Nguồn số liệu: http://www.stockbiz.vn
Nhìn lại chặng đường phát triển của TTCK Việt Nam qua các giai đoạn chúng ta thấy TTCK Việt Nam mặc dù còn rất non trẻ nhưng đầy biến động, thị trường mới thành lập hơn 11 năm nhưng đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, với
giai đoạn đầu tiên từ khi thành lập đến năm 2005, thị trường trong giai đoạn hoàn thiện dần, bắt đầu có sự tăng giảm, và ít nhiều cũng đã gây được sức hút đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, giai đoạn tiếp theo sau đó thị trường tăng trưởng nóng và bùng nổ vào những năm 2006 và đầu năm 2007, đã đưa TTCK Việt Nam trở thành thị trường có tốc độ tăng trưởng lớn thứ 2 thế giới, ngay sau giai đoạn này, những tác động nội tại của nền kinh tế như chính sách thắt chặt tiền tệ, lạm phát, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Mỹ đã làm thị trường tuột dốc, giảm sâu vào những năm 2008 đầu 2009, cùng với kết quả của các gói kích cầu hỗ trợ lãi suất, thị trường những năm 2009-2010 có sự khởi sắc trở lại, tuy nhiên lại trầm lắng ảm đạm vào năm 2011.
So với các thị trường lâu đời khác như London (209 năm), Tokyo (132 năm), Hồng Kông (119 năm), Singapore (37 năm) và Thượng Hải (20 năm), TTCK Việt Nam còn quá non trẻ hơn, tuy nhiên sự biến động của thị trường Việt Nam lại lớn hơn so với thị trường các nước, chúng ta cùng so sánh sự biến động của tỷ suất sinh lời qua các tháng của chỉ số chứng khoán giữa TTCK Việt Nam so với thị trường cac nước qua hình vẽ dưới đây:
-30.0% -20.0% -10.0% 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% T2/200 4 T6/200 4 T1/200 5 T5/200 5 T9/200 5 T1/200 6 T5/200 6 T9/200 6 T1/200 7 T5/200 7 T9/200 7 T1/200 8 T5/200 8 T9/200 8 T1/200 9 T5/200 9 T9/200 9 T1/201 0 T5/201 0 T9/201 0 T1/201 1 T5/201 1 T9/201 1 r(djia) r(hangseng) r(nikkei 225) r(dax) r(vni-index)
Hình 4.3: Tỉ suất sinh lợi tháng của chỉ số VN-Index và các chỉ số chứng khoán thế giới giai đoạn 2004-2011
Hình 4.3 thể hiện tỷ suất sinh lời của chỉ số giá chứng khoán, sự biến động của suất sinh lời này thể hiện mức độ biến động của chỉ số giá chứng khoán so với bản thân qua các tháng. Qua hình vẽ ta thấy sự biến động của chỉ số chứng khoán VN-Index giai đoạn 2007-2008 là lớn nhất, biên độ biến động rộng hơn nhiều so với các nước trên thế giới, tuy nhiên đến năm 2009-2011 sự biến động VN-Index đã giảm hơn và sát hơn so với các nước. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản biến động cũng tương đối lớn, đặc biệt giảm mạnh trong năm 2009, đây cũng là thời gian các chỉ số giá khác như Dax, Hangsheng, Djia tụt dốc do ảnh hưởng của cuộc khủng hồng tài chính năm 2008-2009. Đến năm 2011 tỉ suất sinh lời của chỉ số Dax của Đức giảm mạnh đánh dấu một năm khủng hoảng nợ cơng đầy khó khăn của Châu Âu và ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường Châu Á làm chỉ số Hangsheng của thị trường HongKong giảm mạnh và VN-Index theo đà giảm theo.
0 200 400 600 800 1000 1200 T7- 2005 T1- 2006 T7- 2006 T1- 2007 T7- 2007 T1- 2008 T7- 2008 T1- 2009 T7- 2009 T1- 2010 T7- 2010 T1- 2011 T7- 2011 VN- index HNX- index
Hình 4.4: Chỉ số giá chứng khoán VN-Index, HNX-Index 2005-2011 Nguồn số liệu: : http://www.hsx.vn, http://www.stockbiz.vn
Xu hướng biến động của cả hai chỉ số chứng khoán VN-Index và HNX- Index tương đối giống nhau qua các năm, đều tăng mạnh trong năm 2007 nhưng sau đó lại giảm mạnh trong năm 2008, 2009, tăng nhẹ trong đầu năm 2010 sau đó lại
giảm dần qua các tháng trong năm 2011 (hình 4.4), như vậy mặc dù 2 chỉ số giá chứng khoán đại diện cho các cổ phiếu của các cơng ty khác nhau, có giá trị cổ tức khác nhau, kỳ vọng phát triển của mỗi công ty khác nhau, tuy nhiên sự biến động giữa các chỉ số chứng khốn lại có sự tương đồng, cùng tăng, cùng giảm qua các thời kỳ, điều đó chứng tỏ rằng TTCK Việt Nam chịu sự ảnh hưởng và chi phối của rất nhiều yếu tố bên ngoài, yếu tố nội lực bản thân thị trường đã không quyết định được xu thế của thị trường và bị lấn át bởi các nhân tố bên ngồi, trong đó có mơi trường kinh tế vĩ mơ.
