Những điểm mới trong quy định về chuyển đổi Doanh nghiệp tư nhân thành

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CHUYỂN đổi DOANH NGHIỆP tư NHÂN THÀNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn một THÀNH VIÊN (Trang 25 - 29)

1 .So sánh đặc điểm của hai loại hình doanh nghiệp

2. Những điểm mới trong quy định về chuyển đổi Doanh nghiệp tư nhân thành

nhân thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo Luật Doanh nghiệp 2020

2.1. Những bất cập khi áp dụng Luật Doanh nghiệp 2020

Dựa theo những quy định của LDN 2020 và Dự thảo Nghị định Chính phủ về Đăng ký doanh nghiệp (ngày 30/9/2020) ta có thể thấy được một số bất cập có thể có trong q trình áp dụng.

2.1.1. Về điều kiện chuyển đổi

Nhìn chung, điều kiện chuyển đổi trong được quy định trong LDN 2020 gần như tương đồng so với LDN 2014 (trừ điểm b khoản 1 Điều 199 LDN 2014 quy định việc chủ DNTN phải là chủ sở hữu của DNTN). Đa số các điều kiện trên là những điều kiện cần thiết và bắt buộc của chủ DNTN khi muốn chuyển đổi thành loại hình Cơng ty TNHHMTV như: (i) cam kết chịu trách nhiệm cá nhân bằng tồn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn; (ii) thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó; (iii) cam kết bằng văn bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của DNTN.30

Tuy nhiên những điều kiện trên vẫn có một số điểm bất cập như sau:

Thứ nhất, việc giải quyết các khoản nợ của DNTN chưa thanh toán tại khoản 1 Điều 205 LDN 2020, sau khi chuyển đổi thành Công ty TNHHMTV thì chủ DNTN sẽ chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi phạm tài sản nhất định chứ khơng cịn chịu trách nhiệm vơ hạn như DNTN nữa. Vì vậy, LDN 2020 nên bổ sung thêm thỏa thuận giữa chủ DNTN và chủ nợ về việc sẽ thanh tốn các khoản nợ riêng chứ khơng

29 Tham khảo: Trương Vĩnh Xuân (2011), “Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam trong cộng đồng doanh nghiệp ngồi nhà nước”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, truy cập ngày 24/11/2020.

<http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=207523> 30 Xem khoản 1 Điều 205 Luật Doanh nghiệp 2020

21

chuyển giao cho công ty mới (cơng ty TNHHMTV)31, việc thỏa thuận này rất quan trọng vì tính chất rắc rối về tài sản riêng của chủ DNTN.

Thứ hai, việc các thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó cũng nên được xem xét thêm. Chủ DNTN tự mình thỏa thuận với các bên về việc tiếp tục thực hiện hợp đồng dường như có điểm khơng thực sự phù hợp. Cịn phải xét trường hợp, các chủ thể góp vốn khác trong cơng ty cũng có quyền được biết đến những thỏa thuận trên chứ khơng riêng gì chủ DNTN. Các chủ thể góp vốn khác trong cơng ty cũng phải biết về việc chủ DNTN tự mình đi thỏa thuận về hợp đồng với các bên liên quan để bảo đảm lợi ích của mình.32

2.1.2. Về hồ sơ chuyển đổi

Về hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp được quy định trong Điều 26 Dự thảo Nghị định Chính phủ về Đăng ký kinh doanh năm 2020 khá rõ ràng và đầy đủ. Chủ DNTN trước khi muốn chuyển đổi thành một loại hình cơng ty khác (ở đây là cơng ty TNHHMTV) phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ được quy định ở Điều 26 (Dự thảo Nghị định Chính phủ về Đăng ký kinh doanh năm 2020) Tuy nhiên, có thể thấy một vài bất cập như:

Thứ nhất, các giấy tờ thỏa thuận riêng giữa chủ DNTN với một số chủ thể khác ngoài những giấy tờ được yêu cầu (như với chủ nợ, các bên giao kết hợp đồng khác, các chủ thể góp vốn) cũng phải yêu cầu nộp lên xem như minh chứng rõ ràng trong việc cơng khai đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp với tất cả các chủ thể có liên quan.

