Bối cảnh và định hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tác động của chính sách trợ giúp xã hội đến chất lượng cuộc sống người cao tuổi trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 68 - 69)

CHƯƠNG 4 : GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ

4.1. Bối cảnh và định hướng

4.1.1. Cơ hội và thách thức

Bến Tre đã chính thức bước vào giai đoạn già hố dân số, đồng thời với giai

đoạn dân số vàng vừa được mở ra. Già hoá dân số cũng mang lại nhiều cơ hội. Người cao tuổi đóng vai trị quan trọng trong việc hỗ trợ gia đình và cộng đồng.

Cho dù người cao tuổi là người hỗ trợ hay tham gia trực tiếp vào các hoạt động kinh tế, họ vẫn có những đóng góp to lớn tới sự phát triển kinh tế xã hội.

Có nhiều thách thức đối với vấn đề già hoá dân số cần được giải quyết, trong

đó có vấn đề thu nhập khơng được bảo đảm, an sinh xã hội chưa đầy đủ, năng lực

hạn chế của hệ thống y tế trong việc giải quyết một loạt các vấn đề vẫn đang tồn tại mà người cao tuổi phải đối mặt; những vấn đề nhân sự trong việc đáp ứng các nhu

cầu về dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, cụ thể là chăm sóc lâu dài và việc mang lại một mơi trường thân thiện với người cao tuổi để khuyến khích sự tham gia tích cực của người cao tuổi vì một xã hội tốt đẹp hơn.

Chăm sóc người cao tuổi là một trong những chính sách quan trọng mà Chính phủ đã nhấn mạnh trong tất cả các giai đoạn phát triển của đất nước. Mặt dù Luật người cao tuổi ra đời nhưng vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguồn lực thực tế để thực hiện các chính sách liên quan đến người cao tuổi. Trong khi nhóm dân số cao tuổi tiếp tục tăng lên trong thời gian tới, vì vậy cần có những chính sách chiến lược thực tế và phù hợp để bảo đảm các vấn đề và nhu cầu của người cao tuổi được đưa vào các chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Cái cần của chúng ta hiện nay là lập kế hoạch để có thể biến các thách thức thành cơ hội, giúp người cao tuổi sống khỏe, sống hạnh phúc và thúc đẩy họ tham gia các hoạt động xã hội, từ đó xã hội có thể được hưởng lợi từ những kiến thức,

kinh nghiệm quý báu của người cao tuổi.

4.1.2. Định hướng

Tăng cường hệ thống bảo trợ xã hội với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Truyền thông, giáo dục và vận động thay đổi hành vi: Nâng cao nhận thức và sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và của tồn xã hội về các thách thức

và cơ hội liên quan đến già hoá dân số. Mỗi cá nhân, gia đình cần nhận thức và chủ

động chuẩn bị cho tuổi già.

Phát huy lợi thế của người cao tuổi tạo mọi điều kiện thuận lợi để người cao tuổi phát huy được lợi thế về khả năng, kiến thức, tính trách nhiệm, uy tín và kinh nghiệm của mình;

- Tạo việc làm phù hợp đối với người cao tuổi, xóa bỏ những rào cản đối với việc làm cho người cao tuổi như tiếp cận vốn vay, chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật, cơ hội đào tạo nghề, việc làm phù hợp với điều kiện, sức khỏe của người cao tuổi.

- Đa dạng hoá các loại hình bảo hiểm hướng đến sự tham gia tự nguyện và khả

năng đóng góp đối với người cao tuổi nhất là người cao tuổi ở khu vực nông thôn

và người cao tuổi làm nghề tự do hoặc trong nông nghiệp.

- Mở rộng trợ cấp xã hội cho người cao tuổi dễ bị tổn thương hướng tới một hệ thống phổ cập, tập trung đặc biệt vào người cao tuổi sinh sống ở khu vực nông thơn và phụ nữ cao tuổi.

- Khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia chăm sóc và phát huy người cao tuổi nhằm chia sẻ trách nhiệm, hỗ trợ tài chính với cơ quan nhà nước và gia

đình người cao tuổi .

Tăng cường dịch vụ y tế và mở rộng các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi,

đặc biệt các dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ tại cộng đồng.

Cải thiện hoạt động nghiên cứu chính sách và xây dựng các số liệu có chất

lượng.

Tăng cường vai trò của Hội người cao tuổi các cấp, để đại diện tốt hơn cho

nhu cầu, tiếng nói của người cao tuổi, chăm sóc và phát huy vai trị người cao tuổi. Vấn đề người cao tuổi cần phải được lồng ghép vào các chiến lược, chính

sách kinh tế - xã hội của quốc gia và địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tác động của chính sách trợ giúp xã hội đến chất lượng cuộc sống người cao tuổi trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)