Như vậy với 11 năm hình thành và phát triển, TTCK Việt Nam biến động khơng ngừng, và nhiều giai đoạn có sự biến động đột biến, nằm ngồi tầm kiểm sốt của thị trường, môi trường kinh tế vĩ mơ tác động tới TTCK, mơi trường tích cực sẽ tạo động lực phát triển TTCK, ngược lại với môi trường biến động, bất ổn sẽ cản trở sự phát triển của TTCK, chúng ta cùng nhìn lại thực trạng tác động của các nhân tố vĩ mơ đến TTCK qua phân tích phần tiếp theo sau đây.
4.1.2 Thực trạng ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô tác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn T8/2000-T12/2011 trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn T8/2000-T12/2011
4.1.2.1 Ảnh hưởng của lạm phát đến thị trường chứng khoán Việt Nam
Lạm phát là một trong những dự báo kinh tế vĩ mô quan trọng, lạm phát cao sẽ gây nhiều bất ổn cho nền kinh tế. Việt Nam là nước có tỉ lệ lạm phát cao và bất ổn, năm 2008 là năm đánh dấu tỉ lệ lạm phát cao nhất trong vòng thập kỷ qua, và so với các nước trong khu vực, tỉ lệ lạm phát của Việt Nam cao hơn nhiều đặc biệt là giai đoạn từ năm 2002 đến nay.
-5,0 0,0 5,0 10,0 15,0 20,0 25,0 30,0 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Thailand United States Vietnam China India Singapore
Hình 4.5: Tỉ lệ lạm phát Việt Nam và một số nước, giai đoạn 2000-2010 Nguồn số liệu: IMF Nguồn số liệu: IMF
Sự biến động của lạm phát ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế và đương nhiên ảnh hưởng đến TTCK. Chúng ta cùng nhìn lại những hình ảnh về sự tác động của lạm phát đến sự biến động của TTCK qua các giai đoạn của lạm phát ứng với các chính sách mở rộng hay thắt chặt tiền tệ như sau:
Giai đoạn từ trước cho đến nửa đầu năm 2007: Giai đoạn này, chính sách tiền tệ được nới lỏng quá mức khiến cung tiền trong lưu thông tăng vọt, lạm phát tăng lên mức cao nhất trong vòng 7 năm kể từ năm 2001, trong khi TTCK trở nên quá nóng với việc chỉ số VN-Index liên tục tăng, vượt qua mức 1100 điểm, chỉ số HNX- Index đạt ngưỡng 430 điểm và trở thành đỉnh cao nhất trong lịch sử TTCK Việt Nam cho đến nay. Như vậy, giai đoạn này, lạm phát tăng mạnh và TTCK bùng nổ, tăng trưởng nóng.
Giai đoạn từ nửa cuối 2007 đến nửa đầu 2008: Là giai đoạn thắt chặt tiền tệ. Biện pháp của NHNN là kiểm soát lạm phát thơng qua việc điều hành và kiểm sốt tăng tổng phương tiện thanh tốn, đảm bảo tăng trưởng tín dụng mục tiêu, vì thế lãi suất cơ bản nâng lên 14%/năm vào tháng 6/2008. Trong khi chính sách tiền tệ được thắt chặt, hoạt động tài khóa vẫn khơng có dấu hiệu co lại, thậm chí tiếp tục tăng làm cho lạm phát khơng những giảm mà còn tăng mạnh trở thành đỉnh điểm tới gần
28% vào tháng 8 năm 2008 là mức kỷ lục về lạm phát trong nền kinh tế trong nhiều năm qua. Trái ngược với giai đoạn trước, diễn biến của TTCK Việt Nam đã dịu dần sức nóng, các chỉ số giá chứng khoán bắt đầu rời khỏi mốc cao kỷ lục ở giai đoạn trước và chuyển sang thời kỳ giảm sâu. Như vậy giai đoạn này, lạm phát tăng mạnh, chứng khoán giảm sâu.