Thứ hai, do tính hợp lệ của hồ sơ mà chủ DNTN nộp chưa được quy định rõ ràng trong luật và gây khó khăn cho việc giải quyết các vấn đề liên quan có thể phát sinh sau khi đăng ký chuyển đổi. Do đó, các loại hồ sơ mà chủ DNTN đã nộp cần được đảm bảo xem xét đầy đủ tính minh bạch, rõ ràng và đảm bảo sự hiểu biết của các

31 TS. Bùi Xuân Hải (2019), ‘Kiến nghị hoàn thiện Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp’, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 12 (388), tháng 6/2019, xem thêm tại <http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210330 >

32 TS. Bùi Xuân Hải (2019), ‘Kiến nghị hoàn thiện Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp’, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 12 (388), tháng 6/2019, xem thêm tại <http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210330 >

22

chủ thể có liên quan đối với việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ DNTN thành cơng ty TNHHMTV.

2.1.3. Về trình tự, thủ tục nộp hồ sơ

Vấn đề trình tự, thủ tục nộp hồ sơ khơng chỉ riêng ở quy trình đăng ký doanh nghiệp mà ở nhiều quy trình pháp lý khác cũng vướng phải bất cập. Vấn đề rườm rà về mặt thời gian là một điểm yếu trong việc xử lý các thủ tục hành chính ở nước ta.

Trình tự, thủ tục nộp hồ sơ đăng ký thay đổi loại hình doanh nghiệp diễn ra qua 04 bước, đây đã được xem như là một sự khá tinh gọn của LDN 2020. Chủ DNTN chỉ cần: chuẩn bị hồ sơ, đem đến Phòng đăng ký kinh doanh nộp, đợi Phòng đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và đợi kết quả sau vài ngày.

Tuy nhiên, có hai vấn đề cần lưu ý trong quy định về trình tự và thủ tục đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp:

Thứ nhất, là về thời gian. Trong thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay, việc phải chờ đợi 03 ngày để hoàn thành xong thủ tục đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là khá dài, điều đó có thể làm ảnh hưởng đến một số hoạt động của doanh nghiệp.

Thứ hai, là việc kiểm tra tính “hợp lệ” của hồ sơ đăng ký được thực hiện bởi Phòng đăng ký kinh doanh, nhưng trong luật chưa quy định rõ việc kiểm tra này có bao gồm tính “hợp pháp” hay khơng33: chỉ đơn giản là kiểm tra xem đã đủ hồ sơ chưa, hồ sơ có đóng dấu đầy đủ hay chưa; hay là phải kiểm tra rõ tính chất pháp lý (hồ sơ thật hay giả, so với hồ sơ gốc được lưu trữ có giống hay khơng…) của từng loại hồ sơ để tránh những rủi ro pháp lý có thể xảy ra sau này.

2.2. Những điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2020 so với Luật Doanhnghiệp 2014 trong việc quy định chuyển đổi từ Doanh nghiệp tư nhân thành nghiệp 2014 trong việc quy định chuyển đổi từ Doanh nghiệp tư nhân thành Cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Nhìn chung, so với LDN 2014, LDN 2020 đã có nhiều điểm tiến bộ hơn về điều kiện, hồ sơ, trình tự và thủ tục chuyển đổi từ DNTN thành công ty TNHHMTV. Trong đó, có thể kể đến một vài điểm sau:

33 ThS. Đặng Thị Hàn Ni (2020), ‘Một số vấn đề về tính hợp lệ của hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp’, Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 11/2019, xem thêm tại, <http://tapchitaichinh.vn/tai- chinh-kinh-doanh/mot-so-van-de-ve-tinh-hop-le-cua-ho-so-cap-giay-chung-nhan-dang-ky-doanh-nghiep- 318077.html >

23

Thứ nhất, việc bỏ đi điều kiện ở điểm b khoản 1 Điều 199 LDN 2014 của LDN

2020. Quy định này có vẻ như bị thừa và không phù hợp khi ở điều 183 LDN 2014 và điều 188 LDN 2020 đã có quy định: “DNTN là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.” 34. Có thể thấy, chủ DNTN theo luật định đương nhiên là chủ sở hữu của doanh nghiệp, nên việc quy định điều như điểm b khoản 1 Điều 199 LDN 2014 là không cần thiết.

