GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP.

Một phần của tài liệu bài giảng triết học dành cho ôn thi đầu vào cao học hành chính (Trang 28 - 33)

1.Giai cấp.

a. Khái niệm giai cấp.

Trong tác phẩm “Sáng kiến vĩ đại”, Lê nin định nghĩa: “Người ta gọi là giai cấp, những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thường thì quan hệ này được pháp luật qui định và thừa nhận) đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người mà tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định.

Như vậy, sự ra đời và tồn tại của giai cấp gắn liền với những hệ thống sản xuúat xã hội nhất định. Sự khác nhau về địa vị của giai cấp trong hệ thống sản xuất đó là do những nguyên nhân sau:

+ Thứ nhất, khác nhau về quan hệ của họ đối với việc sở hữu những tư liệu sản xuúat của xã hội.

+ Thứ hai, Khác nhau về vai trò của họ trong tổ chức quản lý sản xuất, tổ chức quản lý lao động xã hội.

+ Thứ ba, khác nhau về phương thức và qui mô thu nhập những sản phẩm lao động của xã hội.

Trong sự khác nhau trên đây, sự khác nhau của họ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất có ý nghĩa quyết định.

b. Nguồn gốc hình thành giai cấp.

Sự phân chia xã hội thành giai cấp trước hết là do nguyên nhân kinh tế. Điều này được lịch sử chứng minh:

+ Trong xã hội nguyên thuỷ, lực lượng sản xuất chưa phát triển, năng xuất lao động rất thấp, sản phẩm làm ra chưa đủ nuôi sống người nguyên thuỷ. Để tồn tại họ phải làm chung hưởng chung, sống theo bầy đàn và lệ thuộc nhiều vào tự nhiên. Vì vậy giai cấp chưa xuất hiện.

Sản xuất ngày càng phát triển với sự phát triển của lực lượng sản xuất, năng xuất lao động lên cao, phân công lao động xã hội từng bước được hình thành, của cải dư thừa xuất hiện, những người có chức quyền trong các thị tộc, bộ lạc đẫ chiếm đoạt của cải dư thừa làm của riêng; chế độ tư hữu ra đời, bất bình đẳng về kinh tế nảy sinh trong nội bộ công xã. Đó chính là cơ sở của sự xuất hiện giai cấp.

Như vậy, sự xuất hiện chế độ tư hữu là nguyên nhân quyết định trực tiếp sự ra đời giai cấp.

Trong lịch sử xã hội có hai con đường hình thành giai cấp:

Một là, do sự phân hoá trong nội bộ công xã nguyên thuỷ.

Hai là, biến tù binh trong chiến tranh làm nô lệ phục vụ cho những người giàu có và địa vị trong xã hội.

c. Kết cấu xã hội - giai cấp.

+ Mỗi kết cấu xã hội giai cấp của một xã hội nhất định bao gồm hai giai cấp cơ bản đối lập nhau. Những giai cấp cơ bản là sản phẩm đích thực của chế độ kinh tế – xã hội đó, đồng thời là những giai cấp quyết định sự tồn tại và phát triển của hệ thống sản xuất trong xã hội đó.

Ví dụ : Giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ trong trong xã hội chiếm hữu nô lệ. Giai cấp địa chủ và giai cấp phong kiến trong xã hội phong kiến. Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản trong xã hội tư bản chủ nghĩa.

+ Ngoài hai giai cấp cơ bản, mỗi kết cấu xã hội - giai cấp còn bao gồm một số giai cấp không cơ bản và tầng lớp trung gian.

Ví dụ: Nô lệ trong buổi đầu của xã hội tư bản (Tập đoàn này là tàn dư của phương thức sản xuất cũ)

Giai cấp tư sản và giai cấp công nhân công trường thủ công trong giai đoạn cuối của xã hội phong kiến (Những tập đoàn này là mầm mống của xã hội tương lai) Tầng lớp bình dân trong xã hội nô lệ; các tầng lớp tiểu tư sản thành thị và nông thôn trong xã hội tư bản (Số tầng lớp trung gian này là sản phẩm của chính phương thức sản xuất đang thống trị, là kết quả của quá trình phân hoá xã hội không ngừng diễn ra trong xã hội.)

2. Đấu tranh giai cấp.

a. Khái niệm đấu tranh gai cấp.

Trong xã hội có giai cấp tất yếu nảy sinh đấu tranh giai cấp. VI. Lê nin định nghĩa đấu tranh giai cấp là “ Cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và bóc lột, chống bọn có đặc quyền, đặc lợi bọn áp bức và bọn ăn bám, cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống lại những người hữu sản hay giai cấp tư sản

Đấu tranh giai cấp có nguyên nhân khách quan từ sự phát triển mang tính chất xã hội hoá ngày càng cao của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất . Biểu hiện của mâu thuẫn này về phương diện xã hội: Mâu thuẫn giữa một bên là giai cấp cách mạng tiến bộ, đại diện cho phương thức sản xuất mới, với bên kia là giai cấp thống trị, bóc lột, đại diện cho những lợi ích gắn với quan hệ sản xuất lỗi thời, lạc hậu.

b. Đấu tranh giai cấp là một trong những động lực phát triển của xã hội có giai cấp. cấp.

- Đỉnh cao của đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn đến cách mạng xã hội, thay thế phương thức sản xuất cũ bằng phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn. Phương thức sản xuất mới ra đời mở ra địa bàn mới cho sự phát triển của toàn bộ đời sống xã hội. Sản xuất phát triển sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ đời sống xã hội .

- Đấu tranh giai cấp góp phần xoá bỏ các thế lực phản động, lạc hậu, đồng thời cải tạo cả bản thân giai cấp cách mạng. Giai cấp nào nào đại diện cho phương thức sản xuất mới, giai cấp đó sẽ lãnh đạo cách mạng.

