Thực trạng chất lượng hoạt động của kiểm toán độc lập Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập trong điều kiện hệ thống chuẩn mực kiểm toán việt nam mới đã ban hành , luận văn thạc sĩ (Trang 50)

Để đánh giá chất lượng của hoạt động kiểm toán độc lập Việt Nam trong thời gian qua, thông qua dữ liệu thứ cấp từ các tình hình hoạt động của các cơng ty kiểm tốn tại Việt Nam các năm 2008, 2009, 2010, 2012 của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam để phân tích và tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động kiểm tốn.

2.2.1 Mơi trường hoạt động của các cơng ty kiểm tốn Việt Nam 2.2.1.1 Mơi trường cạnh tranh: 2.2.1.1 Môi trường cạnh tranh:

Môi trường hoạt động mang tính cạnh tranh của Việt Nam đã từng bước được hình thành và phát triển. Tuy nhiên, hệ thống khuôn khổ pháp lý làm cơ sở cho q trình cạnh tranh của các doanh nghiệp cịn nhiều bất cập.

Mặc dù trong thời gian vừa qua chúng ta đã tập trung xây dựng và ban hành nhiều luật và văn bản pháp luật có liên quan nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh, môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng cho các doanh nghiệp. Một trong những thành công lớn của Việt Nam trong thời gian qua là đã ban hành được Luật cạnh tranh; Luật chống bán phá giá; thống nhất 2 luật Luật doanh nghiệp Nhà nước và Luật Doanh nghiệp thành Luật doanh nghiệp chung; thống nhất 2 Luật Đầu tư nước ngồi tại Việt Nam và Luật khuyến khích đầu tư trong nước thành Luật Đầu tư chung, luật kế tốn vv… Đây là những cố gắng khơng nhỏ nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Mặt khác, cùng với tiến trình hội nhập, với việc ra nhập và trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam đã cam kết và từng bước mở cửa thị trường của mình cho các doanh nghiệp nước ngồi, điều đó đã tác động khơng nhỏ đến môi trường kinh doanh và môi trường cạnh tranh ở Việt Nam.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt được, môi trường pháp lý cho hoạt động cạnh tranh của Việt Nam cũng còn tồn tại tương đối nhiều bất cập điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường cạnh tranh hiện nay, cụ thể:

+ Hệ thống các văn bản pháp luật cịn chưa hồn chỉnh, thiếu đồng bộ và mang tính chắp vá; + Đại bộ phận các Luật của Việt Nam được xây dựng dưới dạng Luật mang tính khái qt cao, khơng cụ thể. Vì vậy, để có thể triển khai áp dụng các Luật này trong thực tế cần có các văn bản dưới Luật để hướng dẫn, điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến mơi trường cạnh tranh của Việt Nam.. Việc ban hành các hướng dẫn cịn chậm và thiếu đã ảnh hưởng đến mơi trường canh tranh. Mặt khác, các hướng dẫn được bổ sung và thay đổi tương đối thường xuyên gây khó khăn khơng nhỏ cho các doanh nghiệp khi cần có một môi trường kinh doanh và cạnh tranh ổn định, lâu dài nhất là với các doanh nghiệp có ý định và chiến lược kinh doanh dài hạn;

+ Môi trường cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay chưa thực sự minh bạch, chưa tạo được một sự cạnh tranh bình đẳng thực sự giữa các danh nghiệp.

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh xuất hiện ngày càng nhiều là do các lý do cơ bản sau: Môi trường pháp lý chưa hồn chỉnh đồng bộ; cịn có sự tiếp tay của các cơ quan quản lý chức năng cho các doanh nghiệp thực hiện hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh; Các doanh nghhiệp chưa có chiến lược kinh doanh lâu dài mà có tư tưởng tạo ra lợi nhuận càng cao càng tốt trong một thời gian ngắn bằng các thủđoạn cạnh tranh không lành mạnh; Văn hố và trình độ cạnh tranh của các doanh nghiệp còn thấp…

2.2.1.2 Hệ thống chuẩn mực nghề nghiệp:

Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán độc lập được ban hành từ năm 1999 đã có những đóng góp tích cực trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kiểm toán của, tăng cường hiệu lực của Kiểm toán độc lập. Những mặt tích cực đã phát huy tác dụng tuy nhiên cũng còn tồn tại một số hạn chế như:

- Về hình thức trình bày: khơng có sự dẫn chiếu qua lại giữa nội dung yêu cầu và hướng dẫn, phần quy định được (in đậm) trình bày chung với phần hướng dẫn gây khá nhiều lúng túng cho người đọc chuẩn mực

- Kiểm tốn có một số chức năng khác như kiểm tốn hoạt động, kiểm toán tuân thủ, đây là hoạt động tương đối phổ biến trên thế giới và đang đan xen trong hoạt động của Kiểm toán. Tuy nhiên Hệ thống chuẩn mực đang áp dụng hiện nay chưa có được các chuẩn mực hướng dẫn riêng cho các hoạt động kiểm toán này mà chủ yếu tập trung vào kiểm tốn thơng tin báo cáo tài chính.