Thứ hai, việc quy định tại khoản 1 Điều 26 Dự thảo Nghị định Chính phủ về Đăng ký doanh nghiệp năm 2020 so với quy định tại khoản 3 Điều 25 NĐ 78/2015/NĐ-CP là một thay đổi lớn của LDN 2020 so với LDN 2014. Đó là việc cho phép DNTN tự do chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thành cơng ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần chứ không chỉ được chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn như ở LDN 2014 nữa. Đó cũng là lý do vì sao điều khoản quy định về hồ sơ đăng ký chuyển đổi của LDN 2020 đa dạng hơn và cần phải quy định theo từng điều như vậy.35

Thứ ba, về trình tự và thủ tục chuyển đổi:

+ Trình tự và thủ tục chuyển đổi của LDN 2020 có thêm những điểm mới, được quy định ở khoản 5 Điều 33 Dự thảo Nghị định chính phủ năm 2020 về Đăng ký doanh nghiệp. Khoản 5 Điều 33 có quy định về việc dừng thủ tục chuyển đổi và hủy bỏ hồ sơ chuyển đổi của doanh nghiệp. Đây là một điểm mới được quy định trong LDN 2020 thể hiện nhiều sự tiến bộ hơn so với LDN 2014.

+ Thời gian tiếp nhận và xử lý hồ sơ của LDN 2020 cũng tiến bộ hơn nhiều so với LDN 2014. So với khoảng thời hạn 05 ngày để cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và thời hạn 07 ngày kể từ ngày cấp giấy chứng nhận để thông báo cho các cơ quan nhà nước có liên quan và “cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp”36 thì LDN 2020 quy định chỉ còn 03 ngày để hồn thành các thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp (bao gồm việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và cập nhật tình trạng pháp lý của doanh

34 Xem Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2014 và Điều 188 Luật doanh nghiệp 2020.

35 Xem khoản 1 Điều 26 Dự thảo Nghị định Chính phủ về Đăng ký doanh nghiệp năm 2020

36 Xem khoản 2 Điều 199 Luật Doanh nghiệp 2014

24

nghiệp lên Cơ sở dữ liệu quốc gia37). Đây là một điểm vô cùng tiến bộ của LDN 2020, việc rút ngắn thời gian tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận nhanh hơn và có nhiều thời gian để chuẩn bị cho hoạt động của loại hình doanh nghiệp mới chứ khơng cịn phải chờ đợi khoảng thời gian rất lâu như ở luật cũ.

2.3. Đánh giá chung

Nhìn chung, LDN 2020 đã được đổi mới khá nhiều, có nhiều điểm tiến bộ so với LDN 2014, cụ thể là điều kiện, trình tự, thủ tục chuyển đổi và việc tự do chuyển đổi từ DNTN thành nhiều loại hình doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, đâu đó vẫn cịn tồn đọng một vài điểm bất cập, việc khắc phục những bất cập trên cũng cần một khoảng thời gian rất dài để tiếp thu thêm những ý kiến, nghiên cứu thêm những tình huống thực tiễn có thể xảy ra mà luật vẫn chưa dự đốn được. Có thể thấy rằng, LDN 2020 là một phiên bản khá hoàn hảo của LDN so với LDN 2014 trước đó, tạo ra thêm nhiều cơ hội mới (đơn cử việc cho phép DNTN chuyển đổi thành hầu như tất cả các loại hình doanh nghiệp cịn lại).

Bên cạnh đó, việc học hỏi thêm các kinh nghiệm từ các nước khác trên thế giới cũng là điều mà LDN 2020 nên xem xét. Ví dụ như tại Singapore, người ta chỉ cần tốn 1 đô Sing (SGD), (1 SGD = 16.400 VND), để hoàn thành thủ tục đăng ký doanh nghiệp38. Việc chính phủ đặc biệt hỗ trợ cho q trình đăng ký doanh nghiệp và chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sẽ góp phần giúp cho các doanh nghiệp hoạt động tốt hơn và hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CHUYỂN đổi DOANH NGHIỆP tư NHÂN THÀNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn một THÀNH VIÊN (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w