.1 Xu hướng thị trường chiếu sáng toàn cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chuỗi giá trị để hội nhập quốc tế tại công ty cổ phần bóng đèn điện quang (Trang 32)

Chiếu sáng chung đang thống trị thị trường chiếu sáng với tổng doanh thu vào năm 201 khoảng 52 tỉ Euro, chiếu khoảng 75% thị trường chiếu sáng toàn cầu. Con số này dự kiến tăng lên 88 tỉ Euro chiếm tỷ trọng 80% thị trường chiếu sáng thế giới vào năm 2020. Thị trường chiếu sáng chung cho hai động lực chính để có thể phát triển được đến mức độ đó. Động lực thứ nhất là sự phát triển xây dựng ở các quốc gia mới nổi. Động lực thứ hai là là khả năng thâm nhập của những cơng nghệ nguồn sáng có giá thành cao, bao gồm cả LED, sẽ làm tăng giá trung bình của các sán phẩm chiếu sáng.

Chiếu sáng ô tô, mô tô đang phát triển một cách bền vững. Năm 2010 doanh thu của dòng sản phẩm này khoảng 13 tỉ Euro và chiến 20% thị phần chiếu sáng toàn cầu.

Dịng sản phẩm này được dự đốn sẽ tăng trưởng lên thành 18 tỉ Euro vào năm 2020. Động lực để mảng chiếu sáng này phát triển cũng giống như chiếu sáng chung với sự phát triển nhanh của các thị trường mới nổi và sự thâm nhập của LED.

Thị trường chiếu sáng nền có doanh thu 4 tỉ Euro và chiến 6% thị trường chiếu sáng vào năm 2010. Thị trường này được dự đoán là sẽ tăng trưởng khơng nhiều vì sự thay thế của đèn LED cho các loại đèn truyền thống và sự thay đổi nhanh chóng trong cơng nghệ của tivi, điện thoại, laptop...

d) Động lực phát triển của ngành chiếu sáng toàn cầu – Các xu thế phát triển của thế giới đặc biệt là hiệu quả năng lượng.

Các xu thế phát triển của thế giới thúc đẩy ngành chiếu sáng phát triển. Một xu thế lớn là việc tăng dân sô, đặc biệt trong những nước đang phát triển. Thứ hai là việc tăng thu nhập dẫn đến việc người tiêu dùng dễ dàng bỏ tiền nhiều hơn vào chiếu sáng. Thứ ba là đơ thị hóa với nhu cầu sử dụng ánh sáng cao hơn nhiều so với nơng thơn. Cuối cùng là vì nguồn lực hạn hữu và sự biến đổi khí hậu, nhu cầu về những sản phẩm có hiệu quả năng lượng gây ra sự chuyển dịch qua các sản phẩm có giá thành cao hơn trong thị trường chiếu sáng.

- Sự gia tăng dân số toàn cầu và tăng thu nhập. Dân số thế giới dự đoán sẽ tăng từ 6.9 tỉ vào năm 2010 lên thành 7.7 tỉ vào năm 2020. Đây là một động lực cơ bản cho sự phát triển nhu cầu chiếu sáng, cả trong dân dụng và trong những khu vực khác. Sự gia tăng dân số chủ yếu nằm ở Châu Á nơi được dự đốn là sẽ đóng góp 78% trong sự tăng dân số tồn cầu.

- Sự đơ thị hóa. Kinh tế thế giới được dự đoán là sẽ tăng trưởng 3% - 4% mỗi năm từ 2010 đến 2020. Sự tăng trưởng chính sẽ đến từ khu vực thành thị nơi có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu của thị trường chiếu sáng, đặc biệt là chiếu sáng chung. Các khu vực đô thị sử dụng ánh sáng nhiều hơn khu vực nơng thơn, vì thế sự đơ thị hóa có xu hướng làm tăng nhu cầu sử dụng ánh sáng.

