7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)
4.1.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm 2006 – 2008
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì nguồn vốn đóng vai trò hết sức quan trọng, bởi nó quyết định đến khả năng hoạt động cũng nh ư hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nguồn vốn cho vay của Ngân hàng chủ yếu từ vốn huy động và vốn điều chuyển từ Hội sở.
Đối với nguồn vốn huy động: Ngân h àng được toàn quyền sử dụng sau khi đã trích lại một phần theo tỷ lệ đảm bảo do ngân hàng Nhà nước quy định, đồng thời có trách nhiệm trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn cho khách hàng.
Đối với nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở: Ngân hàng chỉ sử dụng nguồn vốn này khi nguồn vốn huy động không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay tại Chi nhánh, khi đó Chi nhánh sẽ yêu cầu được điều chuyển vốn đến và phải chịu lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi tại Ngân hàng.
Ta có thể xem xét nguồn vốn của Ngân hàng dựa vào số liệu qua 3 năm 2006, 2007 và 2008 trong bảng sau:
Luận văn tốt nghiệp www.kinhtehoc.net Bảng 4: CƠ CẤU NGUỒ N VỐN CỦA MHB TRÀ VINH QUA 3 NĂM (2006- 2008) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Số tiền Vốn huy động 153.070 - Không kỳ hạn 34.342 - Ngắn hạn 88.971 - Trung và dài hạn 29.757 Vốn điều chuyển 345.368 - Ngắn hạn 292.434
- Trung và dài hạn 52.934 10,62 62.225 10,85 195.707
Tổng nguồn vốn 498.438 100 573.500 100 692.212
(Nguồn: Phòng kế toán ngân quỹ MHB Trà Vinh)
2006 Vốn huy động Vốn điều chuyển 30,71% 6 9 , 2 9 % 2007 35,64% 64,3 6% 2008 48,21% 51,7 9% Hình 3: Cơ cấu nguồn vốn của MHB Trà Vinh năm 2006 – 2008
Về cơ cấu trong tổng nguồn vốn mỗi năm của Ngân hàng có sự chuyển biến rõ rệt.
Năm 2006, Chi nhánh còn phụ thuộc khá lớn vào lượng vốn điều chuyển từ Hội sở, nguồn vốn này chiếm 69,29% trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Trong khi đó vốn huy động chỉ chiếm 30,71% tổng nguồn vốn. Trong năm 2007 vốn điều chuyển giảm xuống 64,36% nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn, vốn huy động tăng l ên chiếm 35,64%. Vốn điều chuyển tiếp tục
giảm xuống 51,79% vào năm 2008, bù đắp vào đó là sự tăng lên khá cao của vốn huy động chiếm tỷ trọng là 48,21%. Tuy nhiên, trong cơ cấu nguồn vốn thì lượng vốn điều chuyển từ Hội sở vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn huy động. Điều đó cho ta thấy MHB Trà Vinh vẫn còn phụ thuộc khá nhiều vào Hội sở.
4.1.1.1. Vốn huy động
Công tác huy động vốn là công tác hết sức quan trọng trong hoạt động của MHB Trà Vinh, nó quyết định đến khả năng cho vay của Ngân hàng vì huy động vốn chủ yếu là để cho vay. Nắm được sự quan trọng đó nên trong những năm qua MHB Trà Vinh đã đề ra nhiều biện pháp thúc đẩy việc huy động vốn và đạt được kết quả khá khả quan.
Vốn huy động tăng khá cao qua các năm, năm 2006 vốn huy động đạt 153.070 triệu đồng, năm 2007 vốn huy động đạt 204.395 triệu đồng tăng 51.325 triệu đồng tương ứng tăng 33,53% so với năm 2006, năm 2008 vốn huy động đạt 333.716 triệu đồng tăng 129.321 triệu đồng tương ứng tăng 63,27% so với năm 2007.
Vốn huy động của Ngân hàng tăng qua các năm nguyên nhân thứ nhất là do Ngân hàng tăng cường công tác quảng cáo, chỉ đạo các phòng theo dõi chặt chẽ diễn biến lãi suất trên địa bàn để điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng, khuyến khích khách hàng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của Ngân hàng. Thực hiện lãi suất cho vay và huy động vốn linh hoạt phù hợp trên địa bàn trong phạm vi khung lãi suất do Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc qui định, nhằm thu hút được khách hàng và đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Thứ hai, do Ngân hàng khai thác triệt để dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union để huy động vốn, phục vụ tận tình đối với khách hàng để tăng tỷ lệ phí dịch vụ. Thứ ba, Ngân hàng đã duy trì và thực hiện tốt công tác phân công giao chỉ tiêu huy động vốn đến từng phòng nghiệp vụ và các Phòng giao dịch trực thuộc nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả trong công tác huy động.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn như: Vốn nhàn rỗi trong dân cư không nhiều, tâm lý thích giữ tiền mặt của người dân, giá vàng tăng cao làm cho ngư ời dân có xu hướng đầu tư vào vàng. Và sự cạnh tranh trên địa bàn hiện nay rất lớn. Vì vậy, MHB Trà Vinh cần quan tâm hơn nữa việc huy động vốn trong nhân dân để tạo nên nguồn vốn vững mạnh cho Ngân hàng.
