Thực hiện chẩn đoán bằng cách test nhanh

Một phần của tài liệu khảo sát và điều trị bệnh viêm ruột trên mèo tại phòng khám thú y k9,quận 7, lê văn lương (Trang 34)

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

3.7. Thực hiện chẩn đoán bằng cách test nhanh

a. Vật liệu

Chất pha loãng, ống nhỏ giọt, thiết bị xét nghiệm, que lấy bệnh phẩm.

b. Thành phần

Thiết bị có đánh dấu vùng S (vị trí nhỏ giọt), vạch kết quả xét nghiệm T và vạch chứng C. Thiết bị gồm có các thành phần như chất đệm, màng nitơ – cellulôz (giấy xét nghiệm), chất đệm mẫu và chất đệm hấp thu.

c. Tác dụng

Phát hiên kháng nguyên virus FPV trên mèo bị nghi nhiễm Feline Panleukopenia Virus.

d. Cách sử dụng

Lấy mẫu phân từ trực tràng của mèo nghi bị nhiễm bệnh bằng một tăm bơng vơ trùng.

Cho tăm bơng đã có mẫu vào lọ chứa 1ml chất pha loãng. Lấy mẫu phân pha loãng với một ống nhỏ giọt.

Nhỏ 3-4 giọt mẫu vào vùng S của thiết bị xét nghiệm. Diễn giải kết quả:

Dương tính: cả 2 vạch C và T đều hiện màu.

Âm tính: chỉ có vạch C hiên màu rõ ràng. Kết luận mẫu khơng có kháng ngun FPV - Ag.

Hình 3.1. Quy trình sử dụng FPV Ag Test

Nguồn: FPV Ag TEST – RapiGEN Inc. (rapigen-inc.com)

3.7.1. Phòng bệnh và điều trị

3.7.1.1. Phòng bệnh a. Phòng bệnh bằng vaccin

Thực hiện phòng bệnh cho mèo bằng cách tiêm vaccine đủ mũi gồm có 3 loại zoetic, boehinger, nobivac.

Nên tẩy giun trước khi tiêm vaccin đối với mèo dưới 6 tháng tuổi thì nên tẩy giun khi mèo đã được 4 tuần tuổi. Sau đó mỗi tháng lặp lại 1 lần cho đến khi mèo được 6 tháng tuổi, trên 6 tháng tuổi thì 3 tháng xổ lại một lần.

Nên tiêm mũi 1 bắt đầu vào 2 tháng tuổi (mũi 4 bệnh có thể chọn trong 3 loại). Mũi 2 tiêm nhắc lại cách mũi 1 từ 21-30 ngày (mũi 4 bệnh).

Mũi 3 cách mũi 2 là 21 đến 30 ngày.

Sau 7-10 ngày có thể tiêm mũi dại cho mèo.

Mỗi năm chủng ngừa nhắc lại vaccin cho mèo một lần.

b. Phòng bệnh bằng vệ sinh

Cách ly mèo bệnh ra khỏi những con mèo khác không cho tiếp xúc gần.

Vệ sinh sạch sẽ sát trùng nhà cửa,chuồng nuôi của mèo để tránh lây lan mầm bệnh.

3.7.1.2. Điều trị

Thử nghiệm với 2 phác đồ điều trị:

Bệnh viêm ruột giảm bạch cầu trên mèo là một loại bệnh do virus gây ra nên khơng có thuốc đặc hiệu, vì vậy điều trị chủ yếu nhờ vào sử dụng thuốc điều trị triệu chứng chống các bệnh kế phát và giúp tăng cường sức đề kháng cho con vật qua 2 phác đồ điều trị theo bảng như sau:

Phác đồ 1:

Tăng bạch cầu:Filgrastim Tiêm 3 ngày đầu tiêu dưới da, tĩnh mạch

Bio-Sone 1ml/5kgP tiêm bắp

Atropine sunfat 1ml/10kgP tiêm dưới da

Vitamin Bcomplex 1ml/10kg tiêm dưới da

Ringer Lactate 50ml/kgP truyền tĩnh mạch

Đường Glucoze 5% 40ml/kgP truyền tĩnh mạch

Vitamin C 5% 1ml/10kgP truyền tĩnh mạch

Phác đồ 2:

Bio-Sone 1ml/5kgP tiêm bắp

Septotryl Inj 1ml/10kgP tiêm bắp, dưới da

Atropine sunfat 1ml/10kg tiêm dưới da

Lesthionin - C 1m/5-7kg

Ringer Lactate 50ml/kgP truyền tĩnh mạch

Đường Glucoze 5% 40ml/kgP truyền tĩnh mạch

3.8. Ghi nhận và đánh giá kết quả điều trị

Kết quả điều trị và tỷ lệ khỏi bệnh được ghi nhận lại tại trung tâm phòng khám thú y K9 Lê văn lương quận 7 trên địa bàn Tp.HCM.

