Nhóm giải pháp tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên và Thành ủy

Một phần của tài liệu Chất lượng công tác tuyên truyền miệng của các đảng bộ quận ở thành phố hồ chí minh giai đoạn hiện nay (Trang 87 - 95)

cấp trên và Thành ủy

Theo tinh thần Chỉ thị số 17-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa X) “Về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác tun truyền miệng trong tình hình mới” xác định:

Các cấp uỷ đảng, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm lãnh đạo xây dựng, quản lý và chỉ đạo hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của ngành, cấp và đơn vị mình, phát

huy vai trò của đội ngũ BCV, TTV, ưu thế của CTTTM trên mặt trận tư tưởng – văn hoá…

Như vậy, sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sâu sát của cấp trên và Thành uỷ đối với CTTTM là vấn đề quan trọng thúc đẩy hoạt động TTM của các cấp uỷ phát huy tác dụng, hiệu quả đối với tồn bộ đời sống chính trị, tư tưởng của tồn xã hội. Hiệu quả cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên và Thành uỷ đối với các quận uỷ trong CTTTM phải được thể hiện qua sự thống nhất nhận thức và hành động trong tổ chức đảng, trong cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của xã hội đối với đường lối, chủ trương của Đảng.

Đối với nhóm giải pháp này, tác giả đề nghị:

- Các cấp uỷ cần ban hành các văn bản quy định về chế độ sinh hoạt định kỳ của đội ngũ BCV, TTV của từng cấp, xem đó là quy định chung của ngành tuyên giáo trên lĩnh vực CTTTM.

- Phải tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát hoặc thẩm định kết quả CTTTM của cấp uỷ đối với hoạt động TTM của cấp uỷ cấp mình và cấp uỷ cấp dưới trực tiếp.

- Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo việc sơ kết, rút kinh nghiệm trong lực lượng BCV, TTV, các cấp uỷ đảng sau mỗi đợt tuyên truyền theo chủ đề, chủ điểm, trong đó có khen thưởng, động viên các tổ chức, cá nhân làm tốt CTTTM tại thời điểm tổ chức một đợt tuyên truyền.

- Đẩy mạnh các hoạt động phản tuyên truyền, kịp thời phản bác chống lại các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch đang tấn công chúng ta trên lĩnh vực tư tưởng. Xây dựng kiểu tuyên truyền miệng trên lĩnh vực này theo mơ hình 1-1 (một người tuyên truyền miệng cho một đối tượng cụ thể).

- Lãnh đạo có hiệu quả việc tuyên truyền xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đấu tranh có hiệu quả

trong việc chống lại sự xâm lăng văn hoá của các nước tư bản đang làm cản trở sự nghiệp xây dựng con người mới Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay.

- Xây dựng cơ chế phối hợp các ban ngành, đồn thể trong hoạt động tun truyền mình bằng cách ban hành văn bản quy chế phối hợp giữa ngành tuyên giáo với các ngành thuộc khối khoa giáo, với tổ chức Mặt trận Tổ quốc các cấp.

- Các cơ quan quận uỷ phải tăng cường sự chỉ đạo đối với cấp uỷ đảng cơ sở để các cấp uỷ đảng cơ sở luôn nhận thức đúng đắn, đầy đủ yêu cầu CTTTM trong tình hình mới và sát với thực tiễn xã hội đang diễn ra ở từng khu phố, địa bàn dân cư và từng ngành, từng giới trong các giai tầng xã hội.

- Phải tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ BCV, TTV; quan tâm nâng cao từ sự chuyển biến nhận thức đến sự tự giác, tích cực hoạt động TTM của cán bộ, đảng viên, quần chúng cốt cán và lực lượng chính trị nịng cốt tại địa phương, đơn vị nhằm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với việc được nắm bắt thơng tin chính xác, khoa học, sự đảm bảo yêu cầu định hướng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với tồn bộ đời sống chính trị, tư tưởng và tinh thần của toàn xã hội.

Trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, sự phát triển kinh tế, xã hội, tình hình quốc phịng, an ninh của mỗi địa phương có những đặc điểm riêng và mức độ phát triển khác nhau với chất lượng chưa đồng đều. u cầu thực tế xã hội ln địi hỏi các cấp uỷ phải đáp ứng nhu cầu được thông tin, sinh hoạt tư tưởng của nhân dân. Làm tốt CTTTM chính là điều kiện để nhân dân thực hiện và phát huy hiệu quả quyền làm chủ đất nước của mình. Nhân dân sẽ hưởng ứng tích cực, đóng góp sức lực, trí tuệ và tài lực để xây dựng và bảo vệ đất nước.

Một số kiến nghị:

Trên cơ sở các nhóm giải pháp vừa nêu trong bản luận văn, tác giả xin kiến nghị với các cấp uỷ đảng một số nội dung như sau:

- Với Trung ương:

Một là, ban hành các văn bản quy định việc duy trì thường

xuyên các sinh hoạt nhân dân ở tổ dân phố, trong đó phải đảm bảo hoạt động tun truyền miệng về chính trị, kinh tế, xã hội và các quy định pháp luật, không chỉ dừng lại ở các nội dung phổ biến các vấn đề của địa phương.

Hai là, tăng cường việc chăm lo các chế độ, chính sách đối với

đội ngũ BCV, TTV các cấp phù hợp với điều kiện và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Ba là, quy định chế độ bồi dưỡng, thù lao đối với báo cáo viên

các cấp (có thẻ báo cáo viên) theo quy định đối với các giảng viên kiêm chức của các trung tâm bồi dưỡng chính trị (đối với cấp huyện, quận), các trung tâm thông tin công tác tuyên giáo (đối với cấp tỉnh, thành).

- Với cấp tỉnh, thành:

Một là, duy trì và thực hiện thường xuyên chế độ cấp, sử dụng

và thu hồi thẻ báo cáo viên đối với đội ngũ BCV cấp huyện, quận.

Hai là, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ BCV, TTV theo

chuẩn, có chứng chỉ sư phạm để nâng cao hiệu quả, chất lượng tác nghiệp của cả đội ngũ.

Ba là, xây dựng những quy định để thực hiện chế độ tham quan,

học tập, thu hoạch của đội ngũ BCV, TTV từ cấp tỉnh, thành đến huyện, quận và cơ sở.

Bốn là, tăng cường cung cấp thông tin công tác tuyên giáo trên

mới phát minh; thông tin các hoạt động đối ngoại của Đảng và Chính phủ, đối ngoại nhân dân.

Năm là, tăng cường sự chỉ đạo giới thiệu, nêu gương điển hình

người tốt việc tốt trong các phong trào thi đua yêu nước đến các tầng lớp nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hoạt động tuyên truyền miệng ở các cấp.

- Với quận:

Một là, cần tăng cường chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng từ quận đến

cơ sở về tầm quan trọng của CTTTM, về công tác tạo nguồn, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ TTV cơ sở đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng.

Hai là, nâng cao nhận thức của các cấp uỷ Đảng về tầm quan

trọng của công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ TTV. Đưa chương trình tập huấn đội ngũ BCV, TTV trở thành nội dung bắt buộc hàng năm.

Ba là, đổi mới về hình thức và nội dung tập huấn nghiệp vụ

BCV, TTV, tăng cường số buổi thực tập kỹ năng TTM theo tình huống do Ban tổ chức lớp hay giảng viên đưa ra.

Bốn là, thành lập câu lạc bộ BCV, TTV và tổ chức sinh hoạt

định kỳ ít nhất 3 tháng 1 lần. Trong sinh hoạt cần tạo điều kiện để đội ngũ BCV, TTV trao đổi kinh nghiệm, bàn bạc, thảo luận, học tập lẫn nhau về các vấn đề nghiên cứu lý luận và giải quyết các vấn đề tư tưởng mà xã hội đặt ra thơng qua CTTTM.

