Nợ xấu tăng cao trong hệ thống NHTM Việt Nam xuất phát từ nhiều nguyên nhân do ảnh hưởng của cuộc khủ ng hoảng kinh tế tài chính và suy thối kinh tế toàn cầu từ năm 2008 đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã chi ̣u tác động tiêu cực và kinh tế vĩ mơ có nhiều ́u tớ khơng thuận lợi.
Ngoài ra, theo nội dung báo cáo tại Quốc hội ngày 07/6/2017 của Thống đốc NHNN Việt Nam về nguyên nhân gây nợ xấu trong thời gian qua gồm 02 nhóm nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan: do bất ổn chính
trị, kinh tế, khủng hoảng tiền tệ thế giới ảnh hưởng đến tình hình trong nước; nền kinh tế trong nước cịn nhiều khó khăn như chất lượng tăng trưởng chưa cao, nợ công tăng nhanh...các doanh nghiệp Việt Nam hiệu quả sản xuất thấp, phụ thuộc vốn ngân hàng, bị động khi gặp các khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, các chính sách kinh tế thiếu ổn định gây khó khăn trong vấn đề sản xuất kinh doanh và trả nợ của khách hàng; chính sách về xử lý tài sản đảm bảo còn nhiều bất cập ảnh hưởng đến tiến độ xử lý nợ xấu của các ngân hàng tạo điều kiện để khách hàng chây ì trả nợ. Ngun nhân chủ quan gồm: quy trình tín dụng của một số TCTD chưa chặt chẽ tạo kẽ hở cho cán bộ ngân hàng lợi dụng; tính tuân thủ chưa cao; đạo đức cán bộ ngân hàng chưa tốt, một số cán bộ thối hóa, biến chất lợi dụng kẽ hở cấu kết với khách hàng làm trái quy định.
Với các đặc thù nêu trên, Phú Yên là tỉnh nhỏ không tránh khỏi ảnh hưởng từ tình hình chung cả nước, nợ xấu tại các chi nhánh NHTM trên địa bàn có thể kết luận xuất phát từ các nguyên nhân chính sau đây:
2.2.2.1. Nguyên nhân phát sinh nợ xấu từ nội tại các chi nhánh NHTM trên địa bàn
(1) Việc áp dụng thực hiện các văn bản pháp luật, các cơ chế chính sách của các đơn vị trong thực tế vẫn còn nhiều bất cập, nhiều chỉ tiêu, điều kiện quy định của nội bộ các ngân hàng bị vi phạm nhằm mục đích thu hút khách hàng tiềm năng, chạy theo chỉ tiêu lợi nhuận. Điều này tăng nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng trong hệ thống khi các khách hàng, các đối tượng cho vay khơng có khả năng trả nợ theo quy định.
(2) Vẫn cịn tình trạng các NHTM trên địa bàn phân loại nợ không đúng quy định Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi; tình trạng lạm dụng các quy định về cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ để che giấu nợ xấu, đặc biệt xảy ra phổ biến tại hệ thống chi nhánh NHMT quốc doanh trên địa bàn. Điều này dẫn đến việc trích lập dự phịng để xử lý rủi ro khơng đúng quy định, tạo nguy cơ khó thu hồi, xử lý được các khoản nợ xấu trong hệ thống khi khách hàng mất khả năng chi trả.
(3) Do khâu thẩm định không thực hiện chặt chẽ theo quy định, quá trình kiểm sốt mục đích vớn vay cịn nhiểu kẽ hở. Trong q trình thẩm đi ̣nh vớn vay, nếu q trình kiểm sốt mục đích sử du ̣ng vớn vay khơng hiệu quả và công tác kiểm tra sau cho vay không được thực hiện đầy đủ theo quy định, điều này dẫn đến bị động của ngân hàng, không phát hiện ki ̣p thời những khó khăn của khách hàng ngay từ khi vừa manh nha xuất hiện.
Thực tế, đa số các khoản nợ xấu phát sinh do khâu thẩm định không chất lượng của CBTD, do không xác định được quy mô kinh doanh thực tế của khách hàng, khả năng cạnh tranh của khách hàng đối với ngành nghề mà khách hàng đang kinh doanh, không chú trọng xác định tư cách khách hàng (thiện chí trả nợ…);
không xác định được nguồn trả nợ của khách hàng để xác định được mức cho vay hợp lý và cách thức giám sát thích hợp.