- Tiết kiệm năng lượng và xu hướng tồn cầu hướng đến giảm lượng khí thảo CO2. Nguồn năng hạn hữu và biến đổi khí hậu đang là hai nỗi quan tâm lớn của nhân loại hiện nay. Mặc dù còn nhiều tranh cãi nhưng hậu quả của việc này ảnh hưởng rất lớn đền sự phát triển và tồn vong của toàn thể nhân loại. Việc thay thế các công nghệ chiếu sáng truyền thống sang cơng nghệ chiếu sáng có

hiệu suất cao như LED vì thế rất được coi trọng và việc phát triển chiếu sáng bằng LED sẽ được ưu tiên trong thời gian tới

3.1.2 Ngành công nghiệp chiếu sáng ở Việt Nam:

Ngành công nghiệp chiếu sáng ở Việt Nam ra đời khá sớm. Từ trước năm 1975 đã có những nhà máy sản xuất đèn của các cơng ty nước ngồi ở Việt Nam như Toshiba cũng như các nhà máy quốc doanh. Năm 1973, thương hiệu Điện Quang ra đời đánh dấu một bước phát triển mới của ngành chiếu sáng Việt Nam với một doanh nghiệp đầu tiên chủ động được về công nghệ sản xuât đèn sợi đốt (đèn tròn), đèn huỳnh quang, …

Tới những năm đầu thế kỷ XX, cùng với sự phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp điện tử và chiếu sáng trên thế thời, ngành công nghiệp chiếu sáng của Việt Nam cũng phát triển rất nhanh. Cùng với sự tham gia của các doanh nghiệp lớn toàn cầu về chiếu sáng như Philips (Hà Lan), Osram (Đức)…; các doanh nghiệp tư nhân khác cũng được phát triển từ thời điểm này, điều đó làm cho thị trường chiếu sáng Việt Nam mang đầy tính cạnh tranh và phát triển một cách vượt bậc.

Tuy nhiên, do đặc tính nằm sát bên Trung Quốc và bị ảnh hưởng khá nhiều của Trung Quốc trong việc phát triển thị trường chiếu sáng, hầu hết các thương hiệu tư nhân trong nước ít đầu tư vào R&D, marketing và phát triển sản phẩm mà đơn thuần chỉ mua bán thành phẩm về lắp ráp. Điều đó dẫn đến một cuộc chiến không khoan nhượng ở thị trường Việt Nam về giá. Bên cạnh đó là về mặt quản lý nhà nước thì hiện tại ở Việt Nam khơng có một quy chuẩn đúng nghĩa cho các sản phẩm chiếu sáng LED nên việc đấu giá này càng gay gắt theo hướng ngày càng giảm chất lượng và người tiêu dùng sẽ là người lãnh thiệt thịi cuối cùng vì có khả năng mua phải các sản phẩm kém chất lượng.

3.2 Chuỗi giá trị ngành cơng nghiệp chiếu sáng tồn cầu

Hiện nay, trong ngành công nghiệp chiếu sáng tồn cầu hiện nay đang có nhiều doanh nghiệp lớn tranh giành miếng bánh đang ngày một phát triển này. Một số doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực chiếu sáng thế giới hiện nay như sau:

- Philips: đây là doanh nghiệp đang dẫn đầu ngành chiếu sáng toàn cầu nhưng

đang phải đối mặt với áp lực thay đổi do thay đổi công nghệ chiếu sáng (từ chiếu sáng truyền thống sang chiếu sáng LED). Philips đang cố gắng duy trì vị thế dẫn đầu của mình trên thị trường trong giai đoạn chuyển đổi này. Tuy nhiên, dưới áp lực thị trường rất mạnh, Philips đã từ bỏ các mảng điện và điện tử gia dụng để tập trung hồn tồn vào cơng nghiệp chiếu sáng với mong muốn duy

trì thế dẫn đầu của mình. Philips có nền tảng rất mạnh về cơng nghệ chiếu sáng truyền thống nhưng khi chuyển qua chiếu sáng LED thì doanh nghiệp này cũng đang phải loay hoay định hướng để phát triển.

