.5 Mơ hình đường cong Stan Shih

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chuỗi giá trị để hội nhập quốc tế tại công ty cổ phần bóng đèn điện quang (Trang 26)

Một ví dụ rất dễ thấy. Người sáng lập ra hãng Microsoft trở thành giàu nhất thế giới nhờ ngự trị đỉnh cao bên trái của mơ hình. Trong khi đó, gia đình giàu nhất thế giới là Walton, lại đang ngự trị ở đỉnh cao bên phải với chuỗi phân phối và bán lẻ Wal-Mart. Trong mơ hình này ta có thể dễ dàng nhận thấy, trong chuỗi các cơng việc theo sản phẩm thì các cơng việc tạo ra giá trị gia tăng cao thường liên qua đến việc R&D sản phẩm và bán hàng và hậu mãi. Các công việc liên quan đến sản xuất thường không mang lợi giá trị gia tăng quá lớn.

Các ngành công nghiệp nhất là công nghiệp điện tử ở Việt Nam bị một vấn đề là cứ tập trung vào việc sản xuất, gia công lắp ráp cho doanh nghiệp nước ngoài mà đâu chú ý rằng việc làm sản xuất mang lại 1giá trị gia tăng rất thấp so với các công việc khác trong chuỗi giá trị của một sản phẩm. Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam chỉ chú trọng vào việc lắp ráp, OEM, ODM cho các hãng lớn mà quên đi mất giá trị gia tăng nằm nhiều ở khâu thiết kế, phát triển ý tưởng.

j. Chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng:

Chuỗi cung ứng bao gồm các công ty và hoạt động kinh doanh cần để thiết kế, sản xuất, phân phối và sử dụng sản phẩm hay dịch vụ. Các hoạt động kinh doanh tùy thuộc vào chuỗi cung ứng cung cấp cho họ những gì họ cần để tồn tại và phát triển. Mỗi doanh nghiệp phù hợp với một hoặc nhiều chuỗi cung ứng và có vai trị nhất định trong từng chuỗi cung ứng đó.

Thuật ngữ “quản lý chuỗi cung ứng” xuất hiện cuối những năm 80 và trở nên phổ biến trong những năm 90. Trước đó, các cơng ty sử dụng thuật ngữ như ‘hậu cần”

(logistics) và “quản lý các hoạt động” (operations management). Dưới đây là một vài định nghĩa về chuỗi cung ứng:

• “Chuỗi cung ứng là sự liên kết với các công ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ vào thị trường” – “Fundaments of Logistics Management” của Lambert, Stock và Elleam (1998, Boston MA: Irwin/McGraw-Hill, c.14)

• “Chuỗi cung ứng bao gồm mọi cơng đoạn có liên quan, trực tiếp hay gián tiếp, đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng” – “Supplychain management: strategy, planing and operation” của Chopra Sunil và Pter Meindl, (2001, Upper Saddle Riverm NI: Prentice Hall c.1)

• “Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán thành phẩm và thành phẩm, và phân phối chúng cho khách hàng” – “An introduction to supply chain management” Ganesham, Ran and Terry P. Harrison, 1995.

• “Việc kết hợp một cách hệ thống, chiến lược các chức năng kinh doanh truyền thống và sách lược giữa các chức năng kinh doanh đó trong phạm vi một công ty và giữa các công ty trong phạm vi chuỗi cung ứng, nhằm mục đích cải thiện kết quả lâu dài của từng cơng ty và tồn bộ chuỗi cung ứng” – Mentzer, De Witt, Deebler, Min . . .

Vào năm 1998 thuật ngữ quản trị chuỗi cung ứng tiếp tục được phát triển và tổ chức the global supply chain forum (GSCF) đã định nghĩa quản trị chuỗi cung ứng: Quản trị chuỗi cung ứng là sự tích hợp các nhân tố then chốt trong q trình kinh doanh từ người sử dụng cuối cùng thông qua nhà cung cấp ban đầu mà cung cấp các sản phẩm, dịch vụ và thông tin làm gia tăng giá trị cho khách hàng và cổ đông.

