Tiêu chí đánh giá chất lượng cơng tác tun truyền miệng của các đảng bộ quận ở thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Chất lượng công tác tuyên truyền miệng của các đảng bộ quận ở thành phố hồ chí minh giai đoạn hiện nay (Trang 27 - 36)

Chất lượng công tác tuyên truyền miệng của các đảng bộ quận ở thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá theo 05 tiêu chí chủ yếu:

Một là, sự chuyển biến về nhận thức của các cấp ủy đảng, sự đồng thuận của nhân dân đối với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước sau khi thực hiện tuyên truyền miệng.

Thực hiện theo tinh thần Chỉ thị số 17- CT/TW, ngày 15-7-2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khố X “Về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả cơng tác tun truyền miệng trong tình hình mới”, công tác tuyên truyền miệng phải đáp ứng yêu cầu phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với mọi lĩnh vực đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phịng an ninh và đối ngoại. Do yêu cầu của nhiệm vụ của chính trị mà mỗi cấp ủy đảng phải có sự chuyển biến nhận thức và tư duy trong quá trình lãnh đạo toàn diện mọi mặt đời sống xã hội đáp ứng yêu cầu đạt đến sự thống nhất trong ý chí, hành động của toàn xã hội tạo thành sức mạnh to lớn để đưa đất nước đi lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vậy, thước đo chất lượng công tác tuyên truyền miệng phải được thể hiện trước hết qua sự chuyển biến về nhận thức của các cấp ủy đảng, sự đồng thuận của nhân dân đối với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước sau khi thực hiện CTTTM. Các cấp uỷ đảng cần tổ chức sơ kết, tổng kết CTTTM theo định kì để kịp thời khắc phục những yếu kém, rút ra bài học kinh nghiệm định kỳ sau một thời gian lãnh đạo CTTTM. Sự đồng thuận trong nhân dân đối với những chủ trương, chính sách của Đảng được thể hiện qua sự đóng góp tích cực, hiệu quả về trí tuệ, tài lực, sức lực của đông đảo quần chúng nhân dân cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều đó khơng phải tự nhiên mà có, nó phụ thuộc rất lớn vào công tác tuyên truyền, vận động để nhân dân thấy được tính đúng đắn của đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Theo Lênin: “Nhiệm vụ thứ nhất

của bất kỳ một chính đảng nào có trọng trách đối với tương lai là thuyết phục cho đa số nhân dân thấy được sự đúng đắn của Cương lĩnh và sách lược của mình” [43, tr.17].

Do đó, cần phải qn triệt, nâng cao hơn nữa nhận thức của các cấp uỷ về vị trí và tầm quan trọng của CTTTM trong cơng tác tư tưởng nói chung và cơng tác tun truyền miệng nói riêng của Đảng hiện nay. Phải có sự chuyển biến mạnh mẻ từ nhận thức của các cấp uỷ, lãnh đạo các cấp, các ngành và phải thấy rõ trách nhiệm của từng cán bộ, đảng đảng viên đối với CTTTM và hoạt động BCV, TTV để từ đó có sự quan tâm đúng mức tới CTTTM. Ban tuyên giáo của các cấp ủy phải là cơ quan tham mưu thường xuyên, hiệu quả để cấp ủy lãnh đạo công tác tuyên truyền miệng hiện nay.

Hai là, đổi mới nội dung, phương pháp tuyên truyền để phù hợp với đối tượng tuyên truyền và tình hình mới.

Trong những năm qua, CTTTM của Đảng đứng trước thách thức mới. CTTTM, hoạt động của đội ngũ BCV, nhất là đội ngũ BCV cấp quận hiện nay phải hướng đến quần chúng nhân dân, phục vụ cho việc định hướng tư tưởng trong các giai tầng xã hội. Theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tun truyền thì: Tun truyền là đem một việc gì nói cho dân biết, dân hiểu, dân theo, dân làm. Nếu khơng đạt mục đích đó là tun truyền thất bại.

