Ban hành chuẩn mực về cơng cụ tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giá trị hợp lý ảnh hưởng đến sự cân bằng giữa độ tin cậy và thích hợp các thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 81 - 88)

Chương 1 : Những vấn đề cơ bản về giá trị hợp lý

3.2. Nội dung kiến nghị

3.2.2.1. Ban hành chuẩn mực về cơng cụ tài chính

Khi thơng tư 210 có hiệu lực một số cơng ty đã trình bày giá trị các chứng khốn

theo giá trị hợp lý. Tuy nhiên, phần lớn các cơng ty vẫn trình bày chứng khốn theo giá gốc và giá gốc có lập dự phịng giảm giá. Khi giá chứng khốn lên thì cơng ty không phản ánh khoản lãi này vào báo cáo tài chính trong khi thực sự cơng ty được hưởng lợi từ việc giá lên, các nhà đầu tư đánh giá công ty hoạt động hiệu quả và tăng cường đầu tư vốn vào. Ngược lại, khi giá chứng khoán sụt giảm công ty tiến hành lập dự phòng theo nguyên tắc ghi nhận khoản lỗ trong kỳ khơng phân biệt chứng khốn này ngắn hay dài hạn. Trong khi đó, bản chất của khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn là rất khác nhau. Việc ghi nhận hết khoản lỗ vào trong kỳ như vậy làm cho các công ty lỗ nặng, mặc dù kết quả kinh doanh vẫn tăng trưởng cao và có hiệu quả.

Việc chọn lựa phương pháp ghi chép, hạch toán các khoản cơng cụ tài chính phải phù hợp với mục tiêu chung của báo cáo tài chính. Theo khn mẫu lý thuyết của IASB, mục tiêu của báo cáo tài chính là cung cấp thơng tin kinh tế tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của một tổ chức. Các thơng tin này là hữu ích đối với phần

lớn đối tượng sử dụng trong việc ra các quyết định kinh tế. Với việc phản ánh giá trị của các khoản cơng cụ tài chính trong doanh nghiệp theo giá trị hợp lý sẽ giúp kế toán thực hiện tốt hơn chức năng cung cấp các thơng tin thích hợp để hỗ trợ người sử dụng đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị. Để việc ghi nhận, hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến các khoản cơng cụ tài chính được phản ánh chính xác, hợp lý, góp phần tạo ra thơng tin kế tốn phù hợp hơn, người viết đề xuất một số giải pháp cụ thể như sau:

Thứ nhất, phân loại chứng khoán hoạt động trên thị trường nào. Cụ thể, phân

thành 2 nhóm: Chứng khốn giao dịch trên thị trường hoạt động và chứng khoán giao dịch trên thị trường không hoạt động.

- Đối với cơng cụ tài chính giao dịch trên thị trường hoạt động thì giá trị hợp lý sẽ xác định dựa trên giá niêm yết trên thị trường có thể quan sát được của cơng cụ tài chính, điều này sẽ đảm bảo thông tin cung cấp một cách đáng tin cậy. Lúc đó, giá niêm yết sẽ được ưu tiên sử dụng để định giá, kể cả khi doanh nghiệp cho rằng có các phương pháp khác định giá phù hợp hơn. Tại Việt Nam, thị trường hoạt động cho các cơng cụ tài chính là sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và sở giao dịch chứng khốn Hà Nội (HNX), nơi thường xuyên diễn ra các giao dịch mua bán theo giá thị trường cho các cơng cụ tài chính. Ví dụ, ngày 31/12/200N, giá cổ phiếu của ngân hàng A trên Sở giao dịch chứng khốn TP. Hồ Chí Minh là 17.000 đồng. Cũng tại thời điểm đó, một tổ chức tư vấn tài chính độc lập có thể định giá cổ phiếu ngân hàng A với giá 19.000 đồng/cổ phiếu, dựa trên các yếu tố liên quan đến lợi thế ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh; các dự án lớn sẽ thu lợi ích kinh tế mà ngân hàng có được trong tương lai gần,… Các nhân tố này có thể được xem là chính xác, phù hợp và đáng tin cậy. Tuy nhiên, trong trường hợp này, giá trị hợp lý của cổ phiếu ngân hàng A được ưu tiên xác định theo giá thị trường là 17.000 đồng. Lý do, với 17.000đồng/cổ phiếu, các bên mua và bên bán có liên quan đều “sẵn sàng” giao dịch cổ phiếu với hiểu biết đầy đủ trong một giao dịch được xem là ngang giá. Có một vấn đề phát sinh là có thị trường hoạt động nhưng lại không xác định được giá niêm yết cho các cơng cụ tài chính.