Việc tăng thêm thuật ngữ “gia tăng giá trị” đã làm mờ đi sự khác biệt giữa chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng. Và quản trị chuỗi chuỗi cung ứng là quá trình tìm kiếm sự tối ưu hóa về chi phí [Mike Eskew, chủ tịch kiêm giám độc điều hành của tập đoàn UPS].

Sự thay đổi quan điểm về thuật ngữ chuỗi cung ứng ở trên đã tạo ra một chuỗi cung ứng thế hệ 2, với nhiều điểm khác biệt so với thuật ngữ chuỗi cung ứng ban đầu. Tuy nhiên, thuật ngữ này không dừng lại ở đây mà tiếp tục phát triển và thay đổi để hình thành nên chuỗi cung ứng thế hệ thứ 3, với nội dung căn bản: tập trung vào sự quan tâm và hài lòng của khách hàng và sự đồng bộ hóa chuỗi cung ứng định hướng vào khách

hàng - những người có sức mạnh để lơi kéo giá trị. Mô tả này phản ánh sự phát triển của chuỗi cung ứng theo hướng đồng bộ hóa dịng giá trị và dịng cung ứng.

Chính sự phát triển của thuật ngữ chuỗi cung ứng đã tạo ra sự tương đồng giữa khái niệm chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng như:

- Chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng đều thể hiện định hướng phát triển hay mở rộng doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh bằng cách liên kết với các doanh nghiệp theo quá trình vận hành của dòng sản phẩm, dịch vụ theo một định hướng nhất định.

- Chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng đều kết nối các công ty thành mạng lưới có sự tương tác với nhau để cung cấp hang hóa và dịch vụ.

Trong những nghiên cứu gần đây về lợi ích của khái niệm giá trị được sử dụng trong kinh tế, tiếp thị, chiến lược và các lĩnh vực quản trị hoạt động mà khái niệm chuỗi cung ứng thật sự được mở rộng từ khái niệm này. Theo như phân tích này thì nguồn lực di chuyển dọc theo chuỗi giữa các công ty liên kết và nguồn cung cấp và tiền di chuyển theo 2 hướng ngược nhau. Trong khi giá trị là một tiếp cận về chất lượng cảm nhận một cách trừu tượng với lợi ích được tạo ra trong q trình trao đổi dọc theo chuỗi các nguồn lực. Những vấn đề xoay quanh giá trị là sự di chuyển của nguồn lực, định hướng vào cả 2 thành phần trong một giao dịch là nhà cung cấp và khách hàng. Vì vậy, chuỗi giá trị có thể hoạt động thơng qua 2 con đường: với nhà cung cấp giá trị được dồn về nguồn lực tài chính, nợ phải trả, tính ổn định của đơn đặt hàng trong tương lai của khách hàng mà họ cung cấp. Trong khi giá trị xuất phát từ khách hàng có được từ chuyển giao sản phẩm, dịch vụ.

Tạo ra một chuỗi giá trị thuận lợi phải liên kết yêu cầu giữa những gì khách hàng muốn (chuỗi nhu cầu) và những gì phải sản xuất (chuỗi cung ứng). Trong khi chuỗi cung ứng tập trung vào giảm chi phí, tạo ra hoạt động tuyệt vời thì chuỗi giá trị tập trung vào quá trình cải tiến, phát triển sản phẩm, hoạt động marketing.

Để tối đa hóa giá trị trong mơi trường năng động chúng ta phải đồng bộ hóa dịng cung ứng và dịng giá trị từ khách hang mà có sự thay đổi nhanh chóng về thị hiếu, sở thích và nhu cầu. Chúng ta không nên suy nghĩ rằng 2 chuỗi này là 2 thực thể khác nhau mà nên tích hợp cả hai (vì quản trị chuỗi cung ứng thế hệ thứ 3 đã phát triển ra chuỗi cung ứng có liên kết đến nhu cầu).