4.1.1.2. Vốn điều chuyển
Với tốc độ phát triển của tỉnh thì nhu cầu vay vốn của người dân ngày càng tăng, mà khả năng huy động vốn của Ngân hàng không đủ đáp ứng . Vì vậy Ngân hàng phải sử dụng đến nguồn vốn điều chuyển để cho vay.
Năm 2006 vốn điều chuyển là 345.368 triệu đồng, năm 2007 vốn điều chuyển là 369.105 triệu đồng tăng 23.737 triệu đồng tương ứng tăng 6,87% so với năm 2006, năm 2008 vốn điều chuyển là 358.496 triệu đồng giảm 10.609 triệu đồng tương ứng giảm 2,87% so với năm 2007. Vốn điều chuyển tăng thấp vào năm 2007 và giảm vào năm 2008, điều này chứng tỏ Ngân hàng đã có chính sách điều chỉnh nguồn vốn một cách hợp lý.
Vốn điều chuyển đóng vai trò quan trọng và thực hiện một số chức năng không thể thay thế trong hoạt động tại Ngân hàng như: Cung cấp nguồn lực ban đầu để giúp cho MHB Trà Vinh khi mới thành lập, nguồn vốn điều chuyển hiện có tại Ngân hàng làm nền tảng cho sự tăng trưởng và mở rộng. Trong những năm qua nguồn vốn này đã giúp cho MHB Trà Vinh chống lại rủi ro và duy trì niềm tin cho khách hàng vào khả năng quản lý và phát triển của Ngân hàng.
4.1.2. Phân tích tình hình huy động vốn
Ngân hàng là một tổ chức kinh tế với phương thức hoạt động là “đi vay để cho vay’’, là một tổ chức tài chính trung gian trong xã hội, Ngân hàng vừa thực hiện công tác đi vay, vừa thực hiện công tác cho vay. Để có vốn cho các cá nhân, tổ chức kinh tế vay thì bên cạnh nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở, Ngân hàng phải huy động các ngồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế. Do vậy, công tác huy động được xem là quan trọng và phải có biện pháp để huy động được những nguồn vốn nhàn rỗi đó.
Luận văn tốt nghiệp www.kinhtehoc.net Bả ng 5: TÌ N H HÌ N H H U Y Đ Ộ N G V Ố N CỦ A M HB TR À VI N H Q UA 3 NĂ M
(20 06- 200 8) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1. Tiền gửi các tổ chức kinh tế 40.380 26,38 68.861 33,69
- Không kỳ hạn 24.154 15,78 36.301 17,76 - Ngắn hạn 14.052 9,18 30.107 14,73 - Trung và dài hạn 2.174 1,42 2.453 1,20
2. Tiền gửi tiết kiệm 66.579 43,50 117.764 57,62
- Không kỳ hạn 10.188 6,66 3.098 1,52 - Ngắn hạn 30.002 19,60 72.213 35,33 - Trung và dài hạn 26.389 17,24 42.453 20,77 3. Phát hành kỳ phiếu 46.111 30,12 17.770 8,69 - Ngắn hạn 44.917 29,34 16.624 8,13 - Trung và dài hạn 1.194 0,78 1.146 0,56 Tổng cộng 153.070 100 204.395 100 (Nguồn: Phòng kế toán ngân quỹ MHB Trà Vinh)
Triệu đồng 250000 200000 150000 100000 50000 0 TG các tổ chức kinh tế TG tiết kiệm Phát hành kỳ phiếu 2006 2007 2008 Năm
Hình 4: Tình hình huy động vốn của MHB Trà Vinh qua 3 năm 2006 – 2008
4.1.2.1. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế là tiền gửi từ các doanh nghiệp hoặc từ các đơn vị kinh tế khác bao gồm hai loại tiền gửi chính là: tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn. Tiền gửi này không nhằm vào mục đích lãi suất mà nhằm để thanh toán, chi trả trong kinh doanh. Năm 2006, tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 40.380 triệu đồng, chiếm 26,38% tổng vốn huy động của Ngân hàng. Sang năm 2007, tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 68.861 triệu đồng tăng 28.481 triệu đồng, tương ứng tăng tới 70,53% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân làm cho tiền gửi này tăng là do hiện tượng thừa vốn tạm thời ở một số doanh nghiệp hoặc trường hợp các doanh nghiệp được bảo lãnh nhập hàng trả chậm. Mặc dù đã tiêu thụ hàng nhưng chưa đến kỳ hạn thanh toán, cho nên các đơn vị này tạm thời chuyển vốn vào Ngân hàng và xem đó như là một cách kinh doanh an toàn và ít tốn kém nhất. Ngân hàng mở rộng mạng lưới thanh toán, chuyển tiền điện tử đáp ứng nhanh, kịp thời cho việc chi trả tiền hàng, thuận tiện cho việc thanh toán không dùng tiền mặt, thu hút nhiều doanh nghiệp mở tài khoản thanh toán nên số tiền gửi này tăng đáng kể. Sang năm 2008, tiền gửi của các tổ chức kinh tế vẫn tiếp tục tăng nhưng xét về tốc độ tăng thì tăng chậm so với năm trước, tỷ lệ tăng là 28,28% tương ứng tăng thêm 19.474 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng lạm phát làm cho chi phí tăng cao, các doanh nghiệp phải nâng giá bán
sản phẩm nên việc mua bán bị hạn chế. Do đó tốc độ tăng năm 2008 thấp hơn so với tốc độ tăng năm 2007.
Xét về cơ cấu, tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khoản mục tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tỷ trọng qua 3 năm lần lượt là 15,78% - 17,76% - 17,46%, trong khi đó tiền gửi ngắn hạn chiếm tỷ trọng qua 3 năm lần lượt là 9,18% - 14,73% - 8,99%, tiền gửi trung và dài hạn có tỷ trọng qua 3 năm là 1,42% - 1,20% - 0,02%. Vì khách hàng chủ yếu là các các công ty xây lắp, xây dựng công trình, các doanh nghiệp kinh doanh thương mại – dịch vụ, họ cần tiền để xoay trở liên tục và cũng rút vốn liên tục, do đó họ chủ yếu gửi dưới hình thức không kỳ hạn. Đó là lý do tại sao lãi suất tiền gửi của các tổ chức kinh tế không kỳ hạn thấp mà lại thu hút nhiều khách hàng đến gửi tiền.
4.1.2.2. Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi tiết kiệm là hình thức huy động vốn truyền thống của Ngân hàng. Loại tiền gửi này luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Tiền gửi tiết kiệm bao gồm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, trong đó tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng cao. Năm 2006, tiền gửi tiết kiệm là 66.579 triệu đồng, chiếm 43,50% trong tổng vốn huy động của Ngân h àng. Năm 2007, tiền gửi tiết kiệm là 117.764 triệu đồng, tăng 51.185 triệu đồng, tương ứng tăng 76,88% so với năm 2006. Đến năm 2008, tiền gửi tiết kiệm tăng 94.141 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 79,94% so với năm 2007. Nguyên nhân tiền gửi tiết kiệm tăng mạnh mà chủ yếu là tăng tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là do Chi nhánh đã nhanh chóng mở rộng nhiều hình thức huy động vốn mới theo sự chỉ đạo của Hội sở trong thời gian qua, nhất l à loại tiết kiệm có dự thưởng, lãi suất hấp dẫn, đồng thời thực hiện dịch vụ thẻ ATM nên đã thu hút thêm lượng khách hàng mới gửi tiền tại Ngân hàng.
Xét về cơ cấu, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn ngắn hạn, còn tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn chiếm tỷ trọng rất thấp trong khoản mục tiền gửi tiết kiệm. Nguyên nhân chủ yếu do đây là khoản tiền nhàn rỗi của người dân, khoản tiền chưa cần sử dụng đến nên họ gửi vào Ngân hàng dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn để hưởng lãi suất cao.
4.1.2.3. Phát hành kỳ phiếu
Bên cạnh tiền gửi của các tổ chức kinh tế v à tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu cũng là nguồn huy động vốn đáng kể của Ngân hàng và luôn góp phần làm cho tổng huy động vốn qua các năm tăng cao. Nguồn huy động n ày trong năm 2006 đạt 46.111 triệu đồng, chiếm 30,12% vốn huy động. Trong năm 2007, phát hành kỳ phiếu là 17.770 triệu đồng giảm 28.341 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 61,46% so với năm 2006. Nguyên nhân do loại tiền gửi tiết kiệm đã đủ sức thu hút lượng khách hàng gửi tiền đáng kể, cho nên việc phát hành các công cụ nợ với lãi suất thấp hơn luôn gặp nhiều khó khăn. Đến năm 2008, phát hành kỳ phiếu đạt 33.476 triệu đồng tăng 15.706 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 88,38% so với năm 2007. Nguyên nhân là do lãi suất kỳ phiếu đã phù hợp hơn với lãi suất thị trường nên khách hàng đã quan tâm hơn với loại tiền gửi này.
Tóm lại, thời gian qua Ngân hàng đã có nỗ lực đáng kể trong công tác huy động vốn, luôn mở rộng và phát triển các sản phẩm, dịch vụ để kịp thời đáp ứng nhu cầu gửi tiền của khách hàng, do đó Ngân hàng đã đạt được những kết quả nhất định trong công tác huy động vốn. Tuy nhiên thị phần huy động vốn của Ngân hàng tại tỉnh còn thấp, Ngân hàng hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên nên trên thực tế Ngân hàng chưa thật sự tự chủ trong hoạt động kinh doanh của mình. Chính vì vậy, Ngân hàng cần nỗ lực hơn nữa trong công tác huy động vốn để mở rộng thị phần và tạo được thế chủ động trong kinh doanh.