- Osram: đây là một công ty con của tập đoàn Siemens hùng mạnh của Đức.

Osram đang là nhà dẫn đầu về công nghệ trong mảng chiếu sáng mới (chiếu sáng ứng dụng công nghệ cao). Chiếu sáng LED được Osram định hướng là mục tiêu hàng đầu trong sự phát triển của mình. Đây là một trong những đối thủ mạnh nhất trên thị trường vào thời điểm này, họ đúng nghĩa là nhà phát minh, sáng chế trong lĩnh vực chiếu sáng.

- Cree: một nhà sản xuất LED đơn thuần ở Mỹ, trong thời gian gần đây bắt đầu

chuyển dần sang phân phối và kinh doanh các sản phẩm LED hoàn chỉnh. Cree chỉ đánh mạnh vào mảng chiếu sáng đường phố và chiếu sáng trang trí cửa hàng, showroom. Đây cũng là một trong những nhà lãnh đạo về kỹ thuật đèn LED. Với thị trường Mỹ thì Cree chiến hồn tồn ưu thế với lợi nhuận rất tốt.

- Nichia: đây là một doanh nghiệp gia đình điển hình của Nhật bản, một trong

những doanh nghiệp đầu tiên bước vào thị trường chiếu sáng LED. Nichia rất mạnh ở mảng cơng nghệ và sở hữu trí tuệ về LED, Nichia được định vị ở một vị trí rất cao về cơng nghệ LED. Hiện nay họ đang sở hữu những phát minh quan trọng về LED mà các doanh nghiệp khác phải bỏ tiền ra mua nếu muốn ứng dụng các phát minh đó và sản xuất và tạo sản phẩm. Họ được đánh giá là một trong những người dẫn đầu trong lĩnh vực chiếu sáng LED và hiện tại có nguy cơ tụt lại do sản lượng của họ khơng cao. Do định vị ở vị trí cao cấp nên giá thành và chất lượng rất cao làm khó khăn cho chính họ ở khâu tiêu thụ sản phẩm.

- Epistar: nhà sản xuất EPI/chip của Đài Loan. Họ khơng đóng gói ra LED hồn

chỉnh mà chỉ sản xuất ra chip LED. Đây là doanh nghiệp dẫn đầu trong việc sản xuất chip LED. Một trong những doanh nghiệp phát triển nhanh nhất trong lĩnh vực chiếu sáng hiện nay.

- Everlight: nhà sản xuất đóng gói LED cũng của Đài Loan với doanh thu hàng

năm khoảng 600 triệu USD. Đây là nhà sản xuất đóng gói LED lớn nhất Đài Loan hiện tại. Đây là một đối thủ tiền tàng trong lĩnh vực LED hiệu suất cao.

- Seoul Semiconductor (SSC): là một doanh nghiệp sản xuất đèn LED của Hàn

Quốc. Đây có thể được coi là doanh nghiệp đóng gói LED lớn nhất Hàn Quốc với nền tảng cơ bản về kinh doanh chiếu sáng. SSC có một vị trí khá mạnh trong ngành cơng nghiệp chiếu sáng tồn cầu.

- Samsung LED: đây là một công ty con của tập đồn Samsung chun sản xuất

đóng gói LED cho các ứng dụng của Samsung từ tivi, điện thoại, … Được sự hẫu thuẫn khá mạnh từ công ty mẹ nên Samsung LED phát triển rất nhanh trong thời gian gần đây nhất mà mảng các sản phẩm chiếu sáng nền cho điện thoại di động vốn là một thế mạnh của công ty mẹ. Đây được xem là một đối thủ trực tiếp đe dọa đến các doanh nghiệp dẫn đầu thị trường LED hiện tại.