2.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước

2.2.1 Tình hình nghiên cứu ngồi nước:

Có rất nhiều nghiên cứu về chuỗi giá trị cho các ngành từ nông nghiệp, đến công nghiệp và cả các ngành dịch vụ. Tuy nhiên, công nghiệp chiếu sáng lại chưa được nghiên cứu một cách bài bản. Chỉ có vài nghiên cứu của các cơng ty chuyên khảo sát thị trường như A.T. Kearney, Heady Consulting, Yole Development đưa ra các chuỗi giá trị cho ngành này. Tuy nhiên, các chuỗi giá trị này chưa mang tính thống nhất và đại diện cho ngành cơng nghiệp chiếu sáng. Các nghiên cứu về chuỗi giá trị cho ngành công nghiệp chiếu sáng không được nghiên cứu một cách bài bản mà chỉ đưa ra các chuỗi giá trị theo quan điểm của tác giả để phân tích thị trường chiếu sáng và xác định khả năng phát triển của thị trường chiếu sáng.

Về các chuỗi giá trị của các ngành cơng nghiệp tương tự, có nghiên cứu của Đại học Duke về Tồn Cầu Hóa, Chính Phủ và Cạnh Tranh (Duke University in Globalization, Governance & Competitiveness - Duke CGGC) về chuỗi giá trị của một nhà cung cấp mạng lưới điện thơng minh ở Mỹ, chuỗi giá trị tồn cầu của ngành cơng nghiệp máy tính, chuỗi giá trị tồn cầu của ngành cơng nghiệp ô tô. Những chuỗi giá trị này có thể khơng liên quan trực tiếp đến ngành công nghiệp chiếu sáng thế giới nhưng sẽ là cơ sở để căn cứ vào đó tác giả nghiên cứu và xây dựng nên chuỗi giá trị theo mục đích nghiên cứu của mình.

Hình 2.6 Chuỗi giá trị toàn cầu của trái cây và rau quả. Nguồn: Fernandez-Stark et al., Forthcoming-c

ĐẦU VÀO HẠT GIỐNG PHÂN BĨN HóA CHẤT NƠNG NGHIỆP DỤNG CỤ NÔNG TRẠI THIẾT BỊ TƯỚI TIÊU SẢN XUẤT ĐỂ XUẤT KHẨU NÔNG TRẠI: TRÁI CÂY VÀ RAU QUẢ ĐỂ LÀM THỰC PHẨM CHẾ BIẾN NÔNG TRẠI: TRÁI CÂY VÀ RAU QUẢ ĐỂ LÀM THỰC PHẨM TƯƠI NƠN G TRẠI NHỎ NƠNG TRẠI VỪA VÀ LỚN ĐĨNG GĨI VÀ LƯU TRỮ CÁC CƠNG TY XUẤT KHẨU NHÀ MÁY ĐĨNG GĨI KHO LẠNH Q TRÌNH XỬ LÝ CÁC CƠNG TY XỬ LÝ SẤY KHƠ ĐƠNG LẠNH BẢO QUẢN ÉP VÀ NGHIỀN PHÂN PHỐI VÀ MARKETING SIÊU THỊ QUẨY THỰC PHẨM NHÀ NHẬP KHẨU VÀ BÁN SĨ NHÀ BÁN LẼ

NHỮNG CÔNG TY SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU LỚN

NƠN G TRẠI

NHÀ MÁY ĐĨNG GĨI KHO LẠNH

R&D phần mềm Tư vấn CNTT ERP Phát triển ứng dụng Tích hợp ứng dụng Quản lý Desktop Phần mềm Quản lý ứng dụng Quản lý mạng Quản lý hạ tầng Hạ tầng ITO

Tư vấn kinh doanh Phân tích kinh doanh

Đánh giá thị trường Dịch vụ pháp lý KPO Tài chính và kế tốn Mua hàng, logistics và quản trị chuỗi cung ứng

Quản lý tài liệu và nội dung ERM Đào tạo Quản lý tài năng Trả lương Tuyển dụng HRM Marketing và bán hàng Tổng đài chăm sóc khách hàng CRM BPO Ngân hàng, dịch vụ tài chính và bảo hiểm Sản xuất Truyền thơng Năng lượng