Theo dõi tiến trình bệnh hỏi thăm chủ của vật ni về tình hình của con vật trong suốt mấy ngày qua, tái khám và sẽ xét nghiệm kiểm tra mỗi đợt điều trị bệnh.

Ghi nhận kết quả điều trị theo từng phác đồ, đánh giá rút kinh nghiệm trong quá trình điều trị.

3.9. Chỉ tiêu theo dõi và cơng thức tínhTỷ lệ nhiễm bệnh FPV (%): Tỷ lệ nhiễm bệnh FPV (%):

Số ca nhiễm bệnh

X100 Số ca xét nghiệm

Tỷ lệ nhiễm bệnh theo giống, tuổi, tiêm ngừa và chưa tiêm ngừa đối với bệnh FPV (%):

Số ca nhiễm bệnh theo giống, tuổi, giới tính

X100 Số ca xét nghiệm

Tỷ lệ tiêm ngừa và chưa tiêm ngừa với bệnh FPV (%)

Tiêm ngừa và chưa tiêm ngừa

X100 Số ca xét nghiệm

Tỉ lệ mèo khỏi bệnh: Sau khi mèo khơng cịn triệu chứng bệnh thì sử dụng kit chuẩn đốn x100

Tỷ lệ mèo khỏi bệnh điều trị theo phác đồ đối với bệnh FPV (%):

Số mèo điều trị theo phác đồ khỏi bệnh

X100 Số mèo điều trị theo phác đồ

Số mèo có triệu chứng

X100 Tổng số mèo nhiễm

Tỷ lệ mèo có triệu chứng sốt, ói mửa, tiêu chảy:

Số mèo có triệu chứng

X100 Tổng số mèo bệnh

3.10. Xử lý thống kê

Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN4.1. Kết quả chẩn đoán bệnh trên mèo tại phịng khám 4.1. Kết quả chẩn đoán bệnh trên mèo tại phịng khám

Trong q trình tiếp nhận và điều trị tại phịng khám Thú y K9 ở Lê Văn Lương-Thành phố Hồ Chí Minh. Trong tổng 456 ca bị bệnh được đưa tới phòng khám để điều trị và theo dõi. Kết quả được trình bày dưới bảng 4.1 và biểu đồ 4.1.

Bảng 4.1.Kết quả chẩn đoán bệnh của mèo tới khám và điều trị tại phòng khám

Loại bệnh Số mèo nghi bệnh(con) Tỷ lệ (%)

Bệnh đường tiêu hóa 119 26,1

Viêm gan 8 2

Bệnh do kí sinh trùng 72 16

Bệnh ngoại khoa 108 23,7

Bệnh sản khoa 33 7

Bệnh viêm phổi, hơ hấp 116 25

Hình 4.1. Tỷ lệ mèo mắc bệnh tới khám và điều trị tại phòng khám thú y K9

Qua bảng 4.1 và biểu đồ 4.1 cho thấy được rằng số mèo được đưa đến phịng khóa để điều trị thì bệnh đường tiêu hóa chiếm tỉ lệ cao nhất 26,1%. bệnh viêm phổi, hô hấp chiếm 25%, thường các tác nhân gây bệnh vào đường hơ hấp và tiêu hóa làm con vật suy yếu nhất là đối với những con non chưa có sức đề kháng hoặc đề kháng kém. Tiếp đó là thấp nhất là viêm gan chỉ chiếm khoảng 2% vì bệnh này thường rất ít gặp trong phịng khám. Trong đó bệnh do đường ruột cũng là một bệnh khá nguy hiểm trên vật nuôi gồm các bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh và thường gây bệnh cho những con chưa được tiêm phòng hoặc tiêm phịng khơng đầy đủ, sức đề kháng yếu chưa đủ để chống lại bệnh

Trong tổng 119 ca khám bệnh tại phòng khám bệnh đường tiêu hóa thì ghi nhận được 43 trường hợp có các dấu hiệu triệu chứng như sốt, nơn mửa, ỉa chảy ra máu chiếm tỷ lệ 36,13%. Tỷ lệ mèo có triệu chứng sốt, nơn mửa, tiêu chảy được trình bày dưới hình 4.2.