- Các doanh nghiệp Trung Quốc. Được sự hỗ trợ rất lớn của chính phủ Trung

Quốc, các doanh nghiệp làm LED của Trung Quốc đang ngày một lớn mạnh và tham gia rất sâu vào chuỗi giá trị chiếu sáng LED hiện tại trên thế giới. Có thể kể đến một vài doanh nghiệp như: Sanan (sản xuât EPI/chip), Honglitronic (đóng gói LED), Opple (đèn và bộ đèn LED) … Đây được coi như là một mối đe dọa với các ông lớn trong lĩnh vực chiếu sáng.

Theo nghiên cứu phân tích của A.T. Kearney (2011) thì chuỗi giá trị toàn cầu của lĩnh vực chiếu sáng và các đổi thủ lớn chính được mơ tả như hình 2.2. Trên hình này ta có thể thấy được chuỗi giá trị của A.T. Kearney (2011) xác định cho ngành chiếu sáng toàn cầu là từ sản xuất linh kiện đến sản xuất đèn, sản xuất bộ đèn, thiết kế chiếu sáng và cuối cùng là dịch vụ lắp đặt. Theo nghiên cứu này thì các doanh nghiệp lớn như Philips, Osram, Trilux, … cũng có những định vị khác nhau trong chuỗi giá trị tồn cầu này.

Hình 3.2 Các đối thủ chính trong chuỗi giá trị chiếu sáng tồn cầu của A.T. Kearney. Nguồn: A.T. Kearney Analysis, 2011

Tuy nhiên, trong chuỗi giá trị toàn cầu của A.T. Kearney (2011) đưa ra chưa thấy rõ hai mảng: mảng thứ nhất là để sản xuất ra các linh kiện EPI/chip thì cần thiết bị và nguyên vật liệu như thế nào, mảng thứ hai là mảng đóng gói LED chưa được đưa ra trong ngày, có thể tác giả ngầm định nó nằm ln trong mảng sản xuất đèn, điều này khơng hợp lý vì có rất nhiều doanh nghiệp chỉ một mục tiêu duy nhất là đóng gói LED thơi.

Cịn theo báo cáo phân tích của McKinsey (2011) thì hiện tại chuỗi giá trị của ngành cơng nghiệp chiếu sáng tồn cầu như hình 2.3. Trong hình này thì các phần đầu của chuỗi giá trị chiếu sáng toàn cầu được bổ sung khá đẩy đủ nhưng phần sau lại quá đơn giản.

Yale Development đã đưa ra một mơ hình chuỗi giá trị chiếu sáng LED như hình 2.4. Trong chuỗi giá trị này, các công đoạn cơ bản trong ngành công nghiệp chiếu sáng LED được mô tả khá rõ ràng và đẩy đủ. Tuy nhiên, công đoạn thiết kế chiếu sáng và các dịch vụ sau bán hàng không được mô tả rõ ràng.

Hình 3.4 Chuỗi giá trị chiếu sáng LED của Yale Development. Nguồn Yale Development, 2013

Chuỗi giá trị của Yale Development (2013) muốn hồn thiện thì phải làm rõ cơng đoạn “hệ thống/giải pháp” thành các công đoạn cụ thể trong đó phải nên bật được tầm quan trọng của thiết kế chiếu sáng và thi công hệ thống chiếu sáng sử dụng LED.

Căn cứ theo những điều trên thì tơi cũng mạnh dạn điều chỉnh và đưa ra một mơ hình chuỗi giá trị chiếu sáng cho thị trường chiếu sáng tồn cầu như hình 2.5. Mơ hình chuỗi giá trị này được mở rộng ở một số công nghệ sẽ được sử dụng để phân tích điểm mạnh yếu và khả năng ở thị trường Việt Nam.

Hình 3.5 Chuỗi giá trị quốc tế cho ngành công nghiệp chiếu sáng do tác giả đề xuất.