- Các chuẩn mực được dịch từ các chuẩn mực quốc tế, nhiều chuẩn mực chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam hoặc hướng dẫn gây khó hiểu, làm cho các Kiểm tốn viên gặp khó khăn khi áp dụng như các chuẩn mực về lập kế hoạch kiểm toán, khảo sát hệ thống kiểm soát nội bộ, về trọng yếu và rủi ro kiểm toán.

- Hệ thống chuẩn mực này cịn chưa có các hướng dẫn cụ thể cho từng lĩnh vực các đối tượng kiểm tốn khác nhau như các đơn vị hành chính sự nghiệp, các dự án đầu tư,

các doanh nghiệp nhà nước, v.v, do đó khó áp dụng trong thực tiễn hoạt động kiểm toán.

Hệ thống Chuẩn mực này cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế bất cập cả về nội dung, thể thức cũng như những nguyên tắc điều chỉnh cụ thể. Để đáp ứng yêu cầu phát triển các loại hình hoạt động kiểm tốn; và thích ứng với những địi hỏi của quá trình hội nhập quốc tế, những thách thức khi thực hiện các cam kết gia nhập WTO của Việt nam, v.v, việc nghiên cứu định hướng, giải pháp hoàn thiện Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán là tất yếu.

2.2.2 Năng lực hoạt động của các công ty kiểm toán độc lập

Trong suốt hơn 20 năm hoạt động các doanh nghiệp kiểm tốn cũng đã có những bước phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng. Năng lực hoạt động của các cơng ty kiểm tốn độc lập Việt Nam đã được nâng cao và phần đáp ứng được đáng kể sự kỳ vọng của chúng ta. Kiểm toán là một loại hình dịch vụ khá đặc thù, do vậy việc đánh giá năng lực hoạt động của các cơng ty kiểm tốn độc lập cũng có những khác biệt so với các loại doanh nghiệp khác. Có thể đánh giá khái quát năng lực hoạt động của các cơng ty kiểm tốn độc lập của Việt Nam theo các tiêu chí sau:

2.2.2.1 Quy mơ các doanh nghiệp kiểm toán :

Số lượng các doanh nghiệp kiểm tốn tăng nhanh chóng, sau khi có Luật Doanh nghiệp năm 1999, số lượng các cơng ty kiểm tốn thành lập mới tăng nhanh năm 1999: 2 công ty; năm 2000: 7 công ty; năm 2001: 20 công ty; năm 2002: 10 công ty; năm 2003: 14 công ty; năm 2004: 10 cơng ty) nhưng sau khi có Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30.3.2004 của Chính phủ về Kiểm tốn độc lập, chỉ cho phép thành lập mới công ty kiểm tốn là cơng ty hợp danh hoặc doanh nghiệp tư nhân nên số lượng các cơng ty kiểm tốn thành lập mới tăng chậm so với trước. Từ tháng 4.2003 đến 31.10. 2005 (18 tháng) chỉ có 8 cơng ty được thành lập. Tuy nhiên, đến khi có Nghị định 133/2005/NĐ-CP ngày 31.10.2005 cho phép tiếp tục thành lập cơng ty TNHH thì số lượng các cơng ty kiểm tốn lại tăng rất nhanh và cho đến thời điểm 28.2.2013 cả nước đã có 155 cơng ty kiểm tốn độc lập đăng ký hành nghề với Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam thuộc nhiều loại hình doanh nghiệp (xem bảng số 2.1):

- 04 cơng ty kiểm tốn có100% vốn đầu tư nước ngồi - 05 cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi

- 145 cơng ty trách nhiệm hữu hạn - 01 công ty hợp danh

Về số lượng văn phòng và chi nhánh:Tổng số văn phịng và chi nhánh các cơng ty kiểm toán trên cả nước tính đến thời điểm này là 220 văn phịng, chi nhánh, ngồi ra cịn có 5 văn phịng đại diện. Các văn phòng, chi nhánh tập trung chủ yếu tại Hà Nội : 97 văn phòng; và TP.HCM : 97 văn phòng. Số còn lại phân bổ ở các tỉnh, thành phố lớn khác trong cả nước: Đà Nẵng, Quảng Nam, Hải Phòng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nha Trang, Đồng Nai, Lạng Sơn.