Hình 4.2.Tỷ lệ mèo có triệu chứng sốt, nơn mửa, ỉa chảy ra máu

Theo (Ichijo & cs, 1976), ủ rũ và mệt mỏi xuất hiện ở thời kỳ đầu của tất cả các mèo mắc FPV trước khi 85% số mèo bị tiêu chảy, 70% số mèo bị nơn mửa và 26% số mèo có biểu hiện mất nước trong tổng số 13 con mèo.

Qua đó nhận thấy được rằng các triệu chứng bệnh đang có xu hướng tăng.

4.2. Tỷ lệ nhiễm FPV trong tổng số mèo có triệu chứng sốt, nôn mửa, ỉa chảyra máu. ra máu.

Tổng số mèo được khảo sát có 119 trường hợp có triệu chứng sốt, nôn mửa, ỉa chảy ra máu, tôi xin tiến hành khảo sát để thu thập và phân loại bệnh được thể hiện qua bảng 4.3

Bảng 4.2. Tỷ lệ bệnh ở mèo có triệu chứng sót, nơn mửa, ỉa chảy ra máu

STT Loại bệnh Số mèo nghi bệnh (con) Tỷ lệ (%)

1 FPV 43 36,13

2 Vi khuẩn 59 49,6

3 Ký sinh trùng 42 35,3

4 Bệnh khác 21 17,65

Qua bảng 4.2 cho thấy rằng bệnh do vi khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất 49,6%, bệnh do ký sinh trùng chiếm 35,3% và một số bệnh khác khơng xác định được có thể do bệnh ở thể cấp tình chưa biểu hiện bệnh ra ngồi rõ ràng chiếm 17,65%. Cuối cùng là bệnh do FPV là một bệnh nguyên hiểm đối với mèo gây ra các triệu chứng sốt, ói mửa, tiêu chảy chiếm tỷ lệ là 36,13%.

Dựa vào các triệu chứng lâm sàng đưa ra tôi xin tiến hành đưa ra đánh giá như sau:

Trong tổng 43 trường hợp ghi mắc bệnh FPV thì thấy được mèo bệnh có biểu hiện ủ rủ, lừ đừ, bỏ ăn, bỏ uống, cơ thể yếu, đi phân sệt, lỏng và có mùi hơi tanh đặc trưng của bệnh, có thể kèm thêm máu và chất nhầy của niêm mạc ruột bị bong tróc.

Ghi nhận cho thấy đường xâm nhập do vi khuẩn chính gồm miệng, mũi, tai, hậu môn, da. Biểu hiện chủ yếu theo vị trí của cơ quan bị tổn thương, bệnh tiến triển chậm nên thường gây nhiễm trùng mãn tính.

Dựa vào mẫu máu xét nghiệm kí sinh trùng cùng với các triệu chứng lâm sàng cho thấy: mèo bụng to, thiếu máu là triệu chứng điển hình của giun móc. Mèo ăn ít hoặc không thèm ăn, gầy và chậm lớn thường do giun sán. Một số con mèo cịn có biểu hiện bệnh nặng có khi nơn ra giun sán, ỉa chảy giun sán, có khi ỉa chảy ra máu, niêm mạc da thường nhợt nhạt và thường không sốt.

4.3. Tỷ lệ mèo nhiễm bệnh FPV

Trong tổng 456 ca bệnh ghi nhận được đưa đến khám và điều trị,trong đó có 43 ca được xác định nhiễm bệnh viêm ruột truyền nhiễm trên mèo thông qua test FPV.

Bảng 4.3. Tỷ lệ mèo nhiễm bệnh FPV

Tổng số ca khảo sát Ca nhiễm bệnh

456 Số ca (con) Tỷ lệ (%)

43 9,43

Kết quả bảng 4.2 cho thấy tỷ lệ ca nhiễm bệnh chiếm tỷ lệ là 4,6% trong tổng 936 ca.