Đi lại và vận chuyển

Sức khỏe và thuốc

Bán lẻ

Khác

Các hoạt động kinh doanh tổng quát Các hoạt động đặc thù của ngành

Hình 2.7 Chuỗi giá trị toàn cầu của dịch vụ ngoài khơi. Nguồn: (Gereffi & Fernandez-Stark, 2010a). See http://www.cggc.duke.edu/pdfs/CGGCCORFO_The_Offshore_Services_Global_Value_Chain_March_1_2010.pdf.

2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước:

Ở trong nước, có rất nhiều nghiên cứu về chuỗi giá trị nhưng hầu hết là nghiên cứu về chuỗi giá trị các sản phẩm nơng nghiệp. Có lẽ do đặc thù của nước ta là một nước nông nghiệp nên các bài nghiên cứu về chuỗi giá trị thường hướng đến các sản phẩm nơng nghiệp. Có một nghiên cứu về chuỗi giá trị tồn cầu của ngành cơng nghiệp điện tử của tác giả Nguyễn Hoàng Ánh (2008). Tuy nhiên, chuỗi giá trị của ngành công nghiệp điện tử có rất nhiều yếu tố khác với chuỗi giá trị của ngành cơng nghiệp chiếu sáng. Ngồi ra với đặc thù là ngành điện tử thường chỉ gia công cho các doanh nghiệp ở nước ngoài trong khi ngành chiếu sáng thì các doanh nghiệp trong nước có thể chủ động phát triển và làm chủ công nghệ. Những chuỗi giá trị này cũng là một trong những yếu tố cơ bản để tác giả nghiên cứu và đưa ra các giải pháp xây dựng chuỗi giá trị trong nước.

CHƯƠNG 3 – CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHIẾU SÁNG THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

3.1 Ngành công nghiệp chiếu sáng và những đặc trưng của nó

3.1.1 Ngành cơng nghiệp chiếu sáng thế giới

Ngành cơng nghiệp chiếu sáng tồn cầu đang đứng trước một sự thay đổi lớn, được khuyến khích bởi sự đơ thị hóa cịn tiếp tục trong thấp kỷ tới và hướng đến mức hiệu suất năng lượng cao chưa từng thấy. Thị trường chiếu sáng thế giới hiện tại bị chi phối khá nhiều bởi sự phát triển của công nghệ điện tử nhất là từ khi phát triển cơng nghệ bán dẫn thì thị trường chiếu sáng gần như thay đổi hoàn toàn.

a) Lịch sử công nghệ chiếu sáng:

Ngay từ thời tiền sử, con người đã biết dùng lửa để tạo ra ánh sáng để sử dụng trong các hang động. Đó là hình thái cơ bản nhất của chiếu sáng. Về sau người ta còn dùng lửa để chiếu sáng cho đến tận thế kỷ 19. Lịch sử chiếu sáng chỉ được ghi nhận vào năm 1879 khi Thomas Edison và Joseph Swan phát minh ra đèn sợi đốt. Từ thời điểm đó lịch sử ngành cơng nghiệp chiếu sáng thay đổi một các chóng mặt với sự ra đời của đèn huỳnh quang (Edmund Germer, 1926), đèn huỳnh quang compact (1973) đèn cao áp (1986).

