Những người bị khiếm thính bẩm sinh không thể biết nói sao cho đúng cách và những người bị hạn chế về tính giác thì luôn gặp khó khăn trong việc nói. Tiếng nói tổng hợp cho phép những người khiếm thính và khuyết tật giọng nói một cơ hội để giao tiếp với những người không biết ngôn ngữ ký hiệu. Việc sử dụng máy nói cho phép nâng cao chất lượng của hoàn cảnh giao tiếp hơn nữa bởi vì thông tin thị giác là quan trọng nhất đối với người câm và người khiếm thính. Một hệ thống tổng hợp tiếng nói có thể sử dụng để giao tiếp qua đường điện thoại (Klatt 1987).
Các đặc tính của giọng nói có thể thay đổi, điều này là rất quan trọng để có được chất giọng riêng. Những người sử dụng các thiết bị hỗ trợ việc nói có thể sẽ rất thất vọng nếu như họ không thể truyền tải được cảm xúc như niềm vui, nỗi buồn, vội vã, thân thiện... qua giọng nói. Một số công cụ như HAMLET (Máy trợ giúp tự động cho ngôn ngữ nói và cảm xúc). Đã được phát triển để trợ giúp khác hàng diễn tả cảm xúc của mình (Murray et al. 1991, Abedjieva et al 1993). Hệ thống HAMLET được thiết kế để có thể vận hành trên máy tính với bộ tổng hợp tiếng nói có chất lượng cao, như là DECtalk.
Giao tiếp thông qua bàn phím luôn luôn chậm hơn rất nhiều so với tốc độ thông thường. Một phương pháp để tăng tốc quá trình này là sử dụng hệ thống dự
99
doán đầu vào, cho phép hiển thị những từ hay sử dụng nhất từ những kí tự bất kỳ được nhập vào và người sử dụng có thể gõ vào một phím đặc biệt để xác nhận lới gợi ý đó. Thậm chí có những cụm từ sẽ được gợi ý trước khi nhập văn bản, như là lời chào chẳng hạn.
5.3. ỨNG DỤNG TRONG GIÁO DỤC
Tiếng nói tổng hợp có thể được dùng trong nhiều tình huống giáo dục khác nhau. Một máy tính có bộ tổng hợp tiếng nói có thể dạy học 24 giờ một ngày và 365 ngày một năm. Nó có thể được lập trình cho những nhiệm vụ đặc biệt như là dạy đánh vần và phát âm cho nhiều ngôn ngữ khác nhau. Nó cũng có thể hữu ích trong những ứng dụng giáo dục có tính tương tác.
Đặc biệt, với những người đọc chậm (người mắc chứng bệnh khó đọc), tổng hợp tiếng nói sẽ rất hữu ích đặc biệt trong trường hợp những đứa trẻ cảm thấy ngại ngần khi chúng cần tới sự giúp đỡ của giáo viên (Klatt 1987). Nếu tập viết và tập đọc mà không có sự trợ giúp từ bên ngoài thì khó mà thành công được. Chỉ với những phần mềm máy tính hợp lý, việc luyện tập không cần người giám sát trong những tình huống kể trên là dễ thực hiện và không mấy tốn kém.
Chỉ cần một bộ tổng hợp tiếng nói và một bộ xử lý từ là có thể hữu dụng cho việc tập đọc. Nhiều người cảm thấy xác định các lỗi ngữ pháp và văn phong khi nghe dễ hơn khi đọc. Các lỗi đánh vấn thông thường cũng dễ phát hiện hơn.