4.4. Tỷ lệ mèo nhiễm bệnh FPV theo nhóm giống

Để xác định về tỷ lệ mèo mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm theo giống, tôi tiến hành khảo sát 456 con mèo được đưa đến phòng khám điều trị để đưa kết quả dưới bảng 4.4

Bảng 4.4. Tỷ lệ mèo nhiễm bệnh FPV theo nhóm giống

Nhóm Số mèo khảo sát Số mèo mắc bệnh Tỷ lệ (%)

Mèo nội 221 18 8,14

Mèo ngoại 235 25 10,6

Tổng 456 43 9,43

Kết quả bảng 4.4 và hình 4.3 cho thấyntổng số ca mèo cho thấy được rằng 2 giống mèo nội và giống mèo ngoại được đưa đến khám và điều trị tại phòng khám thú y K9 thì giống mèo nội chiếm tỷ lệ 8,14% thấp hơn giống mèo ngoại 10,6%.

Tuy nhóm mèo nội có sức đề kháng tốt hơn giống mèo ngoại nhưng tỷ lệ mắc bệnh vẫn cao là do mèo nội ít được quan tâm, sống lang thang nhiều nên thường dễ tiếp các với các mầm bệnh. Nhóm mèo ngoại chiếm tỷ lệ cao hơn rõ rệt là do sức đề kháng kém hơn với nhiệt độ môi trường nên dễ dàng thuận lợi cho virus xâm nhập và gây bệnh.

Như vậy, qua khảo sát trên thấy rằng kết quả phù hợp với nhận xét của tác giả (Mosallanejad & cs, 2009). Vì điều kiện ni dưỡng, sinh sống của mèo ngoại cao nên nguy cơ dễ bị mắc bệnh. Còn giống mèo nội do sức đề kháng khỏe tốt với môi trường và điều kiện ngoại cảnh nhưng tỷ lệ mắc bệnh vẫn cao.

4.5. Tỷ lệ mèo nhiễm bệnh FPV theo lứa tuổi

Với 43 con mèo bị nhiễm FPV được đưa tới phòng khám điều trị, hầu hết là đều chưa được tiêm phịng vaccin hoặc có tiêm phịng nhưng khơng đầy đủ theo quy trình. Theo Nghiên cứu của (Mosallanejad & cs, 2009) tỷ lệ nhiễm FPV sự lây nhiễm phù biến hơn ở mèo dưới 6 tháng tuổi (37%) so với mèo trên 6 tháng tuổi (31%). Tuy nhiên, không quan sát thấy sự khác biệt cò ý nghïa giữa các dấu hiệu lâm sàng, tuổi và giới tính khác nhau ở các mèo này. Để kiểm chứng điều đó tơi xin điều tra trên 43 con mèo mắc bệnh FPV và đưa ra kết quả dưới bảng 4.5.

Bảng 4.5. Tỷ lệ mèo nhiễm bệnh FPV theo lứa tuổi

Lứa tuổi Ca nhiễm bệnh Tỷ lệ (%)

Dưới 2 tháng 8 18,6

2 – 6 tháng 22 51,2

6 – 12 tháng 9 20,9

Trên 12 tháng 4 9,3

Hình 4.4. Tỷ lệ mèo nhiễm bệnh FPV theo lứa tuổi

Qua kết quả bảng 4.5 và biểu đồ 4.4 cho thấy mèo từ 2 tháng tuổi – 6 tháng tuổi mắc bệnh FPV là cao nhất (51,2%) tiếp đến đó là mèo có độ tuổi từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi chiếm (20,9%); mèo dưới 2 tháng tuổi mắc bệnh chiếm (18,6%) và thấp nhất là mèo có độ tuổi trên 12 tháng có tỷ lệ mắc bệnh là (9,3%).

Qua kết quả khảo sát, chúng tôi thấy rằng tỷ lệ mèo bệnh do FPV theo lứa tuổi chủ yếu là dưới 12 tháng. Điều này phù hợp với nhận định của tác giả (Mosallanejad & cs, 2009).Và mèo tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là khoảng từ 2 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi.

