Sự phù hợp của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại Việt Nam

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CHUYỂN đổi DOANH NGHIỆP tư NHÂN THÀNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn một THÀNH VIÊN (Trang 29 - 35)

1 .So sánh đặc điểm của hai loại hình doanh nghiệp

3. Sự phù hợp của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại Việt Nam

Việt Nam và bài học kinh nghiệm từ pháp luật Cộng hòa Liên bang Đức

Tuy xuất hiện muộn hơn các loại hình doanh nghiệp khác nhưng Công ty TNHHMTV vẫn được các nhà kinh doanh ưu tiên lựa chọn vì những ưu điểm nổi bật của nó. Thực tiễn cho thấy, tại Việt Nam hiện nay, loại hình Cơng ty TNHHMTV có số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới nhiều nhất trong tất cả loại hình doanh

37 Xem khoản 2 Điều 205 Luật Doanh nghiệp 2020

38 Lê Nam (2016), “Vì sao tơi mở cơng ty ở Singapore”, Báo Tuổi trẻ, <https://tuoitre.vn/vi-sao-toi-mo- cong-ty-

o-singapore-1153531.htm>, truy cập ngày 25/12/2020.

25

nghiệp39, và trong những con số này, có lẽ sẽ khơng ít những Cơng ty TNHHMTV là do DNTN chuyển đổi thành.

Công ty TNHHMTV hay công ty TNHH từ hai thành viên trở lên đều sẽ có ưu thế nhiều hơn so với DNTN đối với những doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ, đặc biệt phù hợp với trào lưu Startup – khởi nghiệp mạnh mẽ như hiện nay. Bởi lẽ, các doanh nghiệp khởi nghiệp ban đầu thường có hạn chế về vốn. “Các dự án khởi nghiệp thường được bắt đầu bằng nguồn vốn tự có hạn hẹp của các thành viên sáng lập, trong khi khả năng vay vốn ngân hàng hoặc kêu gọi các quỹ đầu tư lại rất thấp. Mặc dù, có khá nhiều kênh tài chính khác nhau nhưng thực tế, người khởi nghiệp gặp khó khăn khi thiếu vốn vẫn rất phổ biến”40. Nếu các doanh nghiệp này chọn loại hình DNTN để kinh doanh thì sẽ phải gánh trách nhiệm rất lớn và nguy cơ phá sản, vỡ nợ nếu không may khởi nghiệp không thành công là không thể tránh khỏi. Đồng thời, DNTN không được phát hành trái phiếu hay bất kỳ một loại chứng khoán nào nên khi cần huy động vốn thì họ chỉ có thể tự góp thêm vốn vào. Điều này thực sự gây khó khăn rất lớn cho những người khởi nghiệp – vốn là những cá nhân có số vốn hạn chế. Tuy nhiên, nếu họ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ DNTN thành Cơng ty TNHHMTV hoặc thành lập Cơng ty TNHHMTV ngay từ đầu thì những khó khăn này sẽ phần nào được hạn chế.

Khi chuyển đổi thành Công ty TNHHMTV, DNTN sẽ trở thành Công ty TNHHMTV do một cá nhân là chủ sở hữu. Tuy có những đặc điểm tương tự DNTN lại có ưu thế hơn hẳn là giới hạn chịu trách nhiệm, Công ty TNHHMTV vẫn chứa đựng một số e ngại đối với đối tác của nó. Bởi lẽ, khi đã tham gia kinh doanh, mục tiêu của các doanh nghiệp là nhắm đến lợi nhuận, có những doanh nghiệp kinh doanh thiếu trách nhiệm lợi dụng tính chịu trách nhiệm hữu hạn của mình để kiếm lợi bằng mọi giá. Có những trường hợp các chủ doanh nghiệp thành lập doanh nghiệp để lừa đảo, chiếm dụng vốn của khách hàng và chủ nợ, đặc biệt là hoạt động trục lợi trong

39 Trần Thị Xuyến (2020), “Thơng tin tình hình doanh nghiệp đăng ký tuần 50 (từ ngày 07/12- 12/12/2020)”,

Cổng thông tin Quốc gia về Đăng ký Doanh nghiệp, truy cập ngày 24/12/2020.

<https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/tin-tuc/598/5271/thong-tin-tinh-hinh-doanh-nghiep-dang-ky- tuan-50-tu-ngay-07-12---12-12-2020.aspx>

40 Vũ Thị Vân & Vũ Hải Thúy (2020), “Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam và một số giải pháp đề xuất”, Tạp chí điện tử Tài chính, truy cập ngày 24/12/2020. <http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/thuc-trang-hoat-dong-cua-doanh-nghiep-khoi-nghiep- viet-nam-va-mot-so-giai-phap-de-xuat-324401.html>