Trong mỗi thời kỳ cách mạng, nhiệm vụ tuyên truyền miệng đặt ra do yêu cầu lịch sử phát triển của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo chủ nghĩa Mác-Lênin, lịch sử xã hội luôn vận động và phát triển không ngừng theo quy luật khách quan của nó. Nội dung và hình thức có mối liên hệ qua lại, quy định lẫn nhau. Như vậy, nội dung tuyên truyền thế nào thì cần được thể hiện với hình thức tun truyền thích hợp. Tun truyền miệng cũng vậy, nó địi hỏi cách thức thực hiện phải đa dạng tuỳ theo yêu cầu mà nội dung tun

truyền miệng địi hỏi. Vì thế phương thức tun truyền miệng giữ vai trò quan trọng cho cuộc tuyên truyền đạt hiệu quả ở mức độ nào, nó địi hỏi người tuyên truyền phải đầu tư cải tiến, đa dạng hố các phương thức tun truyền thích hợp tuỳ theo yêu cầu nhiệm vụ. Năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm của đội ngũ BCV, TTV có vai trị quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động tun truyền miệng. Điều đó địi hỏi người thực hiện tuyên truyền miệng phải không ngừng trau dồi kỹ

năng, nghiệp vụ, thường xuyên cập nhật tri thức nhân loại, bám sát thực tiễn xã hội và nắm vững lý luận.

Ba là, công tác tuyên truyền miệng phải góp phần tạo sự ổn định chính trị, kinh tế - xã hội.

Trong điều kiện Đảng cầm quyền lãnh đạo toàn diện các lĩnh vực xã hội, sự ổn định chính trị, kinh tế - xã hội sẽ góp phần thúc đẩy đất nước phát triển đi lên từng bước vững chắc theo con đường đã chọn. Trên thực tế, sức mạnh quần chúng là lực lượng vật chất to lớn để Đảng lãnh đạo thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khơi dậy sức mạnh trong dân theo tinh thần “khoan thư sức dân” là một trong những nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định cho sự vận động và phát triển của đất nước. Nó giúp chúng ta đẩy lùi các trở ngại trên bước đường giữ vững hồ bình, độc lập và thống nhất cả dân tộc. Trên cơ sở đó mọi mặt đời sống xã hội khơng ngừng phát triển đi lên. Tuyên truyền miệng cần phải tập trung cho việc giữ vững ổn định trị trật tự an toàn xã hội, đẩy lùi bọn tội phạm, phản động trong nước vốn là những cản trở lớn cho việc gìn giữ hồ bình, thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội – con đường mà Bác Hồ, Đảng và nhân dân ta lựa chọn. Yêu cầu đặt ra cho tuyên truyền chính trị là người tuyên truyền phải thấy rõ đây là nhiệm vụ quan trọng nhằm truyền bá tư tưởng của giai cấp cầm quyền (giai cấp công nhân) trong tồn xã hội để nó trở thành hệ tư tưởng chủ đạo. Nhiệm vụ đặc biệt của

tuyên truyền chính trị trong điều kiện giai cấp vô sản cầm quyền là tuyên truyền cho việc xây dựng chế độ mới, xã hội mới, trong đó xây dựng kinh tế là trung tâm của nhiệm vụ chính trị. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Sau khi đã có đường lối đúng thì nhiệm vụ của mọi chính đảng là phải cổ vũ, động viên được quần chúng hăng hái thi đua yêu nước, khơi dậy sự tích cực, tự giác của quần chúng cho việc ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Khi đường lối, chủ trương của Đảng trở thành nhận thức chung của quần chúng thì quần chúng sẽ tự giác thực hiện những nhiệm vụ theo đường lối, chủ trương của Đảng. Từ ý nghĩa đó, cơng tác tun truyền miệng phải hướng đến việc góp phần giữ vững ổn định chính trị, kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay.

Bốn là, tổ chức bộ máy, phẩm chất và năng lực của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên trong công tác tuyên truyền miệng và cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng được cho công tác tuyên truyền miệng.

Yêu cầu nhiệm vụ tuyên truyền miệng giai đoạn hiện nay đòi hỏi ban chấp hành các đảng bộ quận phải củng cố, kiện toàn và tổ chức đội ngũ BCV, xác định rõ BCV là lực lượng trực tiếp làm CTTTM ở đảng bộ. Ban Tuyên giáo quận uỷ tham mưu giúp Ban Thường vụ quận uỷ trực tiếp lựa chọn, quyết định và thành lập đội ngũ BCV của cấp mình.

Cơ cấu đội ngũ BCV cấp quận cần đảm bảo các tiêu chí: - Số lượng BCV quận trong khoảng từ 15 đến 20 người.

- Thành phần đội ngũ BCV, gồm: các đồng chí trong cấp uỷ, người đứng đầu trong các ban, ngành, đồn thể chính trị - xã hội quận, một số đồng chí cán bộ, đảng viên, đồn viên, hội viên có năng lực làm BCV kiêm nhiệm.

- Về cơ cấu độ tuổi cần bố trí sao cho có BCV trẻ tuổi và BCV có thâm niên để đảm bảo tính liên tục và phát huy dược kinh nghiệm

của người đi trước. Trong đội ngũ BCV nên bố trí hợp lý tỷ lệ giữa BCV nam và BCV nữ.

- Đội ngũ báo cáo viên phải đảm bảo những tiêu chuẩn về năng lực và phẩm chất cần thiết:

+ Những tiêu chuẩn về năng lực mà BCV, TTV phải trang bị: - Có trình độ lý luận chính trị từ cao cấp trở lên. Nắm vững lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

- Có tri thức khoa học, trình độ hiểu biết trên nhiều lĩnh vực: chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hố, xã hội.

- Có khả năng ứng dụng tâm lý học, giáo dục học vào q trình thực hiện tun truyền miệng, có phương pháp sư phạm trong khi truyền đạt nội dung tuyên truyền.

- Có khả năng phân tích, tổng hợp, giải thích, chứng minh đảm bảo tính khoa học, lơgích, tự chủ cảm xúc, điều chỉnh mức độ và âm thanh lời nói. Biết cách tun truyền có nghệ thuật, lơi cuốn được người nghe nhờ vào tính chân thật, tính thuyết phục và nghệ thuật tuyên truyền.

- Có khả năng tiếp thu và chọn lọc, phân tích thơng tin trước khi vận dụng đưa vào để giải thích, chứng minh các quan điểm, nội dung tun truyền.

- Có kiến thức cơ bản về tuyên truyền đối ngoại. Có khả năng sử dụng thành tựu khoa học công nghệ, ngoại ngữ để phục vụ công tác nghiên cứu, soạn thảo đề cương và tuyên truyền cho người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài khi cần thiết.

+ Những tiêu chuẩn về phẩm chất của người làm công tác tuyên truyền miệng:

- Có ý thức giác ngộ giai cấp, lập trường, quan điểm đúng đắn, bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với mục tiêu lý tưởng cách mạng của Đảng.

- Thể hiện tính đảng, tính nguyên tắc, tính chiến đấu và ý thức tổ chức kỷ luật cao, nhất là kỷ luật phát ngơn trong nói, viết và hành động.

- Có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống trong sạch lành mạnh; có ý thức trách nhiệm cao, có tinh thần tự chủ trong lời nói và hành động; nói và làm theo nghị quyết, nói và làm ln đi đơi.

- Có tinh thần cầu tiến, chịu khó học hỏi, khiêm tốn, biết lắng nghe (kể cả lắng nghe ý kiến trái chiều) và biết tôn trọng người nghe.