Ngun nhân khơng xác định được giá niêm yết có thể là các cơng cụ tài chính này có tính thanh khoản thấp hoặc khơng tồn tại giá mua, giá bán hoặc giá của một số giao dịch gần với thời điểm xác định giá trị hợp lý của các cơng cụ tài chính. Khi đó giá trị hợp lý của các cơng cụ tài chính được xác định dựa vào các dữ liệu có thể thu thập được căn cứ vào dữ liệu thị trường sẵn có như giá của một số giao dịch gần nhất với thời điểm đo lường giá trị hợp lý hoặc giá của các khoản cơng cụ tài chính tương đương trên thị trường. Để đảm bảo độ tin cậy thì các dữ liệu tham chiếu này phải có nguồn gốc hay được chứng thực từ các dữ liệu thị trường, có thể thu thập bằng các công cụ tương quan hay các công cụ đo lường khác.

- Đối với cơng cụ tài chính giao dịch trên thị trường khơng hoạt động thì số lượng giao dịch và mức độ giao dịch sụt giảm đáng kể, do đó khơng tồn tại giá trị hợp lý tại thời điểm xác định. Vì vậy, để xác định giá trị hợp lý trong trường hợp này không thể dựa vào giá niêm yết mà dựa vào các kỹ thuật định giá. Mơ hình định giá cho các cơng cụ tài chính thường sử dụng trong trường hợp này là chiết khấu dòng tiền hoặc định giá quyền chọn.

Ví dụ, ngày 15/09/200N, Cơng ty A mua Trái phiếu chính phủ, trị giá 1.500 triệu đồng, mệnh giá 1 triệu đồng/trái phiếu, kỳ hạn 5 năm, lãi suất 8%/năm. Kỳ trả lãi hàng năm, tại ngày 15/09 hàng năm. Tại ngày mua, lãi suất thị trường cho công cụ tương đương có cùng đặc tính là 10%/năm. Cơng ty A ghi nhận ban đầu khoản đầu tư mua trái phiếu theo giá trị hợp lý. Nhưng vì khoản đầu tư này được giao dịch trên thị trường không hoạt động, nên Công ty A sẽ sử dụng phương pháp định giá theo chiết khấu dòng tiền để xác định giá trị hợp lý của khoản đầu tư này. Giá trị hợp lý của khoản cơng cụ tài chính được tính tốn qua bảng số liệu sau:

Xác định giá trị hợp lý của khoản cơng cụ tài chính trên thị trường khơng hoạt động (đvt: đồng)

Ngày Số tiền thu được Yếu tố chiết khấu Giá trị hiện tại

15/09/200N+1 1.500.000.000x8%= 120.000.000 1/(1+10%)1=0,09091 109.090.909 15/09/200N+2 120.000.000 1/(1+10%)2=0,8264 99.173.554 15/09/200N+3 120.000.000 1/(1+10%)3=0,0,7513 90.157.776 15/09/200N+4 120.000.000 1/(1+10%)4=0,6830 81.961.615 15/09/200N+5 1.500.000.000+120.000.000 = 1.620.000.000 1/(1+10%)5=0,6209 1.005.892.543 Giá trị hợp lý 1.386.276.397

Do đó, giá trị hợp lý của trái phiếu trong trường hợp này là: 1.386.276.379 đồng. Vì vậy, để xác định giá trị hợp lý có thể tóm tắt như sau:

Thứ hai, hoàn thiện việc ghi nhận ban đầu đối với các khoản cơng cụ tài chính

Để tăng cường tính minh bạch của thơng tin kế tốn, tạo điều kiện tối đa cho việc giám sát tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, khi ghi nhận ban đầu, các khoản cơng cụ tài chính của doanh nghiệp nên được phản ánh

Các khoản đầu tư tài chính

Thị trường hoạt động Thị trường không hoạt động

Giá niêm yết Phương pháp định giá

Giá niêm yết công khai trên thị trường giao dịch Giá một số giao dịch gần nhất Giá của khoản đầu tư tài chính tương tự Phương pháp định giá quyền chọn Phương pháp dịng tiền

theo giá trị hợp lý mà khơng nên phản ánh theo giá gốc. Để hạch toán một cách phù hợp các khoản cơng cụ tài chính, nên chia thành 2 loại:

Loại thứ nhất: các khoản công cụ tài chính ghi nhận theo giá trị hợp lý thơng qua lãi

lỗ. Đây thơng thường là các khoản cơng cụ tài chính doanh nghiệp có ý định nắm giữ dưới 12 tháng, thỏa mãn một trong các điều kiện sau:

- Được phân loại vào nhóm chứng khốn nắm giữ để kinh doanh cho mục đích thương mại, ví dụ như: được mua hoặc tạo ra chủ yếu cho mục đích bán và mua lại trong tương lai gần; có bằng chứng về việc kinh doanh các khoản cơng cụ tài chính này nhằm mục đích thu lợi ngắn hạn; là một phần của danh mục cơng cụ tài chính xác định được có bằng chứng của mơ hình thực sự gần đây mang lại lợi nhuận ngắn hạn cho doanh nghiệp

- Tại thời điểm ghi nhận ban đầu, công ty nên xếp bộ phận cơng cụ tài chính đó vào nhóm phản ánh theo giá trị hợp lý thông qua lãi lỗ hoặc báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Đối với các khoản cơng cụ tài chính được đo lường theo giá trị hợp lý thông qua lãi lỗ thì chi phí giao dịch, lệ phí, chi phí mơi giới,… khơng được cộng thêm vào giá trị ghi nhận ban đầu của khoản cơng cụ tài chính đó. Khoản chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá gốc được ghi nhận là lãi hoặc lỗ ngay tại thời điểm ghi nhận ban đầu. Với cách ghi nhận như vậy, thơng tin về các khoản cơng cụ tài chính được trình bày trên báo cáo tài chính sẽ đáp ứng được các yêu cầu quan trọng về tính thích hợp, tính đáng tin cậy và có thể so sánh được.

Loại thứ hai: các khoản cơng cụ tài chính dự kiến nắm giữ đến ngày đáo hạn. Các

khoản cơng cụ tài chính dự kiến nắm giữ đến ngày đáo hạn là bộ phận tài sản tài chính doanh nghiệp có ý định nắm giữ trên 12 tháng và có kỳ đáo hạn cố định trong tương lai. Đối với các khoản đầu tư này, chi phí giao dịch, lệ phí, chi phí mơi giới,…được tính vào giá trị của các khoản cơng cụ tài chính. Chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá gốc được cũng được ghi nhận là lãi hoặc lỗ tại thời điểm ghi nhận ban đầu.

Ví dụ, tại ngày 24/09/200N, Cơng ty A mua 10.000 cổ phiếu XYZ, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Tổng số tiền phải trả 260.000.000 đồng, trong đó gồm chi phí giao dịch là 20 triệu đồng. Giả sử cổ phiếu XYZ được giao dịch trên thị trường hoạt động, xác định được giá trị hợp lý theo giá niêm yết tại ngày 24/09/200N là 20.000 đồng/cổ phiếu. Vậy, tại ngày 24/09/200N, ta có:

Giá gốc của 10.000 cổ phiếu XYZ ( khơng gồm chi phí giao dịch)

(260 -20)=240 triệu đồng

Giá hợp lý của 10.000 cổ phiếu XYZ 10.000x20.000=200 triệu đồng

Khoản lỗ ban đầu 240-200=40 triệu đồng

Chi phí giao dịch 20 triệu đồng

+ Nếu phân loại cổ phiếu XYZ trên là khoản cơng cụ tài chính nắm giữ để kinh doanh cho mục đích thương mại, ghi nhận ban đầu như sau:

Nợ “Chứng khốn kinh doanh” : 200trđ Nợ “Chi phí kinh doanh chứng khoán” : 20trđ Nợ “Lỗ kinh doanh chứng khoán” : 40trđ Có “Tiền” : 260trđ

+ Nếu phân loại cổ phiếu XYZ trên là khoản cơng cụ tài chính nắm giữ đến ngày đáo hạn, ghi nhận như sau:

Nợ “Chứng khoán nắm giữ đến ngày đáo hạn” : 220trđ (200 + 20) Nợ “Lỗ kinh doanh chứng khốn” : 40trđ

Có “Tiền” : 260trđ

Thứ ba, hồn thiện việc ghi nhận và trình bày các khoản cơng cụ tài chính trên báo cáo tài chính tại thời điểm kết thúc kỳ kế toán