3.3 Chuỗi giá trị ngành công nghiệp chiếu sáng Việt Nam

Với ngành cơng nghiệp chiếu sáng Việt Nam thì hầu hết các doanh nghiệp bị hạn chế rất nhiều. Năng lực cơng nghệ của Việt Nam cịn hạn chế nên các công đoạn: vật liệu/chất nền, die/chip LED và đóng gói LED gần như là bỏ ngỏ ở Việt Nam, các doanh nghiệp Việt gần như không tham gia được thị trường này.

Vật liệu/chất

nền

Die/chip Đóng gói LED Module LED Đèn LED Bộ đèn LED

Hệ thống/Giải pháp Vật liệu / chất nền Die / chip

LED Đóng gói LED Module LED

Đèn LED và bộ đèn LED Thiết kế chiếu sáng Dịch vụ lắp đặt SMT Công nghệ lắp ráp Sản xuất chi tiết nhựa Sản xuất chi tiết nhôm Sản xuất bộ nguồn điều khiển

Về công đoạn sản xuất module LED thì hiện tại ở Việt Nam hồn tồn có thể sản xuất tốt nhưng vấn đề cơ bản là khả năng thiết kế và kiếm sốt cơng nghệ cịn kém nên khâu này cũng gần như là phụ thuộc vào nước ngồi. Các doanh nghiệp có cơng nghệ SMT ở Việt Nam khơng ít nhưng gần như là Việt Nam khơng có một dấu ấn gì về mảng sản xuất module LED.

Riêng mảng sản xuất đèn LED và bộ đèn LED thì Việt Nam hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp có thể đưa ra thị trường rất nhiều dịng sản phẩm như thế và có tinh năng rất tốt. Tuy nhiên, để ra được sản phẩm đèn LED và bộ đèn LED thì cần nhiều cơng nghệ đi kèm như công nghệ sản xuất bộ nguồn, công nghệ sản xuất chi tiết nhựa, sản xuất chi tiết nhôm và công nghệ lắp ráp hồn thiện sản phẩm. Ở Việt Nam thì gần như chỉ có cơng nghệ lắp ráp là được phát triển mạnh, các cơng nghệ khác cịn lại ở Việt Nam có nhưng khơng phát triển đủ mạnh. Điều này cũng có thể được thấy dễ dàng ở định hướng phát triển ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam cũng chỉ làm lắp ráp.

Riêng phần thiết kế chiếu sáng thì hiện nay ở Việt Nam rất ít doanh nghiệp có thể làm thiết kế chiếu sáng đúng nghĩa. Để có thể thiết kế chiếu sáng thì phải có bộ dữ liệu chiếu sáng theo đúng chuẩn quốc tế trong đó tồn bộ dữ liệu của sản phẩm phải được ghi rõ ràng và theo đúng chuẩn. Việc này dẫn đến phải đầu tư một phịng thí nghiệm đủ chuẩn và có năng lực về thiết kế chiếu sáng.

Riêng dịch vụ lắp đặt thì ở Việt Nam rất mạnh, các cơng ty M&E có đủ khả năng lắp đặt và vận hành cũng như kiểm tra các hệ thống chiếu sáng một cách hiệu quả.

Tổng kết về chuỗi giá trị của ngành cơng nghiệp chiếu sáng Việt Nam có thể được tóm tắt trong hình 2.6.

Hình 3.6 Chuỗi giá trị chiếu sáng Việt Nam

Vật liệu / chất nền

Die / chip

LED Đóng gói LED Module LED

Đèn LED và bộ đèn LED Thiết kế chiếu sáng Dịch vụ lắp đặt

CHƯƠNG 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Tiếp cận nghiên cứu chuỗi giá trị và chọn lựa (trong phạm vi doanh nghiệp)

Với những lý thuyết nêu trên về chuỗi giá trị và với những nghiên cứu đã có về chuỗi giá trị và chuỗi giá trị tồn cầu của các ngành cơng nghiệp chiếu sáng cũng như đặc trưng của công nghiệp chiếu sáng Việt Nam. Tác giả nghiên cứu để ứng dụng vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chuỗi giá trị để hội nhập quốc tế tại công ty cổ phần bóng đèn điện quang (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)