Cấu trúc tài chính và hiệu quả của chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tài chính và hiệu quả của chính sách tiền tệ (Trang 25 - 27)

2. TỔNG QUAN CÁC LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

2.3. Mối quan hệ giữa phát triển tài chính và hiệu quả của chính sách tiền tệ

2.3.2. Cấu trúc tài chính và hiệu quả của chính sách tiền tệ

Thị trường tài chính là tổng hịa các quan hệ cung cầu về vốn trong nền kinh tế. Chúng ta có thể thấy rằng nơi cung cầu vốn gặp nhau nhiều nhất về số lượng và quy mô giao dịch là tại các trung gian tài chính và thị trường chứng khốn. Trong đó, thị trường chứng khốn ln chuyển vốn trực tiếp từ người đầu tư đến các tổ chức cần vốn; ngược lại nguồn vốn có thể chuyển từ người cho vay đến người vay bằng cách gián tiếp thơng qua các trung gian tài chính mà cụ thể là các ngân hàng.

Một số nghiên cứu trước đây đã chỉ ra sự khác biệt trong cấu trúc tài chính của một nền kinh tế mang lại tác động khác nhau đến hiệu quả của chính sách tiền tệ.

Trong bài nghiên cứu về “Cơ cấu pháp lý, cấu trúc tài chính và sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ” của Cecchetti (1999), khi đánh giá về Eurosystem (bao gồm NHTW Châu Âu và NHTW các thành viên Liên minh Châu Âu), tác giả đã chỉ ra một trong những thách thức khi thành lập khu vực các nước sử dụng chung đồng Euro là có khả năng các vùng của khu vực này sẽ phản ứng khác nhau đối với sự thay đổi lãi suất. Tác giả cho rằng những khác biệt trong cấu trúc tài chính là một

chính sách tiền tệ của mỗi quốc gia, đồng thời đề xuất ý kiến cho rằng những khác biệt trong cấu trúc tài chính có thể là kết quả của cấu trúc pháp lý đa dạng giữa các nước EU. Hầu hết các nhà kinh tế tin rằng cơ chế truyền dẫn tiền tệ sẽ thay đổi giữa các quốc gia với sự khác biệt về kích thước, sự tập trung, và sức khỏe của hệ thống ngân hàng, và với sự khác biệt trong tính sẵn có của thị trường vốn sơ cấp. Chúng ta biết rõ các nước EU khác nhau khá đáng kể trong tất cả các khía cạnh của thị trường tài chính, dẫn đến dự đốn rằng tác động của lãi suất lên sản lượng đầu ra và giá cả sẽ không phải nhất quán giữa các nước. Bài nghiên cứu của tác giả còn đề xuất chúng ta có thể dị theo những khác biệt trong cấu trúc tài chính, trong quy mơ và phạm vi của các thị trường vốn và trong sự sẵn có của các lựa chọn thay thế cho ngân hàng để phân biệt cơ cấu pháp lý của từng quốc gia. Theo đó, trừ phi cơ cấu pháp lý của từng quốc gia trở nên hài hoà với nhau, cấu trúc tài chính sẽ vẫn đa dạng và sự truyền dẫn tiền tệ sẽ có sự khác biệt giữa các quốc gia.

Trong bài nghiên cứu của Kashyap và Stein (1997) về nội dung “Vai trò của các Ngân hàng trong chính sách tiền tệ: Một cuộc khảo sát đối với Liên minh tiền tệ Châu Âu”, tác giả cho thấy rằng các ngân hàng đóng một vai trị trong việc truyền tải chính sách tiền tệ. Các yếu tố quan trọng mang tính quyết định của vai trị này là mức độ các ngân hàng phụ thuộc vào các khách hàng, các doanh nghiệp và khả năng các ngân hàng có thể bù đắp các dịng tiền gửi giảm đi do chính sách tiền tệ gây ra. Dựa trên các dữ liệu có sẵn tốt nhất, tác giả tìm thấy có sự khác biệt đáng kể giữa các nước thành viên của Liên minh châu Âu. Khi hệ thống tiền tệ chung Châu Âu đi vào hiệu lực, nó sẽ cho chúng ta thấy câu trả lời cho câu hỏi quan trọng liên quan đến truyền dẫn của kênh tín dụng. Vì sức khoẻ của các ngân hàng khơng đồng nhất với nhau giữa các nước, một sự thay đổi đột ngột trong chính sách tiền tệ (ví dụ như tăng lãi suất của ngân hàng trung ương châu Âu) có thể mang đến một cuộc kiểm tra sống động cho kênh truyền dẫn này.

Những nghiên cứu của King và Levin (1993a,b), Allen và Gale (1999) đã đưa ra nhiều tiêu thức mới nhằm nhận diện và phân loại mơ hình hệ thống tài chính

của các quốc gia trên thế giới thành hai mơ hình chính: (i) Mơ hình hệ thống tài chính chủ yếu dựa vào ngân hàng và các định chế tài chính trung gian (Bank – Based System); và (ii) Mơ hình hệ thống tài chính chủ yếu dựa vào thị rường (Market – Based System).

Bài nghiên cứu của Ma và Lin (2016) cũng đưa đến kết luận rằng hiệu quả của chính sách tiền tệ có thể phụ thuộc nhiều hơn vào sự phát triển của các trung gian tài chính so với sự phát triển của thị trường chứng khoán. Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy có sự khác nhau đáng kể và có ý nghĩa thống kê khi xem xét tác động của các trung gian tài chính và thị trương chứng khốn lên hiệu quả của chính sách tiền tệ. Kết quả này mang một hàm ý quan trọng về hiệu quả của chính sách tiền tệ khác nhau ở các nền kinh tế với cơ cấu tài chính khác nhau. Đặc biệt, trong quá trình phát triển của hệ thống tài chính, các nền kinh tế với hệ thống tài chính dựa vào ngân hàng có thể phải đối mặt với việc hiệu quả của chính sách tiền tệ kém hơn so các nền kinh tế với hệ thống tài chính dựa vào thị trường.

Nhìn chung, các nền kinh tế với cấu trúc của hệ thống tài chính khác nhau sẽ khiến cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ đến nền kinh tế khác nhau. Từ đó có thể thấy hiệu quả của chính sách tiền tệ do NHTW điều hành có thể phụ thuộc vào cấu trúc của hệ thống tài chính tại nền kinh tế đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tài chính và hiệu quả của chính sách tiền tệ (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)