Đối với các NHTM trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu của các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn phú yên (Trang 71 - 75)

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH

5.2. Khuyến nghị

5.2.3. Đối với các NHTM trên địa bàn

- Bộ phận thu hồi nợ thường xun rà sốt, đánh giá, phân tích từng khoản nợ (nợ tiềm ẩn rủi ro, nợ nhóm 2, nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro và cả những khoản nợ đã bán cho VAMC) để có biện pháp, cách thức tổ chức thu hồi nợ đối với từng trường hợp cụ thể. Phân công rõ người, rõ việc, rõ biện pháp, rõ khoản vay và thời gian xử lý thu hồi nợ cho từng cán bộ, nhóm cán bộ có liên quan để tập trung thu hồi một cách có hiệu quả.

- Chủ động rà soát các khoản nợ dự kiến chuyển sang nhóm nợ cao hơn theo thơng báo của CIC, đồng thời xây dựng lộ trình và áp dụng triệt để các biện pháp thu nợ phù hợp nhằm hạn chế nợ xấu phát sinh.

- Thường xuyên theo dõi, kiểm soát được diễn biến nợ, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tại đơn vị một cách chủ động; chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu. Xử lý nghiêm những cán bộ có vi phạm trong cơng tác tín dụng, khơng hồn thành nhiệm vụ để nợ xấu tăng cao.

KẾT LUẬN CHUNG

Trong những năm qua, các chủ trương, chính sách về vấn đề xử lý nợ xấu được triển khai quyết liệt, ngoài các quy định tại: Quyết định số 254/QĐ-NHNN ngày 01/3/2012, Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013, trong năm 2017, Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD, Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 phê duyệt Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020”. Trong bối cảnh đó, lãnh đạo ngành Ngân hàng Phú Yên đã quán triệt thực hiện nghiêm các quy định, chủ trương liên quan đến xử lý nợ xấu của Đảng, Nhà nước và của ngành. Tỷ lệ nợ xấu của ngành Ngân hàng địa bàn luôn thấp hơn mức quy định (3%), nhưng vẫn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới. Với mong muốn xử lý dứt điểm nợ xấu của ngành Ngân hàng trên địa bàn, thơng qua sự hướng dẫn tận tình của TS. Hồng Hải Yến, tác giả đã nghiên cứu các nội dung sau:

1)Trên cơ sở đánh giá, phân tích số liệu liên quan nợ xấu giai đoạn 2013- 2016 của các chi nhánh NHTM trên địa bàn, đưa ra đánh giá chung về tình hình xử lý nợ xấu và các biểu hiện hạn chế phát sinh trong xử lý nợ xấu của các chi nhánh NHTM trên địa bàn.

2)Tìm hiểu cơ sở lý thuyết nghiên cứu về nợ xấu, kinh nghiệm xử lý nợ xấu, luận văn đã phân tích nợ xấu trên địa bàn theo nhóm các đối tượng nghiên cứu, phân tích nguyên nhân gây nợ xấu và đánh giá kết quả xử lý nợ xấu của các NHTM trên địa bàn giai đoạn 2013-2016. Từ đó nêu ra các nhóm giải pháp, kế hoạch thực hiện đối với từng nhóm giải pháp để nâng cao chất lượng xử lý và hạn chế nợ xấu của các chi nhánh NHTM trên địa bàn; đồng thời đã đề xuất mơt số khuyến nghị để nâng cao tính khả thi của kế hoạch thực hiện các giải pháp xử lý, hạn chế nợ xấu của các chi nhánh NHTM trên địa bàn.

Kiến thức là vô hạn, tuy nhiên, với những hiểu biết của ban thân và thời gian nghiên cứu có hạn nên luận văn sẽ cịn nhiều hạn chế, thiếu sót. Rất mong sự góp ý, hướng dẫn của quý thầy cô để đề tài của em được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Hồng Điệp, 2017. Triển khai đồng bộ giải pháp xử lý nợ xấu gắn với tái cơ cấu các Tổ chức tín dụng trong giai đoạn đến năm 2020, Tạp chí ngân hàng, số 17 tháng 9/2017, trang 29.

2. Ngân hàng Nhà nước (2017), Quyết định số 1533 ngày 20/7/2017 về việc ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các Tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020”.

3. Quốc hội khóa XIV, Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017, Nghị quyết về thí điểm xử lý nợ xấu của các Tổ chức tín dụng.

4. Nhóm tác giả Trần Hồng Ngân, Trương Thị Hồng, Vũ Thị Lệ Giang, Dương Tấn Khoa, Trần Phương Thảo, Hoàng Hải Yến, 2014. Thực trạng nợ xấu của ngân hàng thương mại Việt Nam và giải pháp phòng ngừa, Triển vọng kinh tế Việt Nam 2014 - Thể chế & minh bạch, trang 145-172.

5. Tô Ngọc Hưng, 2014. Xử lý nợ xấu trong quá trình tái cấu trúc các ngân hàng thương mại Việt Nam, Kỷ yếu các cơng trình nghiên cứu khoa học ngành ngân hàng – Quyển 7, trang 71-90.

6. Lê Thị Hồng Vinh, 2015. Yếu tố tác động đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí phát triển kinh tế, trang 80-98.

7. Tôn Thanh Tâm, 2016. Bàn về xử lý nợ xấu, Tạp chí ngân hàng số 23, trang 22- 26.

8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2017. Bài phát biểu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV<

https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/ttsk/ttsk_chitiet...>

Tài liệu Tiếng Anh

9. Delpachitra Sarath, Dai Van Pham, (2015): The determinants of Vietnamese banks’ lending behavior: A theoretical model and empirical evidence. Journal of Economic Studies.Volume 42, Issue 5, pp.861-877, https://doi.org/10.1108/JES- 08-2014-0140.

10. Satyajit Dhar, Avijit Bakshi, (2015): Determinants of loan losses of Indian Banks: a panel study, Journal of Asia Business Studies. Volume 9, Issue 1, pp.17-32, https://doi.org/10.1108/JABS-04-2012-0017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu của các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn phú yên (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)