dựa trên dữ liệu

Hiệu suất hoạt động trong bộ phận kế tốn

Nâng cao tính linh hoạt trong việc chuẩn bị dữ liệu cần thiết

Giảm thời gian cần thiết cho việc chuẩn bị các báo cáo và lập ngân sách Giảm thời gian cần thiết để đóng kỳ tài khoản hàng năm

Giảm thời gian cần thiết để đóng kỳ tài khoản hàng tháng

Khả năng của nhân viên trong bộ phận kế toán

Tăng khả năng CNTT

Tăng khả năng hiểu biết về các hoạt động chính của các phịng ban khác đang hoạt động

Nâng cao khả năng làm việc nhóm

Nâng cao sự hiểu biết và kiến thức về kế tốn quản trị và quản lý tài chính

Tăng sự hài lịng đối với cơng việc của nhân viên phịng kế tốn

Sự tích hợp thơng tin tài chính trong bộ phận kế tốn

Cơng việc và các hoạt động của kế toán dễ dàng hơn Tăng sự tích hợp thơng tin tài chính của phịng kế tốn

Tăng sự hợp tác nhiều hơn giữa bộ phận kế tốn và các phịng ban khác trong vấn đề trao đổi thông tin

Số lượng nhân viên trong bộ phận kế toán

Giảm số lượng nhân viên phịng kế tốn

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Valmohammadi et al (2014)

Quá trình thu thập dữ liệu được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp và online bằng bảng câu hỏi với 11 câu hỏi phân loại và 17 câu hỏi chi tiết tại các doanh nghiệp có hoặc khơng có sử dụng phần mềm ERP tại Việt Nam. Phạm vi khảo sát chủ yếu trong địa bàn TP HCM và khu vực Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hịa. Trong q trình phỏng vấn các nhân viên kế toán/chuyên viên này, tác giả nhận thấy rằng các câu hỏi mà tác giả phỏng vấn được các nhân viên/chuyên viên hiểu một cách rất rõ ràng và chính xác, ngồi ra, tác giả cũng cố gắng hỗ trợ giải đáp các thắc mắc khi các nhân viên kế toán/chuyên viên muốn hiểu rõ hơn. Việc làm này sẽ làm cho các kết quả từ bảng câu hỏi trở nên đáng tin cậy hơn. Kết quả thu về được khoảng 40 phiếu hợp lệ (các phiếu không hợp lệ là các phiếu thiếu thông tin hoặc là các phiếu chỉ đánh tất cả đáp án là 1 hoặc 5) dành cho nghiên cứu sơ bộ. Sau đó, tác giả sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu nghiên cứu sơ bộ và tiến hành các kiểm định cần thiết.

Tác giả thực hiện kiểm định Cronbach Alpha đối với nghiên cứu sơ bộ để từ đó có thể cân nhắc việc hiệu chỉnh nội dung các câu hỏi cũng như loại trừ/bổ sung thêm các câu hỏi có liên quan. Các câu hỏi có độ tin cậy cao nếu hệ số tương quan giữa biến – tổng là lớn hơn 0,3 và nếu giá trị hệ số Cronbach Alpha tổng thể từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Kết quả Cronbach Alpha đối với nghiên cứu sơ bộ được trình bày trong bảng 3.2, dựa vào kết quả được thể hiện trong bảng 3.2 có thể thấy rằng nhìn chung hệ số tương quan giữa biến – tổng đều lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach Alpha tổng thể lớn hơn 0,6; do đó tác giả có thể kết luận rằng các câu hỏi của tác giả có thể được đưa vào để thực hiện nghiên cứu chính thức.

Bảng 3.2. Kết quả Cronbach Alpha đối với nghiên cứu sơ bộ

Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted CH1 62,875 110,83 0,776 0,948 CH2 62,9 108,4 0,871 0,946 CH3 62,85 110,746 0,77 0,948 CH4 62,9 110,144 0,798 0,948 CH5 63 109,846 0,698 0,95 CH6 62,85 109,31 0,794 0,948 CH7 63,2 109,344 0,739 0,949 CH8 63,175 108,866 0,749 0,949 CH9 63,1 112,246 0,693 0,95 CH10 63,2 111,959 0,763 0,949 CH11 63,45 113,074 0,657 0,95 CH12 63,275 112,102 0,759 0,949 CH13 63,175 111,328 0,714 0,949 CH14 62,975 109,563 0,75 0,949 CH15 62,85 109,874 0,791 0,948 CH16 62,975 110,076 0,722 0,949 CH17 63,65 114,079 0,357 0,959 Hệ số Cronbach Alpha tổng = 0,952 Nguồn:Tác giả tổng hợp từ phần mềm SPSS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tác động của ERP đến kế toán quản trị tại các doanh nghiệp tại việt nam (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)