Đến cuối kỳ kế toán, sẽ tiến hành ghi nhận chênh lệch phát sinh do sự biến động của giá trị hợp lý của các khoản cơng cụ tài chính. Các khoản chênh lệch này phát sinh do sự thay đổi giá trị hợp lý giữa các thời điểm báo cáo có thể được xử lý theo các phương án:

- Với các khoản cơng cụ tài chính loại 1, là các khoản cơng cụ tài chính được ghi nhận theo giá trị hợp lý thơng qua lãi lỗ, phần chênh lệch đó được ghi nhận vào lãi lỗ chưa thực hiện trên Báo cáo kết quả kinh doanh

Ví dụ, ngày 24/09/200N, khoản đầu tư cổ phiếu của Công ty A được ghi nhận ban đầu với giá trị hợp lý là 200 triệu đồng. Khoản đầu tư này được phân loại vào nhóm chứng khốn nắm giữ để kinh doanh cho mục đích thương mại. Đến ngày 31/12/200N, giá trị hợp lý của khoản đầu tư này được xác định là 280 triệu đồng. Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tại thời điểm cuối kỳ và giá ghi sổ trước đó sẽ ghi vào

lãi lỗ chưa thực hiện (Unrealised gain/loss) trên Báo cáo kết quả kinh doanh.

Nợ “Chứng khốn kinh doanh_cổ phiếu”: 80trđ Có “Lãi lỗ chưa thực hiện”: 80 trđ

- Với các khoản cơng cụ tài chính loại 2, là các khoản cơng cụ tài chính dự kiến nắm giữ đến ngày đáo hạn, phần chênh lệch giá trị hợp lý tại thời điểm cuối kỳ được ghi nhận tăng hoặc giảm vốn chủ sở hữu trên Bảng cân đối kế tốn mà khơng phản ánh vào Báo cáo kết quả kinh doanh. Khi đó, việc giảm giá các khoản cơng cụ tài chính này sẽ khơng làm ảnh hưởng đến thu nhập và lợi nhuận của năm tài chính, nhưng trên Bảng cân đối kế tốn, nhà đầu tư có thể thấy năm đó doanh nghiệp có thể vẫn có lãi nhưng bộ phận tài sản là các khoản cơng cụ tài chính đã bị hao hụt do bị tổn thất giảm giá trị. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ hạn chế “lách luật” để khơng phải trích lập dự phịng giảm giá cơng cụ tài chính nhằm đạt được chỉ tiêu lợi nhuận như mong muốn nhằm thỏa mãn các cổ đơng.

Ví dụ, ngày 28/09/200N, một khoản đầu tư trái phiếu của Công ty A được ghi nhận ban đầu với giá trị là 5 tỷ đồng. Khoản đầu tư này được phân loại vào khoản cơng cụ tài chính dự kiến nắm giữ đến ngày đáo hạn. Đến ngày 31/12/200N, giá trị hợp lý của khoản đầu tư trái phiếu đó được xác định là 4,8 tỷ đồng. Khoản chênh lệch giảm giữa giá trị hợp lý tại ngày 31/12/200N và giá ghi sổ trước đó là 200trđ, sẽ ghi vào

Quỹ thay đổi giá trị hợp lý (Fair value change fund) trên Bảng cân đối kế toán.

Nợ “Quỹ thay đổi giá trị hợp lý”: 200 trđ

Bên cạnh đó, trong trường hợp trích lập dự phịng giảm giá của các khoản cơng cụ tài chính được giao dịch trên thị trường UPCOM và thị trường chứng khoán chưa niêm yết (OTC) với tính thanh khoản và minh bạch thơng tin rất thấp. Để tránh hiện tượng “làm giá” cổ phiếu để khơng phải trích lập dự phịng, thay vì sử dụng giá tham chiếu vào ngày cuối cùng của kỳ kế toán, các doanh nghiệp nên sử dụng giá bình qn đóng cửa của 10 ngày giao dịch liên tiếp liền kề trước đó làm giá tham chiếu cho các khoản đầu tư này. Trong trường hợp, 3 tháng liền kề trước đó, cổ phiếu này khơng có giao dịch, phải áp dụng phương pháp định giá phù hợp đối với các khoản cơng cụ tài chính trong từng trường hợp cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giá trị hợp lý ảnh hưởng đến sự cân bằng giữa độ tin cậy và thích hợp các thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 81 - 88)