Tăng năng suất phân xưởng lên 120% năng suất thiết kế Bảng 3.21 Thành phần của Propane mô phỏng được (dòng 21)

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng đáp ứng của phân xưởng thu hồi propylene khi tăng năng suất lên 120% so với thiết kế bằng phần mềm hysys (Trang 82 - 85)

năng suất Ethane 0,000 0,000 Ethylene 0,000 0,000 Propane 88,953 81,567 Propylene 2,093 6,956 I-Butane 4,248 5,541 n-Butane 0,722 0,927 Propadiene 0,000 0,000 Acetylene 0,000 0,000 Trans-2-Butene 0,608 0,783 1-Butene 1,283 1,612 i-Butene 1,800 2,234 Cis-2-Butene 0,275 0,357 I-Pentane 0,000 0,001 n-Pentane 0,000 0,000 1,2-Butadiene 0,000 0,000 1,3-Butadiene 0,018 0,022 Methyl Acetylene 0,000 0,000 1-Pentene 0,000 0,000 Cis-2-Pentene 0,000 0,000 Trans-2-Pentene 0,000 0,000

Propylene bị lẫn nhiều trong dòng Propane là do công suất của thiết bị trao đổi nhiệt E-2111 chưa đủ để có thể bốc được phần Propylene này lên đỉnh. Tuy nhiên hiệu suất thu hồi Propylene vẫn đảm bảo được hiệu suất thu hồi tối thiểu là 96%.

Vậy phân xưởng hoàn toàn có thể hoạt động bình thường khi chúng ta tăng năng suất phân xưởng lên 120% so với năng suất thiết kế. Hiệu suất thu hồi Propylene đạt được ở 120% năng suất là 96,02%.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua ba tháng tìm hiểu, phân tích và tiến hành mô phỏng phân xưởng thu hồi Propylene tại Nhà máy Lọc Dầu Dung Quất đến nay tôi đã hoàn thành đề tài được giao là “Đánh giá khả năng đáp ứng của phân xưởng thu hồi Propylene khi

tăng năng suất lên 120% so với thiết kế bằng phần mềm Hysys”

Qua việc hoàn thành đề tài này tôi đã thực hiện được những công việc sau:

• Hiểu được về quy trình thu hồi Propylene của nhà máy.

• Mô phỏng thành công phân xưởng thu hồi Propylene của nhà máy.

• Đánh giá được là phân xưởng thu hồi Propylene có thể đáp ứng được khi tăng năng suất lên 120% so với năng suất thiết kế.

• Ôn lại được nhiều kiến thức cơ bản đã bị quên. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình làm đồ án

• Trong quá trình làm đồ án, được làm việc tại nhà máy, được sự hướng dẫn tận tình của các anh chị trong Nhà máy Lọc Dầu Dung Quất, của các thầy cô giáo trong ngành Công Nghệ Chế Biến Dầu và Khí- Khoa Hóa Kỹ Thuật- Trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng đó là điều thuận lợi rất lớn đối với tôi.

• Ngoài những thuận lợi kể trên tôi cũng gặp phải những khó khăn như tháp tách Propane/Propylene (T-2103) của phân xưởng thu hồi Propylene là công nghệ bản quyền của UOP, nên trong quá trình làm đồ án chưa có được đầy đủ dữ liệu về đĩa của tháp tách này. Hơn nữa loại đĩa của tháp tách là đĩa ECMD (Enhanced Capacity Multi Dowcomer), trong phần mềm Hysys hiện nay chưa có loại đĩa này nên quá trình mô phỏng còn gặp nhiều khó khăn.

Hướng phát triển của đề tài

• Mô phỏng phân xưởng khi trong dòng nguyên liệu vào có Ethane.

• Mô phỏng động phân xưởng với sự có mặt của các thiết bị điều khiển.

• Tối ưu hóa thu hồi Propylene cho phân xưởng. Đề xuất và kiến nghị

• Khi tăng năng suất lên 120% năng suất thiết kế của phân xưởng thì các thiết bị trao đổi nhiệt sẽ làm việc vượt quá công suất. Vậy nên để vận hành phân xưởng được an toàn thì tôi xin được đề xuất cần thiết phải có biện

pháp kiểm tra và đưa ra phương án xử lý khi các thiết bị này vượt quá công suất cho phép.

• Đối với thiết bị gia nhiệt ở đáy tháp tách Propane/Propylene (E-2111), nếu chúng ta tiến hành tăng năng suất phân xưởng lên 120% so với thiết kế một cách lâu dài thì để đạt được hiệu quả thu hồi Propylene cao hơn tôi xin được đề xuất cần thiết phải có biện pháp nâng cao công suất của thiết bị trao đổi nhiệt này.

• Cần phải chú ý đến hoạt động của tháp T-2102 để đề phòng trường hợp trong thành phần nạp liệu có Ethane, CO có thể làm off-specs dòng sản phẩm Propylene.

Do còn hạn chế về kiến thức nên trong quá trình thực hiện đồ án tôi không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô, các anh chị trong nhà máy và các bạn để đồ án của tôi được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Đỗ Văn Đài, Nguyễn Trọng Khuông, Trần Quang Thảo, Võ Thị Ngọc Tươi, Trần Xoa, Cơ sở quá trình và thiết bị công nghệ hóa học, tập 2, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

2. Huỳnh Thị A Tuyền (2009), “Tổng quan công nghệ và mô phỏng thiết kế nhà máy sản xuất Polypropylene – Năng suất: 150000 Tấn/năm” bằng phần mềm

Hysys, Đồ án tốt nghiệp, Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng. 3. Tài liệu nhà máy

Tiếng Anh

4. http://en.wikipedia.org/wiki/Propylene 5. John French (1651), Art of Distillation.

6. Increase C2 Splitter Capacity with ECMD Trays and HIGH FLUX Tubing, UOP LLC, Tonawanda, New York, U.S.A. and Chevron Chemical Company, Port Arthur, Texas, U.S.A.

7. Hight-Perfomace Trays: Getting the best Capacity and Efficiency, Koch- Glitsch, 4111 E 37th Street N, Wichita, KS, USA.

8. OMNI-FIT™ Revamp of a Texas C3 Splitter, Koch-Glitsch, 4111 E 37th Street N, Wichita, KS, USA.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng đáp ứng của phân xưởng thu hồi propylene khi tăng năng suất lên 120% so với thiết kế bằng phần mềm hysys (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w