CÁCH MẠNG XÃ HỘI.

Một phần của tài liệu bài giảng triết học dành cho ôn thi đầu vào cao học hành chính (Trang 33 - 37)

1.Bản chất và vai trò của cách mạng xã hội. a. Khái niệm cách mạng xã hội.

- Theo nghĩa rộng: Cách mạng xã hội là sự biến đổi có tính chất bước ngoặt và căn bản về chất trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, là phương thức thay thế HTKT-XH lỗi thời bằng HTKT-XH cao hơn.

- Theo nghĩa hẹp: Là việc lật đổ một chế độ chính trị đã lỗi thời, thiết lập một chế độ chính trị tiến bộ hơn.

* Tiến hoá xã hội : Là một hình thức phát triển xã hội , nhưng khác với cách mạng xã

hội, nó là quá trình phát triển diễn ra một cách tuần tự dần dần với những biến đổi cục bộ trong một HTKT-XH nhất định.

+Tiến hoá xã hội và cách mạng xã hội thống nhất biện chứng với nhau. Cách mạng xã hội là tất yếu lịch sử khi những tiền đề của nó được tạo ra nhờ tiến hoá xã hội. Và ngược lại, cách mạng xã hội mở đường cho tiến hoá hội như là những quá trình kế tiếp nhau không ngừng trong sự phát triển của xã hội .

* Cải cách xã hội : Cũng là một hình thức phát triển xã hội, nhưng những biến đổi về

chất chỉ xảy ra nhỏ, lẻ trong khuôn khổ chế độ xã hội đang tồn tại .

* Đảo chính : Là thủ đoạn giành quyền lực nhà nước bởi một cá nhân hoặc một nhóm

người nhằm xác lập một chế độ xã hội có cùng bản chất .

b. Nguyên nhân của cách mạng xã hội .

QHSX >< với LLSX Giai cấp thống trị lỗi thời ><Giai cấp cách mạng Đấu tranh giai cấp Cách mạng xã hội .

Nguyên nhân sâu xa của CMXH là mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX. LLSX phát triển đến một độ nhất định thì QHSX trở nên lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của LLSX Từ chỗ là những hình thức phát triển của LLSX, những QHSX ấy trở thành những xiềng xích của các LLSX. Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội.”(C.Mác và P. Ăng Ghen)

- Trong xã hội có giai cấp, mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX biểu hiện về mặt xã hội thành mâu thuẫn giữa giai cấp cách mạng với giai cấp thống trị. Để thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới cao hơn và làm cho nó trở thành QHSX thống trị nhằm giải phóng mình, giai cấp cách mạng phải tiến hành đấu tranh chống lại giai cấp thống trị, phải giành chính quyền nhà nước. Do vậy, cách mạng xã hội là đỉnh cao của đấu tranh giai cấp và là bước nhảy vọt tất yếu trong sự phát triển của xã hội có giai cấp. Vấn đề chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội.

c. Vai trò của cách mạng xã hội .

- Chỉ có cách mạng xã hội mới thay thế được quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới, tiến bộ, thúc đẩy LLSX phát triển; mới thay thế được hình thái kinh tế- xã hội cũ bằng hình thái kinh tế –xã hội mới cao hơn .

- Cách mạng xã hội là bước chuyển biến vĩ đại trong đời sống xã hội về kinh tế ,chính trị, văn hoá tư tưởng.

-Trong các thời kỳ cách mạng xã hội, năng lực sáng tạo của quần chúng nhân dân được phát huy một cách cao độ, như C.Mác đã nói: cách mạng xã hội là đầu tàu của lịch sử. - Lịch sử nhân loại đã chứng minh một cách đầy đủ và rõ nét vai trò của cách mạng xã hội qua 4 cuộc cách mạng xã hội đưa nhân loại trải qua 5 HTKT-XH nối tiếp nhau từ thấp đến cao.

* Cuộc cách mạng vô sản là một kiểu cách mạng xã hội mới về chất vì cách mạng vô sản nhằm xây dựng mới không có đối kháng giai cấp để giải phóng triệt để con người.

d. Tính chất, lực lượng và động lực của cách mạng xã hội.

* Tính chất của cách mạng xã hội : Được xác định bởi nhiệm vụ giải quyết mâu

thuẫn kinh tế và xã hội tương ứng ( xoá bỏ mâu thuẫn giai cấp nào? xoá bỏ chế độ xã hội nào? xác lập chế độ xã hội nào? )

* Lực lượng của cách mạng xã hội: Là những giai cấp và tầng lớp nhân dân có lợi

ích ít hoặc nhiều gắn bó với cách mạng và thúc đẩy cách mạng phát triển.

* Động lực của cách mạng xã hội: Là những giai cấp có lợi ích gắn bó chặt chẽ và lâu

dài đối với cách mạng xã hội.

* Vai trò lãnh đạo cách mạng xã hội thuộc về giai cấp đứng ở vị trí trung tâm của

thời đại, giai cấp đại biểu cho phương thức sản xuất mới.

2. Quan hệ giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong cách mạng xã hội ( Tự học) ( Tự học)

3. Hình thức và phương pháp cách mạng (Tự học).

CHƯƠNG X: Ý THỨC XÃ HỘI

I.TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI

1.Khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội. a. Khái niệm tồn tại xã hội .

Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.

* Các yếu tố chính tạo thành tồn tại xã hội là phương thức sản xuất vật chất, điều kiện tự nhiên – hoàn cảnh địa lý, dân số và mật độ dân số...trong dó phương thức sản xuất vật chất là yếu tố cơ bản nhất.

b. Khái niệm và kết cấu của ý thức xã hội .

+ Khái niệm : Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm toàn bộ những quan điểm, tư tưởng cùng những tình cảm, tâm trạng ,...của những cộng đồng xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định.

+ Kết cấu của ý thức xã hội :

+Theo nội dung và lĩnh vực phản ánh đời sống xã hội, ý thức xã hội bao gồm các hình thái khác nhau: ý thức chính trị, ý thức pháp quyền , ý thức đạo đức, ý thức tôn giáo , ý thức thẩm mỹ, triết học,...

+Theo trình độ phản ánh, có thể phân biệt ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận.

* Ý thức xã hội thông thường: Là toàn bộ những tri thức, những quan niệm... của

những con người trong một cộng đồng người nhất định, được hình thành một cách trực tiếp từ hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ thống hoá, khái quát hoá thành lý luận.

Trong ý thức xã hội thông thường, tâm lý xã hội là bộ phận quan trọng nhất.

* Ý thức lý luận: Là những tư tưởng, quan điểm đã được hệ thống hoá, khái quát hoá thành các học thuyết xã hội, được trình bày dưới dạng nững khái niệm, phạm trù , qui luật. ý thức lý luận đạt trình độ cao và mang tính hệ thống tạo thành các hệ tư tưởng.

* Quan hệ giữa tâm lý xã hội và hệ tư tưởng.

+ Tâm lý xã hội là bộ phận quan trọng của ý thức xã hội thông thường. Tâm lý xã hội bao gồm tình cảm, ước muốn , tâm trạng , tập quán...của con người, của một bộ phận xã hội hoặc của toàn xã hội hình thành dưới ảnh hưởng trực tiếp của đời sống hàng ngày của họ và phản ánh đời sống đó.

Đặc điểm của tâm lý xã hội là phản ánh một cách trực tiếp điều kiện sống hàng ngày của con người, là sự phản ánh có tính chất tự phát, thường ghi lại những bề mặt của tồn tại xã hội. Nó không có khả năng vạch ra đầy đủ, rõ ràng, sâu sắc bản chất các mối quan hệ xã hội của con người.

+ Hệ tư tưởng xã hội là trình độ nhận thức lý luận về tồn tại xã hội, là hệ thống những quan điểm, tư tưởng, kết quả của sự khái quát hoá các kinh nghiệm xẫ hội. (Cần phân biệt hệ tư tưởng khoa học và hệ tư tưởng không khoa học)

* Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội tuy là hai trình độ, hai phương thức phản ánh khác nhau của ý thức xã hội, nhưng có mội quan hệ tác động qua lại với nhau, chúng có cùng một nguồn gốc là tồn tại xã hội, đều phản ánh tồn tại xã hội. Tâm lý xã hôị tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên giai cấp tiếp thu hệ tư tưởng giai cấp . Trái lại, hệ tư tưởng, lý luận xã hội, gia tăng yếu tố trí tụê cho tâm lý xã hội. Hệ tư tưởng khoa học thúc đẩy tâm lý xã hội theo chiều hướng đúng đắn, lành mạnh có lợi cho tiến bộ xã hội.

2. Biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.

a. Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội.

Chủ nghĩa duy vật lịch sử chỉ rõ rằng tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội. Mỗi khi tồn tại xã hội, nhất là phương thức sản xuất biến đổi thì những tư tưởng và lý luận xã hội, những quan điểm về chíng trị, pháp quyền, triết học,đạo đức, văn hoá nghệ thuật,...sớm muộn sẽ thay đổi theo. Cho nên ở thời kỳ lịch sử khác nhau nếu như chúng ta thấy có những lý luận, quan điểm,tư tưởng xã hội khác nhau thì đó là do những điều kiện khác nhaucủa đời sống vật chất quyết định.

b.Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội.

Ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội, nhưng nó có tính độc lập tương đối trong mối quan hệ với tồn tại xã hội. Tính độc lập tương đối đó biểu hiện ở những điểm sau đây:

+ Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội .

Lịch sử cho thấy, nhiều khi xã hội cũ đã mất đi, nhưng ý thức xã hội do xã hội đó sinh ra vẫn tồn tại dai dẳng. Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội là do những nguyên nhân sau đây:

Một là, sự biến đổi của tồn tại xã hội do tác động mạnh mẽ, thường xuyên và trực tiếp

của những hoạt động thực tiễn của con người, thường diễn ra với tốc độ nhanh mà ý thức xã hội không phản ánh kịp và trở nên lạc hậu. Hơn nữa ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội nên nói chung chỉ biến đổi sau khi có sự biến đổi của tồn tại xã hội.

Hai là, do sức mạnh của thói quen, truyền thống, tập quán cũng như do tính lạc hậu, bảo thủ của một số hình thái ý thức xã hội.

Ba là, ý thức xã hội luôn gắn với lợi ích của những nhóm, những tập đoàn người, những giai cấp nhất định trong xã hội .Vì vậy, những tư tưởng cũ,lạc hậu thường được các lực lượng xã hội phản tiến bộ lưu giữ và truyền bá nhằm chống lại các lực lượng tiến bộ xã hội .

+Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội.

Trong những điều kiện nhất định, tư tưởng của con người,đặc biệt những tư tưởng khoa học tiên tiến có thể vượt trước sự phát triển của tồn tại xã hội, dự báo được tương lai và có tác dụng tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người, hướng hoạt động đó vào việc giải quyết những nhiệm vụ mới do sự phát triển chín muồi của đời sống vật chất của xã hội đặt ra.

+ Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của mình.

Lịch sử phát triển của đời sống tinh thần của xã hội cho thấy rằng, những quan điểm lý luận của mỗi thời đại không xuất hiện trên mảnh đất trống không mà được tạo ra trên cơ sở kế thừa những tài liệu lý luận của các thời đại trước.

Tính chất kế thừa trong sự phát triển của tư tưởng là một trong những nguyên nhân nói rõ vì sao một nước có trình độ phát triển tương đối kém về kinh tế nhưng tư tưởng lại ở trình độ phát triển cao.(Ví dụ: so với Anh, Pháp thì nước Đức ở nửa đầu TKỷ XIX lạc hậu về kinh tế, nhưng đã ở trình độ cao hơn về triết học.)

Lịch sử phát triển của ý thức xã hội cho thấy, thông thường ở mỗi thời đại, tuỳ theo những hoàn cảnh lịch sử cụ thể có những hình thái ý thức nào đó nổi lên hàng đầu và tác động mạnh đến các hình thái ý thức khác. Trong sự tác động lẫn nhau giữa các hình thái, ý thức chính trị đóng vai trò đặc biệt quan trọng, ý thức chính trị của giai cấp cách mạng định hướng cho sự phát triển theo chiều hướng tiến bộ của các hình thái ý thức khác.

+ Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội .

Mức độ ảnh hưởngcủa tư tưởng đối với sự phát triễn xã hội phụ thuộc vào những điều kiện lịch sử cụ thể; vào tính chất của của các mối quan hệ kinh tế mà trên đó tư tưởng nảy sinh; vai trò lịch sử của giai cấp mang ngọn cờ tư tưởng; vào mức độ phản ánh đúng đắn của tư tưởng đối với các nhu cầu phát triển xã hội; vào mức độ mở rộng tư tưởng đó trong quần chúng.

2. Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội . (Tự học.) hội . (Tự học.)

II. CÁC HÌNH THÁI Ý THỨC XÃ HỘI.(Tự học.)

1.Ý thức chính trị. 2. Ý thức pháp quyền 3. Ý thức đạo đức. 3. Ý thức khoa học. 4. Ý thức thẫm mỹ. 5. Ý thức tôn giáo.

CHƯƠNG XI : QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC –LÊ NIN VỀ CON NGƯỜI.

Một phần của tài liệu bài giảng triết học dành cho ôn thi đầu vào cao học hành chính (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w