26

mua bán khống hóa đơn VAT, gây thiệt hại lớn cho ngân sách41. Đồng thời, trong trường hợp cơng ty bị phá sản thì khách hàng và chủ nợ chỉ có thể địi cơng ty và chỉ có thể được thanh toán một phần từ khối tài sản của công ty mà không thể buộc thành viên công ty mang tài sản cá nhân để liên đới trả nợ thay cho cơng ty. Có thể nói, tính chịu trách nhiệm hữu hạn tuy hạn chế được rủi ro cho người chủ sở hữu cơng ty nhưng cũng vì vậy, nó đã dồn phần lớn rủi ro cho khách hàng và chủ nợ.42

Mặc dù “mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”43 nhưng nếu để Công ty TNHHMTV tự do kinh doanh mọi ngành nghề nào khơng bị cấm thì rất bất cập. Có những ngành nghề địi hỏi sự an toàn rất cao về mặt pháp lý và yêu cầu trách nhiệm cá nhân rất cao đối với những chủ thể kinh doanh như: y tế (mở phòng khám chữa bệnh tư nhân, cửa hàng bán thuốc, các vật tư ngành y tế…), dịch vụ pháp lý (văn phịng, cơng ty luật, dịch vụ cơng chứng tư, thừa phát lại…), nhóm tư vấn thiết kế (xây dựng, kiến trúc, thi cơng…), hay kiểm tốn, dược phẩm, hóa chất… Những ngành này khơng nên cho phép kinh doanh dưới hình thức của Cơng ty TNHHMTV, bởi vì những ngành nghề này địi hỏi người chủ kinh doanh phải có ý thức trách nhiệm và tính cẩn trọng cao, nhất là việc phải đảm bảo chất lượng dịch vụ, qua đó bảo vệ lợi ích người tiêu dùng và của tồn xã hội. Vì thế, để có thể kinh doanh các dịch vụ trên, địi hỏi người kinh doanh phải chịu trách nhiệm vơ hạn. Có thể nói, sẽ là hiệu quả và phù hợp hơn khi Công ty TNHHMTV chỉ nên được phép kinh doanh trong các lĩnh vực khơng địi hỏi sự chịu trách nhiệm cao về mặt pháp lý và tài sản. Quy định này không làm hạn chế quyền tự do kinh doanh mà có thể góp phần định hướng các ngành nghề kinh doanh đi theo đúng trật tự, hoạt động an toàn, hiệu quả và phù hợp với thế mạnh của loại hình Cơng ty TNHHMTV44. Như vậy, đối với những ngành nghề được đề cập ở trên, nếu chủ sở hữu doanh nghiệp ban đầu kinh doanh dưới hình thức DNTN thì cũng khơng nên cho phép họ chuyển đổi loại hình thành Cơng ty TNHHMTV.

41 Nguyễn Phương Đông (2020) “Thực trạng pháp luật hiện hành về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một cá nhân là chủ sở hữu và thực tiễn thi hành tại thành phố Hà Nội”, Tạp chí Cơng Thương, truy cập ngày 24/12/2020.

<https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-trang-phap-luat-hien-hanh-ve-cong-ty-trach-nhiem-huu-han- mot-thanh-vien-do-mot-ca-nhan-la-chu-so-huu-va-thuc-tien-thi-hanh-tai-thanh-pho-ha-noi-75103.htm>

42 Nguyễn Vinh Hưng (2018), “Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên trong môi trường thương mại Việt Nam hiện nay”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp 24 (376), 17-26.

43 Điều 33 Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013

44 Nguyễn Vinh Hưng (2018), “Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên trong môi trường thương mại Việt Nam hiện nay”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp 24 (376), 17-26.

27

Để giải quyết những rủi ro đề cập ở trên, chúng ta có thể tham khảo Luật Cơng ty trách nhiệm hữu hạn của Cộng hịa Liên bang Đức (GmbHG): “Đối với một số ngành nghề đặc biệt, việc thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn cần được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền như kinh doanh ngân hàng, bảo hiểm và vận chuyển… Những ngành nghề này không chỉ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn mà với tất cả loại hình Doanh nghiệp khác đều cần có văn bản chấp thuận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hồ sơ thành lập Doanh nghiệp”45. Quy định như vậy nhằm đảm bảo tính chịu trách nhiệm hữu hạn của Cơng ty TNHHMTV không bị biến thành cái cớ cho các doanh nghiệp lợi dụng để trục lợi và kinh doanh tùy tiện, thiếu trách nhiệm. Hơn nữa, Luật Luật Công ty trách nhiệm hữu hạn của Cộng hòa Liên bang Đức cịn quy định cơng ty trách nhiệm hữu hạn phải được thành lập với số vốn cổ phần tối thiểu là 25000 euro (Điều 5). Khi yêu cầu số vốn cần thiết tối thiểu để thành lập Công ty TNHHMTV như thế, các chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ phải cân nhắc, cẩn trọng hơn trong việc kinh doanh của công ty và công ty cũng sẽ có khoản tài sản đảm bảo trước những đối tác của mình, hạn chế tình trạng trốn nợ với lí do chỉ chịu trách nhiệm trong phần vốn điều lệ của công ty.

