Chương 6 : Kết luận và hàm ý chính sách
6.3 Hạn chế của nghiên cứu
Bên cạnh kết quả đạt được như đã đề cập ở trên, nghiên cứu này gặp phải một số hạn chế trong quá trình thực hiện
Hạn chế về phạm vi nghiên cứu là bài viết chỉ thu thập dữ liệu cho 12 quốc gia thuộc khu vực Asean+2 với thời gian 2 năm là 2011 và 2012. Với tập dữ liệu bảng như vậy, kết quả về mối quan hệ giữa các biến số trong mơ hình nghiên cứu vẫn chưa phản ánh một cách tồn diện và chính xác. Do đó, trong tương lai cần có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này với bộ dữ liệu lớn hơn, nghĩa là thu thập nhiều quốc gia hơn kết hợp với chuỗi thời gian dài hơn nhằm đưa ra các kết quả tốt hơn.
Hạn chế về mơ hình nghiên cứu là trong bài viết này, tác giả chỉ sử dụng hai biến là tổng GDP và tham nhũng để giải thích đến nguồn vốn FDI, tuy nhiên ngồi hai biến này ra, cịn rất nhiều biến cũng tác động đến FDI của một quốc gia như tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, tham gia các hiệp định thương mại song phương, đa phương, lịch sử đầu tư FDI, khoảng cách địa lý giữa các quốc gia.
Trong mơ hình nghiên cứu của bài viết đã giả định rằng các loại hình FDI, các lĩnh vực đầu tư FDI được tất cả các quốc gia trong Asean+2 ”chào đón”. Tuy nhiên, trên thực tế có một số quốc gia trong khu vực Asean+2 có ”khẩu vị” về FDI khác nhau các quốc gia đang phát triển như Lào, Cambuchia, Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ có chính sách thu hút FDI tương đối thơng thống với tất cả các lĩnh vực đầu tư,
nhưng các quốc gia như Singapore, Brunei, Malaisia đã có những chính sách nhằm sàn lọc chất lượng của dịng vốn FDI, các dự án FDI ảnh hưởng đến môi trường, sử dụng công nghệ tương đối lạc hậu, dự án khai thác tài nguyên thiên nhiên đa số bị từ chối tại các quốc gia này. Vì vậy, trong tương lai cần có những nghiên cứu tập trung vào chính sách ưu tiên ngành nghề của các quốc gia trong việc thu hút FDI.
Vấn đề công ty con, công ty liên kết là một vấn đề mà luận văn cịn hạn chế. Các tập đồn trên thế giới có xu hướng lập ra những công ty con, công ty liên kết tại những ”thiên đường thuế” để tránh gánh nặng về thuế khóa tại chính quốc. Vì vậy, đơi khi chính các cơng ty con và cơng ty liên kết là pháp nhân thực hiện đầu tư FDI, kết quả là khoản vốn đầu tư này sẽ được ghi nhận là có nguồn gốc tại quốc gia cơng ty con công ty liên kết đăng ký kinh doanh, trong khi đó chính cơng ty mẹ mới là người đưa ra quyết định đầu tư, điều này phần nào làm sai lệch bộ dữ liệu về FDI. Trường hợp của Apple là một điển hình của câu chuyện nêu trên. Tháng 10/2015, Apple chính thức mở công ty con tại Việt Nam, nhưng chủ đầu tư là Apple Operations International (AOI) có trụ sở tại Ireland tất nhiên khoản vốn này sẽ được ghi nhận cho Ireland, tuy nhiên tổ chức đưa ra quyết định đầu tư lại là Apple tại thung lũng Silicon ở San Francisco, California, Mỹ.