Bảng 2.3 Tình hình tăng trường nhân viên chuyên nghiệp ngành kiểm toán

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Chỉ tiêu

Số lượng nhân viên chuyên nghiệp 5.645 6.743 7.471 8.220 8.836 Tỷ lệ tăng trưởng/năm 29% 19% 11% 10% 7%

Nguồn: VACPA - Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2008-2012 của các cơng ty kiểm tốn Bảng 2.4 : Tình hình tăng trưởng kiểm tốn viên

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Chỉ tiêu

Số lượng Kiểm Toán Viên 1.016 1.116 1.264 1.421 1.582 Tỷ lệ tăng trưởng/năm 8% 10% 13% 12% 11%

Nguồn: VACPA - Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2008-2012 của các cơng ty kiểm tốn

Tốc độ phát triển nhanh chóng về số lượng các doanh nghiệp kiểm toán cho thấy nhu cầu ngày càng nhiều đối với loại hình dịch vụ này. Mặc dù, mức tăng trưởng về mặt số lượng doanh nghiệp là rất nhanh nhưng nó khơng đi đơi với sự phát triển về quy mơ của các Cơng ty kiểm tốn.

(1) Về số lượng nhân viên và kiểm tốn viên trong các cơng ty kiểm toán :

Với việc ý thức được đội KTV là tài sản quan trọng nhất của công ty kiểm tốn. Các cơng ty kiểm toán Việt Nam đều rất chú trọng đến việc tuyển chọn kiểm toán viên và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên về nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm làm việc. Từ khi thành lập ngành kiểm toán độc lập năm 1991, từ chỗ chưa có chứng chỉ kiểm toán viên cho đến tháng 10.1994, lần đầu tiên Bộ tài chính tổ chức học, thi sát hạch và cấp chứng chỉ đặc cách cho 49 người đủ điều kiện, tiêu chuẩn kiểm tốn viên chun nghiệp. Tính đến thời điểm 31.12.2012 có 2.445 người được cấp chứng chỉ KTV cấp nhà nước, cả nước có 10.070 người làm trong các Cơng ty tư vấn kiểm tốn tăng 7% so với năm 2011, trong đó có 1.582 người có chứng chỉ kiểm tốn bao gồm những người có chứng chỉ KTV nước ngồi.

Nhìn chung, trình độ KTV giữa các cơng ty cịn có sự chênh lệch khá lớn. Phần lớn các KTV có trình độ khá tập trung ở một số cơng ty kiểm tốn lớn số còn lại chưa được đào tạo bài bản về kỹ năng hành nghề chuyên nghiệp. Minh chứng là số lượng KTV có chứng chỉ quốc tế đang làm việc tại các doanh nghiệp kiểm tốn cịn khá khiêm tốn mới chỉ đạt 321 người cho tới thời điểm 31.12.2012, tập trung ở khoảng 20 cơng ty lớn. Do đó hịa nhập tốt hơn với thị trường kiểm toán khu vực Việt Nam đã tiếp cận với thông lệ quốc tế là thừa nhận lẫn nhau thơng qua việc Bộ tài chính hợp tác với Hiệp hội kế tốn cơng chứng Anh (ACCA) tổ chức kỳ thi phối hợp bắt đầu từ năm 2007, chuyển đổi từ ACCA sang CPA Việt Nam. Đồng thời Hội kế tốn cơng chứng Australia (CPA Australia) đã miễn một số mơn thi cho kiểm tốn viên Việt Nam và thừa nhận một số kiểm toán viên Việt Nam đạt trình độ và được đặc cách cấp chứng chỉ CPA Australia. Nhờ việc đẩy mạnh cơng tác đào tạo, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp của đội ngũ KTV trong nước ngày càng được nâng cao. Nhiều kiểm tốn viên được đào tạo bài bản có kinh nghiệm, có kiến thức chun mơn tốt, có ý thức tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, chuẩn mực kiểm tốn; có kỹ năng và phong cách làm việc chuyên nghiệp. Tuy nhiên nếu tính lượng khách hàng trung bình mà 01 KTV phụ trách là 21 khách hàng/1 năm (tính theo số liệu năm 2012) thì cho thấy số lượng KTV vẫn còn thiếu so với nhu cầu hiện nay.

