2. TỔNG QUAN CÁC LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
2.3. Mối quan hệ giữa phát triển tài chính và hiệu quả của chính sách tiền tệ
2.3.3. Yếu tố thể chế, pháp lý của thị trường tài chính và hiệu quả của chính
sách tiền tệ
Bên cạnh yếu tố tài chính, có nhiều yếu tố liên quan khác có thể cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sách tiền tệ. Đáng chú ý là có khá nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu về tác động của thể chế lên thị trường tài chính và hiệu quả của chính sách tiền tệ như thế nào. Một số nghiên cứu như của La Porta và cộng sự (1997, 1998), Levine (1998) đã cung cấp bằng chứng cho rằng các điều luật bảo vệ người cho vay hỗ trợ sự phát triển của thị trường tín dụng.
Một số nghiên cứu khác của Cecchetti (1999) hay Djankov và các cộng sự (2007, 2008) đã phát hiện ra rằng ở các nền kinh tế xây dựng nền tảng pháp lý bảo vệ cho cổ đông và trái chủ tốt hơn thường đi kèm với việc truyền dẫn chính sách tiền tệ kém hơn.
Ngoài các yếu tố về mặt pháp lý, các yếu tố về mặt thể chế có tác động đến hiệu quả của chính sách tiền tệ cũng được tìm hiểu trong các nghiên cứu trước đây. Ví dụ như Elbourne và de Haan (2006) đã tiến hành kiểm tra mức độ liên quan của truyền dẫn chính sách tiền tệ và cấu trúc tài chính ở những nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi lên nền kinh tế thị trường. Mishra và cộng sự (2010) chỉ ra rằng Ngân hàng Trung Ương độc lập và các yếu tố thể chế có liên quan khác (như trách nhiệm giải trình của Chính phủ, các tiêu chuẩn cơng bố thơng tin, mơi trường pháp lý) không chỉ ảnh hưởng đến phạm vi việc thực hiện chính sách tiền tệ mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả và độ tin cậy của chính sách tiền tệ.
Alpanda và Aysun (2012) và Cetorrlli và Goldberg (2012) đã tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa giữa hiệu quả chính sách tiền tệ và tồn cầu hóa ngân hàng. Aysun và cộng sự (2013) cũng đã có đóng góp quan trọng trong viêc nghiên cứu vai trò của thể chế lên việc truyền dẫn chính sách tiền tệ bằng cách thực hiện khảo sát những tác động của pháp lý nguyên thuỷ, NHTW độc lập và sự phát triển thị trường tài chính lên hiệu quả của chính sách tiền tệ.
Nhìn chung nghiên cứu của các tác giả về tác động tổng thể của sự hoàn thiện về mặt thể chế của thị trường tài chính lên hiệu quả của chính sách tiền tệ là khơng rõ ràng và vấn đề này đòi hỏi cần được nghiên cứu thêm.
Tóm tắt nội dung của Phần 2:
Có khá nhiều các nghiên cứu gần đây xoay quanh lý thuyết “Kênh tín dụng” được phát triển bởi Bernanke và Gertler (1995) (bao gồm các nghiên cứu trong nước và nước ngoài). Dựa trên lý thuyết này chúng ta kết luận được rằng chính sách
tiền tệ được truyền dẫn đến nền kinh tế thông qua hoạt động của hệ thống tài chính. Đồng thời khi mức độ phát triển của hệ thống tài chính càng thấp, sự bất hoàn hảo của thị trường tài chính càng cao, hiệu quả của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế càng mạnh mẽ. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của thị trường chứng khoán – một bước phát triển mới của hệ thống tài chính - đã làm giảm ảnh hưởng của việc truyền dẫn chính sách tiền tệ thơng qua khả năng cấp tín dụng của hệ thống ngân hàng cho nền kinh tế.
Trong một số nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của sự phát triển tài chính lên tăng trưởng kinh tế, các tác giả đã đưa ra một số phương pháp đo lường mức độ phát triển tài chính của một nền kinh tế dựa trên một số chỉ tiêu đo lường mức độ phát triển của các trung gian tài chính và thị trường chứng khốn. Dựa trên các chỉ tiêu đã được trình bày trong các nghiên cứu trước đây, bài nghiên cứu đã sử dụng ba phương pháp đo lường mức độ phát triển của hệ thống tài chính, các phương pháp này được trình bày cụ thể ở phần 3 của bài.
Một số nghiên cứu trên thế giới cho rằng hệ thống tài chính của các nền kinh tế với cấu trúc khác nhau sẽ dẫn đến sự truyền dẫn tiền tệ đến nền kinh tế khác nhau, từ đó hiệu quả của chính sách tiền tệ mang lại cũng có sự khác biệt.
Một số nghiên cứu đánh giá tác động của sự hoàn thiện về mặt thể chế và pháp lý của thị trường tài chính lên hiệu quả của chính sách tiền tệ, tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy tác dộng này không rõ ràng ở các nền kinh tế và đòi hỏi cần phải nghiên cứu thêm để đưa ra kết luận về vấn đề này.
Nhìn chung đến nay trên thế giới có khá nhiều bài nghiên cứu liên quan đến sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế thơng qua hệ thống tài chính, đồng thời cũng có một số nội dung đánh giá về mối quan hệ của phát triển tài chính lên hiệu quả của chính sách tiền tệ. Riêng ở Việt Nam, ngồi những kết quả nghiên cứu về kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ thơng qua khả năng cấp tín dụng của ngân
phát triển tài chính lên tăng trưởng kinh tế, đến nay chưa tìm thấy bằng chứng thực nghiệm thể hiện mối quan hệ giữa phát triển tài chính và hiệu quả cuả chính sách tiền tệ.