Theo tôi thấy ở mèo dưới 12 tháng tuổi lượng kháng thể có trong máu chống lại với FPV tự nhiên rất thấp làm dễ bị nhiễm và dễ bị phát bệnh đồng thời làm nơi lưu trữ và lây lan bệnh. Đối với mèo trên 12 tháng tuổi cơ thể chống đỡ được khi nhiễm bệnh hay nếu virus có vào được cơ thể mèo thì virus cũng vơ hiệu hố khi hiệu giá kháng thể cao trong cơ thể mèo, hơn nữa cơ thể mèo lớn không mẫn cảm.

nhiều sự biến đổi: hệ tiêu hố bắt đầu thích nghi dần, thay đổi mơi trường sống (mèo được tặng, bán ở giai đoạn này). Những yếu tố trên ảnh hưởng đến sức khoẻ của chúng nên mầm bệnh rất dễ xâm nhập và phát triển, mèo con sẽ trở lên dễ cảm thụ nhất. Do đó thấy được kết quả khảo sát thì mèo từ 2 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất.

4.5. Tỷ lệ mèo nhiễm bệnh FPV theo giới tính

Theo một số tài liệu nước ngồi cho rằng giới tính có ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm bệnh, sự ảnh hưởng này trên mèo cái có thể là do sức khỏe kém hơn mèo đực qua những lần sinh sản. Để tìm hiểu vấn đề này chúng tôi khảo sát tỷ lệ nhiễm bệnh FPV theo gới tính dưới bảng như sau:

Bảng 4.6.Tỷ lệ mèo nhiễm bệnh FPV theo giới tính

Giới tính Ca nhiễm bệnh (con) Tỉ lệ mắc bệnh (%)

Đực 22 51,2

Cái 21 48,8

Tổng 43

Qua bảng 4.5 cho thấy được rằng tỉ lệ giới tính của mèo đực có ca nhiễm 51,2% và tỉ lệ mèo cái chiếm 48,8%. Theo nghiên cứu của (Mosallanejad & cs, 2009) khi nghiên cứu tỷ lệ nhiễm FPV ở mèo tiêu chảy thì khơng quan sát thấy sự khác biệt có ý nghïa giữa các dấu hiệu lâm sàng, tuổi và giới tính khác nhau ở các mèo này.

Như vậy với kết quả ta khảo sát của tôi phù hợp với nhận định của tác giả rằng khơng có sự khác biệt nào về tỷ lệ mèo nhiễm bệnh khơng ảnh hưởng gì tới bệnh truyền nhiễm FPV.

4.6. Xác định tỷ lệ mèo nhiễm bệnh FPV theo tình trạng tiêm phịng và chưatiêm phòng tiêm phòng

Để xác định mức độ phòng bệnh của chủ ni từ đó đưa ra phác đồ điều trị thích hợp và đem lại hiệu quả tốt. Tơi xin tiến hành khảo sát trên 119 con mèo nghi mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm để xác định xem mèo bệnh đã được chích phịng

ngừa vaccin hay chưa chích ngừa phịng bệnh vaccin. Kết quả được trình bày dưới bảng 4.7.

Bảng 4.7. Tỷ lệ mèo nhiễm FPV theo tình trạng tiêm phịng và chưa được

tiêm phòng

Mèo nghi

nhiễm bệnh Số mèo bệnh(con) Tỷ lệ (%) Số mèo chết(con) Tỷ lệ (%)

Đã tiêm 25 21 3 2,52

Chưa tiêm 94 79 24 20,2

Qua khảo sát cho thấy được tổng 119 con nghi mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm (FPV) thì có 94 con chưa được tiêm phòng vaccin chiếm tỉ lệ bệnh 79%, 25 con mèo đã tiêm vaccin phòng bệnh nhưng vẫn mắc bệnh chiếm tỷ lệ 21%. Về tỉ lệ tiêm phịng và chưa tiêm phịng có sự khác biệt rất lớn. Hầu hết, những con mèo được đưa đến phịng khám để điều trị thì đa số là chưa tiêm vaccin phịng bệnh hoặc đã có tiêm nhưng khơng đầy đủ theo quy trình. Điều này chứng tỏ ngồi điều kiện chăm sóc và chế độ dinh dưỡng thì vaccin cũng là một biện pháp tối ưu để bảo vệ mèo khỏi nguy cơ nhiễm bệnh

Có 21% con mèo đã được tiêm phòng đầy đủ nhưng vẫn mắc bệnh. Điều này cho thấy có thể là do việc tiêm vaccin chưa đúng cách, thường lượng kháng thể của

Một phần của tài liệu khảo sát và điều trị bệnh viêm ruột trên mèo tại phòng khám thú y k9,quận 7, lê văn lương (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)