2.2.2.2. Nguyên nhân phát sinh nợ xấu từ phía khách hàng
Như đã phân tích ở trên, nhóm khách hàng chiếm tỷ lệ cho vay nhiều nhất của các NHTM trên địa bàn chủ yếu là cá nhân và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Trong đó, tình hình tài chính của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn chưa đảm bảo an toàn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, đổ vỡ khi kinh doanh không hiệu quả.
Vấn đề thẩm định, rà sốt cập nhật thơng tin của các khách hàng cá nhân chưa được hiệu quả, các ngân hàng chưa quan tâm đến việc phối hợp với các cơ quan pháp lý (cục thi hành án, chính quyền địa phương…) trong việc thẩm định thơng tin khách hàng cá nhân, hộ gia đình. Kênh thơng tin phối hợp giữa các đơn vị trong ngành còn hạn chế, chưa cập nhật kịp thời, khách hàng có thể cùng lúc vay nhiều ngân hàng, sử dụng chung tài sản đảm bảo để vay vốn khi xảy ra rủi ro thì việc thu hồi nợ vơ cùng khó khăn do các thủ tục pháp lý liên quan tài sản thế chấp. Hệ quả là trong quá trình cho vay, khi khách hàng sử dụng vốn khơng hiệu quả và bỏ trốn, mất tích thì hầu hết các cán bộ tín dụng bị động, khơng thu hồi được nợ.
2.2.2.3. Các nguyên nhân phát sinh nợ xấu do mơi trường bên ngồi * Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh
Phú Yên là tỉnh nhỏ duyên hải Nam Trung Bộ, còn rất nhiều hạn chế trong việc mở rộng phát triển sản xuất, kinh doanh, kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn thu ngành nơng nghiệp, trình độ phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ trong tỉnh còn lạc hậu so với trong nước. Đồng thời, thị trường bất động sản, kinh tế trong nước biến động phức tạp kéo theo tình trạng khó khăn cho việc phát mãi tài sản để thu hồi nợ của hệ thống ngân hàng; cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn còn gặp nhiều rủi ro, nhất là sản phẩm nơng nghiệp có thể mất giá do bị chi phối bởi các yếu tố thiên tai, ảnh hưởng của thị trường đầu ra bấp bênh... làm giảm thu nhập của người nông dân và làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay khi đến hạn, dẫn đến nợ xấu.
Sự phối hợp giữa các cơ quan pháp lý liên quan đến xử lý nợ xấu trên địa bàn còn nhiều hạn chế như: Việc xử lý tài sản thơng qua Tịa án và Thi hành án để thu hồi nợ còn nhiều vướng mắc, kéo dài, chưa thật sự quyết liệt đã tạo ra tâm lý chây ỳ, ỷ lại rất lớn trong một bộ phận khách hàng; tồn tại tình trạng tài sản qua thi hành án đã tổ chức bán và bàn giao tài sản cho người mua, nhưng chưa chuyển tiền bán tài sản cho Ngân hàng để thu nợ; Hồ sơ khởi kiện chưa bảo đảm tính pháp lý dẫn đến vụ việc kéo dài.
Theo Thông tư số 02/2013/NHNN, ngày 21/01/2013 của NHNN Việt Nam quy định đối với các cam kết ngoại bảng, các ngân hàng thương mại chỉ thực hiện phân loại nợ để quản lý, giám sát chất lượng tín dụng, khơng thực hiện trích lập dự phịng rủi ro, ngân hàng chỉ phải trích lập dự phịng khi rủi ro xảy ra, điều này càng làm gia tăng các rủi ro tiềm ẩn trong tương lai.
*Nguyên nhân từ môi trường thiên nhiên
Địa bàn Phú Yên thường xuyên chịu ảnh hưởng của khí hậu khắc nghiệt, mỗi năm đều hứng chịu nhiều thiên tai bão, lũ, hạn hán gây mất mùa, tàn phá cơ sở vật chất... Điều này ảnh hưởng rất lớn, gây khó khăn đến điều kiện sản xuất, kinh doanh khôi phục thu nhập kinh tế của các hộ gia đình làm nơng nghiệp, các cá nhân kinh doanh, sản xuất. Sức mua, bán trên thị trường địa phương giảm sút sẽ khơng kích thích tiêu dùng, sản xuất, dẫn đến tình trạng nợ xấu do mất khả năng chi trả.