Tuy nhiên, lịch sử ngành chiếu sáng đã được bước sang một trang mới với sự phát minh ra LED (Light-Emitting-Diod: Diod phát quang). Vào năm 1962, Nick Holonyak Jr. đã phát minh ra đèn LED phát sáng đầu tiên, và từ thời điểm đó, đèn LED phát sáng được phát triển rất nhiều nhưng vẫn chưa thế ứng dụng cho chiếu sáng vì khi đó đèn LED chỉ có được màu đỏ, màu vàng, màu xanh lá mà chưa thể tạo ra được màu xanh dương (vốn là 1 trong 3 màu cơ bản – cùng với đỏ và xanh lá – để có thể tạo ra được ánh sáng màu trắng và mọi màu khác). Vào năm 1995, Shuji Nakamura ở phịng thí nghiệm của Nichia đã phát minh ra được đèn LED màu xanh dương, đánh dấu một bước ngoặc trong sự phát triển của chiếu sáng hiện đại. Phát minh này được đánh giá là một điểm nhấn nhằm đưa ngành công nghiệp chiếu sáng sang một trong mới, từ chiếu sáng truyền thống dạng phóng điện sáng chiếu sáng bán dẫn, chiếu sáng điện tử. Với phát minh của mình, Shuji Nakamura đã được trao giải Nobel Vật lý năm 2014.

b) Chiếu sáng điện tử (LED) đang là chủ đạo.

Từ thời điểm Nakamura phát minh ra Blue LED thì ngành cơng nghiệp chiếu sáng gần như gắn liền với ngành công nghiệp điện tử. Với sự phát triển mạnh mẽ của công

nghiệp điện tử trong những năm gần đây thì ngành cơng nghiệp chiếu sáng cũng thay đổi một cách chóng mặt về chủng loại và đặc tính. Với đèn tròn hiệu suất năng lượng chỉ ở mức 10 lm/W và tuổi thọ 1.000 giờ lên đến đèn huỳnh quang với hiệu suất 50 lm/W và tuổi thọ lên 10.000 giờ, đèn compact có thể đạt được mức hiệu suất năng lượng 60-80lm/W với tuổi thọ 10.000 – 15.000 giờ, khi chuyển qua LED thì hiệu suất năng lượng hiện tại có thể đạt đến 100-140 lm/W (lên đến mức 150-200lm/W ở phịng thí nghiệm) và tuổi thọ có thể lên đến 30.000 – 50.000 giờ. Sự thay đổi chóng mặt đó làm thay đổi bản chất của ngành công nghiệp chiếu sáng thế giới ngày nay.

c) Một thị trường cực kỳ tiềm năng

Thị trường chiếu sáng tồn cầu được ước tính là sẽ mang lại doanh thu 110 tỉ Euro vào năm 2020 (McKinsey, 2011), trong đó chiếu sáng chung sẽ đóng vai trị chủ đạo của sự phát triển này.

Hình 3.1 Xu hướng thị trường chiếu sáng toàn cầu. Nguồn: McKinsey, 2011

Chiếu sáng chung đang thống trị thị trường chiếu sáng với tổng doanh thu vào năm 201 khoảng 52 tỉ Euro, chiếu khoảng 75% thị trường chiếu sáng toàn cầu. Con số này dự kiến tăng lên 88 tỉ Euro chiếm tỷ trọng 80% thị trường chiếu sáng thế giới vào năm 2020. Thị trường chiếu sáng chung cho hai động lực chính để có thể phát triển được đến mức độ đó. Động lực thứ nhất là sự phát triển xây dựng ở các quốc gia mới nổi. Động lực thứ hai là là khả năng thâm nhập của những cơng nghệ nguồn sáng có giá thành cao, bao gồm cả LED, sẽ làm tăng giá trung bình của các sán phẩm chiếu sáng.

Chiếu sáng ô tô, mô tô đang phát triển một cách bền vững. Năm 2010 doanh thu của dòng sản phẩm này khoảng 13 tỉ Euro và chiến 20% thị phần chiếu sáng toàn cầu.

Dịng sản phẩm này được dự đốn sẽ tăng trưởng lên thành 18 tỉ Euro vào năm 2020. Động lực để mảng chiếu sáng này phát triển cũng giống như chiếu sáng chung với sự phát triển nhanh của các thị trường mới nổi và sự thâm nhập của LED.

Thị trường chiếu sáng nền có doanh thu 4 tỉ Euro và chiến 6% thị trường chiếu sáng vào năm 2010. Thị trường này được dự đoán là sẽ tăng trưởng khơng nhiều vì sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chuỗi giá trị để hội nhập quốc tế tại công ty cổ phần bóng đèn điện quang (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)