45 Trần Quỳnh Anh (2012), “Pháp luật Cộng hịa Liên bang Đức về Cơng ty Trách nhiệm hữu hạn”, Tạp chí luật học số 4/2012.

28

KẾT LUẬN

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với khả năng, tình hình tài chính của các nhà đầu tư là một trong những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển và đạt được mức lợi nhuận cao. Đã hơn 20 năm kể từ ngày loại hình Cơng ty TNHHMTV được thừa nhận tại Việt Nam và hiện nay loại hình này đã chiếm ưu thế trên thị trường khi sở hữu những ưu điểm vượt trội so với các loại hình doanh nghiệp khác, đặc biệt phù hợp với quy mô kinh doanh vừa và nhỏ. Công ty TNHHMTV thực sự là một lựa chọn tốt cho các nhà kinh doanh. Cũng chính vì thế mà việc chuyển đổi từ DNTN thành Công ty TNHHMTV cũng trở nên phổ biến và có lẽ xu hướng chuyển đổi này sẽ vẫn được ưa chuộng trong thời gian sắp tới dù LDN 2020 có thêm quy định mới về việc DNTN có thể chuyển đổi thành cơng ty cổ phần, cơng ty hợp danh.

Thơng qua sự phân tích, đánh giá như trong nội dung bài tiểu luận, nhóm chúng em đã làm rõ ưu nhược điểm của hai loại hình doanh nghiệp này cũng như làm rõ quy trình chuyển đổi từ DNTN thành Công ty TNHHMTV nhằm đưa ra những kiến thức hữu ích liên quan đến vấn đề này, đồng thời phục vụ tốt cho q trình nghiên cứu mơn học Luật Doanh nghiệp.

29

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Văn bản quy phạm pháp luật

- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013;

- Bộ Luật dân sự năm 2015;

- Luật Doanh nghiệp năm 1999;

- Luật Doanh nghiệp năm 2005;

- Luật Doanh nghiệp năm 2014;

- Luật Doanh nghiệp năm 2020;

- Dự thảo Nghị định Chính phủ về Đăng ký doanh nghiệp năm 2020.

2. Sách tham khảo

Bùi Thị Hằng Nga (Chủ biên), Trương Ngọc Hiển & Giản Thị Lê Na, (2019), Sách tham khảo Pháp luật Doanh nghiệp: Quy định và tình huống, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

3. Tạp chí

- Tạp chí Luật học số 4/2012;

- Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 24 (376) năm 2018;

- Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 12 (388) tháng 6/2019.

4. Trang thông tin trực tuyến

- Trần Thị Xuyến (2020), “Thơng tin tình hình doanh nghiệp đăng ký tuần 50 (từ ngày 07/12-12/12/2020)”, Cổng thông tin Quốc gia về Đăng ký Doanh nghiệp, truy cập ngày 24/12/2020

<https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/tin-tuc/598/5271/thong-tin-tinh-hinh- doanh-nghiep-dang-ky-tuan-50-tu-ngay-07-12---12-12-2020.aspx>;

- Vũ Thị Vân & Vũ Hải Thúy (2020), “Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam và một số giải pháp đề xuất”, Tạp chí điện tử Tài chính, truy cập ngày 24/12/2020

30

<http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/thuc-trang-hoat- dong-cua-doanh-nghiep-khoi-nghiep-viet-nam-va-mot-so-giai- phap-de-xuat-324401.html>;

- Nguyễn Phương Đông (2020) “Thực trạng pháp luật hiện hành về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một cá nhân là chủ sở hữu và thực tiễn thi hành tại thành phố Hà Nội”, Tạp chí Cơng Thương, truy cập ngày 24/12/2020

<https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-trang-phap-luat-hien-hanh-ve- cong-ty-trach-nhiem-huu-han-mot-thanh-vien-do-mot-ca-nhan-la-chu-so- huu-va-thuc-tien-thi-hanh-tai-thanh-pho-ha-noi-75103.htm>;

- Trương Vĩnh Xuân (2011), “Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam trong cộng đồng doanh nghiệp ngoài nhà nước”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, truy cập ngày 24/11/2020

<http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=207523>;

- ThS. Đặng Thị Hàn Ni (2020), “Một số vấn đề về tính hợp lệ của hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”, Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 11/2019, xem thêm tại:

<http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/mot-so-van-de-ve-tinh-hop- le-cua-ho-so-cap-giay-chung-nhan-dang-ky-doanh-nghiep-318077.html >; - Lê Nam (2016), “Vì sao tơi mở cơng ty ở Singapore”, Báo Tuổi trẻ, truy

cập ngày 25/12/2020

<https://tuoitre.vn/vi-sao-toi-mo-cong-ty-o-singapore-1153531.htm >;

- Vũ Long (2020), “Là trụ đỡ kinh tế, nhưng nhiều doanh nghiệp tư nhân “không muốn lớn””, Báo Lao Động, truy cập ngày 23/11/2020

<https://laodong.vn/kinh-te/la-tru-do-kinh-te-nhung-nhieu-doanh- nghiep-tu-nhan-khong-muon-lon-849440.ldo >.

31

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CHUYỂN đổi DOANH NGHIỆP tư NHÂN THÀNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn một THÀNH VIÊN (Trang 29 - 35)