Giai đoạn từ nửa cuối 2008 đến cuối năm 2009, chính sách tiền tệ và tài khóa được nới lỏng. Đây là giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ mùa thu năm 2008 đã làm nền kinh tế Việt Nam càng khó khăn hơn. Trong bối cảnh này, lãi suất cơ bản đã được giảm xuống một nửa (còn 7%/năm từ đầu 2009) và Chính phủ chủ trương thực hiện 3 gói kích cầu hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp. Do độ trễ của chính sách thắt chặt tiền tệ ở giai đoạn trước cộng với việc kiểm soát tốt dư nợ tín dụng và tổng phương tiện thanh tốn dưới mức mục tiêu, kết quả của việc thực thi các chính sách nói trên đã khá thành cơng với việc lạm phát năm 2009 đã được khống chế và giảm mạnh xuống chỉ còn 6,88% và vẫn đạt được chỉ tiêu tăng trưởng GDP dù ở mức thấp 5,32%. Ảnh hưởng từ những tín hiệu tích cực từ nền kinh tế, TTCK đã hồi phục và tăng trưởng 165%, chỉ số VN-Index tăng từ 235 điểm vào ngày 24/2/2009 lên 624 điểm vào ngày 22/10/2009. Như vậy ở thời kỳ đầu của giai đoạn này, mơi trường kinh tế vĩ mơ khó khăn, lạm phát cịn cao, chứng khốn vẫn tiếp tục giảm, thời kỳ sau khi lạm phát đã được khống chế và giảm mạnh thì chứng khốn có dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng vào cuối năm 2009.
Giai đoạn đầu năm 2010 đến năm hết năm 2011: Các gói hỗ trợ lãi suất đã được chấm dứt và lãi suất cơ bản đã hai lần được nâng lên: 8%/năm (từ 1/12/2009) và 9%/năm (từ 5/11/2010), lạm phát được khống chế ở mức 1 con số. Tuy nhiên từ cuối năm 2010, lạm phát bắt đầu tăng lên. Trong bối cảnh lạm phát cao như vậy, TTCK tiếp tục bị giảm sâu và kết thúc năm 2011 với những nỗi buồn và kỳ vọng vào năm 2012 với những điểm sáng hơn. Như vậy ở thời kỳ đầu của giai đoạn này (đến tháng 10/2010), lạm phát được khống chế ở mức 1 con số, VN-Index cũng ổn
định xoay quanh mốc 500 điểm, tuy nhiên từ tháng 11 năm 2010 đến hết năm 2011, lạm phát tăng lên 2 con số, đặc biệt là ở tháng 8. 2011, đã làm cho TTCK ảm đạm và tiếp tục giảm sâu.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được sử dụng để đo lường tỉ lệ lạm phát. Mối quan hệ giữa lạm phát và các chỉ số giá chứng khoán được thể hiện trong các đồ thị dưới đây: 0,00 200,00 400,00 600,00 800,00 1.000,00 1.200,00 T8-20 00 T4-20 01 T12- 2001 T8-20 02 T4-20 03 T12- 2003 T8-20 04 T4-20 05 T12- 2005 T8-20 06 T4-20 07 T12- 2007 T8-20 08 T4-20 09 T12- 2009 T8-20 10 T4-20 11 T12- 2011 -5,00 0,00 5,00 10,00 15,00 20,00 25,00 30,00 VN-Index Lạm phát Hình 4.6 Lạm pháp và Chỉ số VN- Index
Nguồn số liệu: www.imf.org, www.worldbank, http://www.hsx.vn
0 50 100 150 200 250 300 350 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 0 5 10 15 20 25 HNX-index Lạm phát Hình 4.7 Lạm pháp và Chỉ số HNX- Index
Qua phân tích phần trên, và nhìn trên đồ thị hình 4.6 và 4.7 chúng ta thấy xu hướng chủ đạo là sự biến động ngược chiều giữa CPI và VN-Index cũng như HNX- Index, xu hướng này thể hiện rõ nét từ năm 2008 đến nay, CPI tăng vọt vào tháng 8/2008 thì các chỉ số giá chứng khốn lại giảm sâu, sau đó CPI được điều tiết giảm xuống vào cuối năm 2009 thì chứng khốn khởi sắc lại các chỉ số bắt đầu tăng nhẹ.
Như vậy phân tích định tính cũng như nhìn vào đồ thị về mối quan hệ giữa lạm phát và chỉ số giá chứng khoán, ta thấy lạm phát đã ảnh hưởng sâu sắc đến TTCK Việt Nam và xu thế ảnh hưởng ngược chiều là rất rõ nét, khi lạm phát tăng thì chỉ số chứng khốn giảm và ngược lại.