Năm là, sử dụng có hiệu quả kết quả khảo sát xã hội phục vụ

CTTTM và khai thác hợp lý các số liệu, thơng tin chính thống về thành tự kinh tế – xã hội của địa phương phục vụ CTTTM.

Sáu là, chú trọng thực hiện sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả, rút

kinh nghiệm thực tiễn sau mỗi đợt tuyên truyền miệng để triển khai một chương trình, kế hoạch của cấp uỷ hay sau một đợt sinh hoạt chính

trị về các sự kiện lớn của đất nước.

Bảy là, có chính sách phù hợp để động viên về vật chất và tinh

thần để động viên, nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ BCV, TTV, của cán bộ, đảng viên trong đảng bộ quận, cơ sở đối với CTTTM.

KẾT LUẬN

Nhận thức đầy đủ yêu cầu về tính khoa học, lý luận, thực tiễn để nâng cao chất lượng hoạt động TTM của các đảng bộ quận ở thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay là vấn đề cần được đặt ra một cách nghiêm túc. Những vấn đề thuận lợi, khó khăn đầu thế kỷ XXI như tác giả đã phân tích trong luận văn này căn cứ trên cơ sở lý luận và thực tiễn với những biến động tâm lý – xã hội thời cận đại đang diễn ra ở một thành phố năng động, có nền khoa học cơng nghệ và thơng tin phát triển theo hướng hiện đại đòi hỏi chất lượng CTTTM phải được nâng cao để ngang tầm với nhiệm vụ mới.

Do vậy, việc thường xuyên cải tiến phương pháp, tìm tịi sáng tạo để hoạt động TTM không lạc hậu, đạt hiệu quả cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của thời đại là một yêu cầu cấp bách, trong đó đội ngũ làm CTTTM phải nâng cao tầm thời đại và điều này đang cần được sự quan tâm đúng mức, đồng bộ của các cấp ủy đảng. Khi sự nghiệp cách mạng đòi hỏi phải đáp ứng yêu cầu cao hơn thì hoạt động TTM cũng phải nâng tầm tương xứng với nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ mới.

Tác giả thấy rằng cần nhận thức đầy đủ, đúng tầm về trọng trách của mỗi cán bộ, đảng viên phải không ngừng trau dồi phẩm chất đạo đức cách mạng; đồng thời mọi người phải tự giác tham gia CTTTM, đội ngũ BCV, TTV phải thường xuyên rèn luyện kỹ năng, đầu tư liên tục, đúng mức cho việc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật tri thức khoa học, nâng cao tầm lý luận, tính nhạy bén, trình độ, nghệ thuật, khả năng diễn đạt, tìm hiểu tâm lý đối tượng tuyên truyền, những biến đổi xã hội tác động đến tâm lý con người.

Tác giả luận văn cố gắng khảo sát chất lượng CTTTM và đề xuất các nhóm giải pháp để phục vụ nhu cầu nghiên cứu, tham khảo và ứng dụng của đội ngũ cán bộ tuyên giáo và cấp ủy đảng địa phương.

Đánh giá chính xác tình hình, nắm được tầm quan trọng CTTTM, những kỹ năng thực hiện đổi mới phương thức TTM phù hợp thực tế khách quan, có trọng tâm, trọng điểm sẽ góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác tư tưởng trong giai đoạn thành phố đang nỗ lực phấn đấu để xây dựng thành phố cơ bản là thành phố công nghiệp, hiện đại, văn minh vào năm 2020.

Hy vọng những đóng góp của luận văn sẽ được tiếp nhận và ứng dụng vào thực tiễn hoạt động tuyên truyền miệng của các đảng bộ quận, đảng bộ cơ sở ở thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng.

Một phần của tài liệu Chất lượng công tác tuyên truyền miệng của các đảng bộ quận ở thành phố hồ chí minh giai đoạn hiện nay (Trang 87 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w