Bảng 2.5 Tình hình nhân viên (NV) ngành kiểm toán Chỉ tiêu 2012 2011 2010 2009 2008 Số người % Số người % Số người % Số người % Số người % I. Tổng NV đến 31.12 10.070 1009.445 100 8.621 1007.938 100 6.200 100 Trong đó: NV chuyên nghiệp 8.836 88 8.220 87 7.439 86 6.743 85 5.645 91 NV có chứng chỉ KTV 1.582 16 1.421 15 1.247 14 1.161 11 1.016 16 - Số người chỉ có chứng chỉ KTV Việt Nam 1.261 13 1.115 12 959 11 906 11 814 13 - Số người chỉ có chứng chỉ KTV nước ngồi 129 1 145 2 112 1 99 1 111 2 - Số người vừa có chứng chỉ KVT Việt Nam và nước ngoài 192 2 161 2 176 2 111 1 91 1

II. Hội Viên VACPA 1.074 1.010 1.071 795 623

Nguồn: VACPA - Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2008-2012 của các cơng ty kiểm tốn

Tiêu chí "Chất lượng nhân viên là chất lượng dịch vụ " , " đội ngũ nhân viên là tài sản của công ty " được đặt lên hàng đầu nên việc tuyển dụng , đào tạo cơ bản và thường xuyên đội ngũ nhân viên , đặc biệt là nhân viên chuyên nghiệp đặc biệt được chú trọng. Các doanh nghiệp kiểm toán lớn đã xây dựng quy chế thi tuyển chặt chẽ và thực hiện tuyển dụng nhân viên qua nhiều bước theo quy chế của công ty. Một số công ty nhỏ hoặc mới thành lập đã quan tâm đến việc tổ chức thi tuyển nhân viên tuy nhiên quy chế còn sơ sài và thực hiện chưa thống nhất qua các năm. Hầu hết các công ty đều xác định đào tạo và phát triển nhân viên là mục tiêu chiến lược, là cần thiết và quan trọng, đồng thời rất coi trọng việc bồi dưỡng đào tạo , cập nhật kiến thức chuyên môn cho nhân viên, các doanh nghiệp kiểm tốn nước ngồi và một số doanh nghiệp kiểm toán trong nước là thành viên của hãng kiểm tốn nước ngồi đã và đang triển khai chiến lược "Quốc tế hóa đội ngũ nhân viên" và

thực hiện chính sách đào tạo chung của cơng ty mẹ nên được tiếp nhận cơng nghệ kiểm tốn quốc tế và được đào tạo một cách có hệ thống . Các doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam là thành viên hãng kiểm toán quốc tế đã cử kiểm toán viên tham dự các khoa đào tạo theo chính sách đào tạo riêng của từng hãng, đồng thời nhận được sự trợ giúp của các hãng kiểm toán quốc tế về chuyển giao công nghệ, kỹ thuật quản lý, đào tạo đội ngũ nhân viên Việt Nam một cách có hệ thống, từng bước đạt tiêu chuẩn quốc tế . Các doanh nghiệp kiểm toán lớn đã tự xây dựng chương trình và nội dung đào tạo, cập nhật kiến thức theo chuyên ngành và theo cấp bậc nhân viên về chuyên môn, kỹ năng quản lý, giao tiếp và thu hút khách hàng, kết hợp đào tạo ở trong nước và nước ngồi dưới nhiều hình thức, như đào tạo cơ bản, đào tạo nâng cao, đào tạo qua làm việc thực tế, thực hiện trao đổi nhân viên giữa các văn phòng trong khu vực để học hỏi kinh nghiệm làm việc quốc tế nhằm tiến tới xây dựng đội ngũ nhân việc có trình độ và phong cách làm việc quốc tế có thể thích ứng với môi trường làm việc của nhiều quốc gia.

Theo số liệu tại Bảng số 2.5 – Tình hình nhân viên, trong thời gian qua số lượng người được cấp chứng chỉ kiểm toán viên đã tăng trưởng rõ rệt, tính đến thời điểm 31.12.2012 thì có 10.070 người làm việc trong các công ty kiểm tốn, trong đó có 8.836 nhân viên chuyên nghiệp; 1.582 người có chứng chỉ kiểm tốn viên, trong đó có 192 người vừa có chứng chỉ KTV Việt Nam vừa có chứng chỉ KTV nước ngồi; 129 người có chứng chỉ KTV nước ngoài. Như vậy chất lượng đội ngũ KTV ngày càng được nâng cao hơn và ngày càng hội nhập sau với khu vực hơn khi số lượng người có chứng chỉ KTV nước ngồi ngày càng tăng đặc biêt là chứng chi ACCA.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập trong điều kiện hệ thống chuẩn mực kiểm toán việt nam mới đã ban hành , luận văn thạc sĩ (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)