4.1.2.2 Ảnh hưởng của lãi suất trái phiếu Chính phủ đến thị trường chứng khốn Việt Nam
Trái phiếu Chính phủ là trái phiếu do Bộ Tài chính phát hành nhằm huy động vốn cho ngân sách Nhà nước hoặc huy động vốn cho các chương trình, dự án đầu tư thuộc phạm vi đầu tư của Nhà nước. Trái phiếu Chính phủ bao gồm tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu ngoại tệ và công trái xây dựng Tổ quốc.
Tín phiếu kho bạc thường có kỳ hạn dưới 1 năm, cịn trái phiếu kho bạc có thời hạn 1 năm, 2 năm, 3 năm, 5 năm, 10 năm, 15 năm, 30 năm. Chính phủ ln được coi là nhà phát hành uy tín nhất trên thị trường, vì vậy, trái phiếu Chính phủ được coi là loại chứng khốn có ít rủi ro nhất.
Ở Việt Nam, trái phiếu Chính phủ đóng 2 vai trị, vừa là hàng hóa giao dịch trên TTCK vừa là cơng cụ điều tiết lãi suất của NHNN để thực hiện chính sách tiền tệ Quốc gia. Kể từ ngày 24/9/2009, thị trường trái phiếu Chính phủ chuyên biệt chính thức được vận hành trên HNX, đã đánh dấu bước phát triển mới của thị trường trái phiếu Chính phủ, tính đến tháng 8/2012, đã có 430 mã trái phiếu Chính phủ được niêm yết với tổng giá trị niêm yết đạt hơn 320.000 tỷ đồng, chiếm hơn 14% GDP. Tuy nhiên khoảng 86% trái phiếu Chính phủ Việt Nam là do các NHTM nắm giữ, phần cịn lại là nằm ở các cơng ty bảo hiểm và các CTCK.
Với vai trị là hàng hóa trên TTCK, trái phiếu Chính phủ sẽ cạnh tranh với trái phiếu doanh nghiệp và các cổ phiếu, thơng thường khi lãi suất trái phiếu Chính
phủ tăng lên thì trái phiếu Chính phủ sẽ trở nên hấp dẫn hơn so với cổ phiếu và ngược lại. Với vai trò là phương tiện điều tiết để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia thơng qua chính sách lãi suất, lãi suất trái phiếu Chính phủ sẽ ảnh hưởng đến TTCK. Với thời kỳ lạm phát cao, chính sách thắt chặt tiền tệ được áp dụng, lãi suất chỉ đạo của NHNN sẽ tăng lên, lãi suất trái phiếu Chính phủ cũng sẽ tăng lên (bởi vì thơng thường lãi suất trái phiếu Chính phủ ngắn hạn thường có mối quan hệ chặt chẽ tới lãi suất chỉ đạo của NHNN, vì điều đó mới tạo được sự thống nhất trong việc hình thành giá cả của các sản phẩm tài chính trên thị trường), khi lãi suất tăng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí đầu vào sản suất kinh doanh của các doanh nghiệp, làm lợi nhuận của doanh nghiệp có nguy cơ sụt giảm, và điều này sẽ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp và TTCK sẽ có xu hướng sụt giảm, ngược lại với chính sách tiền tệ mở rộng, lãi suất có xu hướng giảm xuống, các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn dễ dàng hơn, mở rộng sản xuất kinh doanh để tăng doanh thu, lãi suất giảm làm giá thành sản xuất thấp hơn, lợi nhuận vì thế cũng tăng lên, viễn cảnh kinh tế tươi sáng hơn, tạo đà cho sự tăng lên của chứng khoán.
Như vậy phân tích phần trên cho chúng ta thấy, với vai trị nào thì lãi suất trái phiếu Chính phủ cũng sẽ ảnh hưởng đến TTCK và thông thường sự ảnh hưởng này là ảnh hưởng ngược chiều, khi lãi suất tăng lên thì chứng khốn giảm và ngược lại, điều này cũng đã được chứng minh qua nghiên cứu của Okpara (2010) cho rằng lãi suất trái phiếu Chính phủ phụ thuộc vào lãi suất chiết khấu, khi lãi suất chiết khấu tăng, lãi suất trái phiếu Chính phủ cũng tăng và sẽ làm giảm lợi nhuận của TTCK, hay theo Modigliani (1971) và Mishkin (1977) việc hạ lãi suất trái phiếu Chính phủ dẫn đến tăng đầu tư kinh doanh trên TTCK.
Chúng ta cùng nhìn lại những ảnh hưởng của lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 1 năm đến TTCK Việt Nam, qua đồ thị dưới đây: