Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc và ctv (2020) tại Hà Nội cho thấy kết quả tỷ lệ mèo nhiễm FPV là 13,42% trong từng số mèo khảo sát tại Bệnh viện Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cùng một số phòng khám xung quanh khu vực và chiếm tỷ lệ 34,94% trong từng số ca có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh. Tỷ lệ nhiễm FPV phụ thuộc vào độ tuổi, mèo < 12 tháng tuổi có tỷ lệ mắc cao hơn mèo trưởng thành và đặc biệt từ 1-7 tháng tuổi có tỷ lệ mức cao nhất, chiếm 48,39%. Với cùng một mẫu chẩn đoán, phương pháp PCR cho kết quả rõ ràng, chính xác ngay cả khi kit xét nghiệm nhanh cho kết quả nghi ngờ. Dấu hiệu lâm sàng của mèo mắc bệnh giảm bạch cầu: ủ rũ, mệt mói (100,00%); chán ăn (96,55%), sốt (93,10%); nơn mửa (79,31%); tiêu chảy phân lẫn máu (86,21%) ngồi ra cịn có các biểu hiện khác như: chảy nước dãi, mắc nhiều ghèn và niêm mạc nhợt nhạt chiếm tỷ lệ thấp hơn. Số lượng bạch cầu trung bình của mèo mắc bệnh giảm cầu cịn 1,8 × 103/µl đặc biệt là sự giảm của bạch cầu lympho và bạch cầu đoạn.
Tác giả Romane A. Awad (2018) phát hiện bao gồm các dấu hiệu lâm sàng được phát hiện ở 165 trong số 165 con mèo ở dạng hôn mê, sốt, biếng ăn, khát nước, nôn mửa, tiêu chảy, mất nước và giảm bạch cầu. Kết quả ELISA cho thấy 66 trong số tất cả các con mèo được kiểm tra đều dương tính với FPV. Các sản phẩm khuếch đại từ tất cả các mẫu dương tính đã được xác nhận là gen FPV (VP1) bằng phân tích trình tự nucleotide, trong đó 75 mẫu dương tính bằng cách sử dụng phương pháp khuếch đại PCR cho FPV.Đánh giá thống kê kết quả ELISA so với kết quả PCR. ELISA cho thấy độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác tương ứng là 88%, 100% và 94,5%, trong khi tỷ lệ phổ biến của FP trong dân số được kiểm tra là 45%.
Nghiên cứu của (Mosallanejad & cs, 2009) khi nghiên cứu tỷ lệ nhiễm FPV ở mèo tiêu chảy tại Phòng khám Thú y của Trường Đại học Ahvaz, ở Tây Nam Iran có 67 mẫu được chia thành hai nhóm: tiêu chây xuất huyết và khơng xuất huyết. Các mẫu phân được kiểm tra bằng xét nghiệm síc ký miễn dịch và 34% mèo được phát hiện dương tính với kháng nguyên FPV. Sự lây nhiễm phù biến hơn ở mèo dưới 6 tháng tuổi (37%) so với mèo trên 6 tháng tuổi (31%). Tuy nhiên, không quan sát thấy
sự khác biệt có ý nghïa giữa các dấu hiệu lâm sàng, tuổi và giới tính khác nhau ở các mèo này (P >0,05).
Theo Ichijo & cs. (1976), ủ rũ và mệt mỏi xuất hiện ở thời kỳ đầu của tất cả các mèo mắc FPV trước khi 85% số mèo bị tiêu chảy, 70% số mèo bị nôn mửa và 26% số mèo có biểu hiện mất nước trong tổng số 13 con mèo.
Trong một nghiên cứu với hơn 200 mẫu, Kruse & cs. (2010) cho thấy triệu chứng lâm sàng của mèo nhiễm FPV rất đa dạng, từ nhẹ đế thể cấp tính. Mèo mắc bệnh do FPV thường chết do các biến chứng liên quan đến mất nước, mất cân bằng điện giải, hạ đường huyết, xuất huyết hoặc nhiễm khuẩn huyết và nội độc tố trong máu.
Theo Awad & cs. (2018) mèo bị nhiễm FPV được quan sát thấy nhiều hơn ở mèo non (1 - 7 tháng) so với mèo lớn tuổi hơn từ 8 - 24 tháng, và mèo từ 3 - 10 tháng tuổi có dấu hiệu lâm sàng nặng hơn khi mắc bệnh. Trong khi đó, mèo 1-2 tháng tuổi ít biểu hiện lăm sàng hơn, kết quả này cũng được ghi nhên bởi nghiên cứu của Gaskel & cs. (1996).
Theo Greene & cs. (2006). Hầu như tất những con mèo nhạy cảm đều tiếp xúc và bị nhiễm bệnh trong những năm đầu đời. Mèo con chưa được tiêm chủng có được kháng thể có nguồn gốc từ mẹ thơng qua sữa non thường được bảo vệ cho đến 3 tháng.