Ngoài những tiêu chuẩn nêu trên, một số vấn đề về tác phong, ngoại hình, giọng nói, cử chỉ thái độ người tuyên truyền cũng là những yếu tố quan trọng cần tính đến trong việc lựa cán bộ đưa vào đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên.

Riêng đối với cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên làm nhiệm vụ tuyên truyền miệng với một đối tượng hay nhóm đối tượng cụ thể thì cần đảm bảo những yêu cầu như: Nắm vững vấn đề mình tun truyền, có kinh nghiệm cuộc sống phong phú, có lối sống lành mạnh, nói đi đơi với làm và có cảm tình với người được tun truyền thì mới phát huy tác dụng, mang lại hiệu quả cao.

Năm là, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong đấu tranh chống các hoạt động diễn biến hịa bình của các thế lực thù địch.

Đấu tranh tư tưởng bao giờ cũng là một trong những hình thức cơ bản của cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội có giai cấp đối kháng. Ở đất nước ta, các giai tầng xã hội có cùng chung lợi ích được Đảng Cộng sản Việt Nam – đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc lãnh đạo. Tuy nhiên, những thế lực thù địch không từ bỏ tham vọng lật đổ chế độ ta để nước ta đi theo con đường

tư bản chủ nghĩa, con đường theo hệ tư tưởng tư sản. Yêu cầu đặt ra là ta phải làm sao dùng tư tưởng, lý luận của giai cấp vô sản để vạch trần bản chất xấu xa của chúng, dùng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm vũ khí lý luận sắc bén để chống trả chúng, bảo vệ hệ tư tưởng của giai cấp vô sản. Như vậy, bên cạnh tuyên truyền thuận chiều cho sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội, ta không thể lơ là trong việc phản tuyên truyền nhằm đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch với cộng sản. Điều đó địi hỏi CTTM phải làm sao nâng cao ý thức cảnh giác, sức đề kháng của nhân dân trước mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù bằng những căn cứ khoa học, thực tiễn. Lênin nói: “Nhiệm vụ của chúng ta là đập tan mọi sự phản kháng của bọn tư bản, khơng những về phương diện qn sự, chính trị, mà cả sự phản kháng về phương diện tư tưởng, sự phản kháng sâu sắc nhất, mãnh liệt nhất” [42, tr.481] .Tuyên truyền miệng phản bác, chống lại âm mưu và hoạt động “diễn biến hồ bình” của các thế lực thù địch là nhiệm vụ thường xuyên lâu dài của sự nghiệp cách mạng và cần được tiến hành bằng cả hai hình thức: đấu tranh trực tiếp cần đồng thời với đấu tranh gián tiếp một cách hiệu quả thông qua công tác tư tưởng và hoạt động đối ngoại.

Mặt khác, trong đời sống kinh tế - xã hội, vẫn cịn nhiều khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chính của cơ chế thị trường, cịn tồn tại nhiều khuyết điểm, hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực đời sống xã hội nên kẻ địch thường lợi dụng để bôi nhọ làm giảm uy tín của Đảng, chính quyền, xuyên tạc đường lối của Đảng làm lung lạc niềm tin của quần chúng nhân dân. Trước tình hình trên, CTTTM hiện nay phải kịp thời ngăn chặn, phân tích làm rõ bằng những thơng tin chính thống về cả những thành tựu lẫn những yếu kém và làm nổi bật những nỗ lực của đảng và chính quyền các cấp trong xử lý, giải quyết các vấn đề phát

sinh, những quyết tâm chính trị để đẩy lùi những hiện tượng quan liêu, lãng phí, tham nhũng và tiêu cực ra khỏi đời sống chính trị - xã hội của đất nước thì mới có thể đập tan các âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù.

Chương 2

Một phần của tài liệu Chất lượng công tác tuyên truyền miệng của các đảng bộ quận ở thành phố hồ chí minh giai đoạn hiện nay (Trang 27 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w