- Đấu tranh giai cấp diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Về cơ bản nó diễn ra dưới các hình thức:

+ Đấu tranh kinh tế: xoá bỏ phương thức sản xuất cũ, xác lập và củng cố địa vị của phương thức sản xuất mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đấu tranh chính trị: Chống lại quyền lực chính trị của giai cấp thống trị, tiến tới giành chính quyền về tay giai cấp cách mạng.

+ Đấu tranh tư tưởng: đấu tranh nhằm bảo vệ các quan điểm, tư tưởng của giai cấp. Các hình thức này có quan hệ tác động qua lại với nhau.

Ở Việt Nam hiện nay đấu tranh giai cấp cũng là một tất yếu và mang những đặc điểm riêng.

Nội dung chủ yếu của cuộc đấu tranh giai cấp là thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa khắc phục tình trạng nước nghèo kém phát triển, thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức bất công, đấu tranh

chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh nhân dân hạnh phúc.

Động lực chủ yếu để phát triển đát nước là đại đoàn kết toàn dân, trên cơ sở liên minh giữa giai cấp công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội.

II. QUAN HỆ GIAI CẤP – DÂN TỘC (Tự học)

1. Quan hệ giai cấp, dân tộc.

Trong một cộng đồng dân tộc bao giờ cũng có nhiều giai cấp và các tầng lớp xã hội khác nhau cùng chung sống. Lợi ích dân tộc là lợi ích chung của tất cả các giai cấp, các tầng lớp xã hội sống trong cộng đồng ấy. Trong mỗi giai đoạn phát triển cụ thể của lịch sử, giai cấp nào có lợi ích gắn liền với phương thức sản xuất thống trị , sẽ trở thành lực lượng tiêu biếu và lãnh đạo dân tộc.

Cần lưu ý rằng lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc trong các xã hội tồn tại chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất thường không thống nhất với nhau. Trong các xã hội này vấn đề quan hệ giai cấp và dân tộc được giải quyết trên lập trường giai cấp nhất định.

2. Sự vận dụng sáng tạo quan hệ giai cấp – dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

Từ những năm 20 của thế kỷ này, Hồ Chí Minh nhận định rằng, cách mạng vô sản ở các nước tư bản và cách mạng giải phóng dân tộc phải như: “đôi cánh của một con chim”. Qua nghiên cứu lý kuận và tổng kết thực tiễn, Hồ Chí Minh đi đến kết luận cơ bản: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản”.

Một trong những bài học lớn nhất của cách mạng Việt nam là bài học về sự kết hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc, giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội. Đó là điểm cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

Quan điểm của giai cấp công nhân đối với vấn đề dân tộc.

CHƯƠNG IX : NHÀ NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI

I. NHÀ NƯỚC.

1. Nguồn gốc và bản chất của nhà nước.

a. Nguồn gốc của nhà nước.

Lịch sử cho thấy không phải khi nào xã hội cũng có nhà nước. Trong xã hội nguyên thuỷ, do kinh tế còn thấp kém, chưa có sự phân hoá giai cấp, cho nên chưa có nhà nước. (Đứng đầu các thị tộc bộ lạc là các tộc trưởng do nhân dân bầu ra, quyền lực của những người đứng đầu thuộc về uy tín và đạo đức, việc điều chỉnh các quan hệ xã hội được thực hiện bằng các qui tắc chung.)

Lực lượng sản xuất phát triển dẫn đến sự ra đời chế độ tư hữu và từ đó xã hội phân chia thành các giai cấp đối kháng và cuộcđấu tranh giai cấp không thể điều hoà được xuất hiện. Điều đó dẫn đến nguy cơ các giai cấp chẳng những tiêu diệt lẫn nhau mà còn tiêu diệt luôn cả xã hội. Để thảm hoạ đó không diễn ra, một cơ quan quyền lực đặc biệt đã ra đời, đó là Nhà nước.

V.I.Lênin viết : “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được.Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào, về mặt khách

quan những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được thì nhà nước xuất hiện. Và ngược lại: sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hoà được.”

Nhà nước đầu tiên trong lịch sử là nhà nước Chiếm hữu nô lệ, xuất hiện trong cuộc đấu tranh không thể điều hoà được giữa giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ.Tiếp đó là nhà nước Phong kiến, nhà nước Tư sản.

Nguyên nhân trực tiếp của sự xuất hiện nhà nước là mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được. Nhà nước chỉ ra đời và tồn tại trong một giai doạn nhất định của sự phát triển xã hội và sẽ mất đi khi những cơ sở tồn tại của nó không còn nữa.

b. Bản chất của nhà nước.

Bất kỳ nhà nước nào trong lịch sử đều mang bản chất giai cấp. “ Nhà nước chẳng qua chỉ là bộ máy của một giai cấp này dùng để trấn áp một giai cấp khác.” (C.Mác và P.Ăng Ghen)

Không có và không thể có nhà nước đứng trên các giai cấp. Nhà nước chính là bộ máy do giai cấp thống trị về kinh tế – giai cấp có thế lực nhất lập ra nhằm hợp pháp hoá và củng cố áp bức của chúng đối với quần chúng lao động. Giai cấp thống trị sử dụng bộ máy nhà nước để đàn áp cưỡng bức các giai cấp khác trong khuôn khổ lợi ích của giai cấp thống trị. Đó là bản chất của nhà nước theo nguyên nghĩa, tức nhà nước của giai cấp bóc lột.

2. Đặc trưng cơ bản của nhà nước.

Bất kỳ nhà nước nào cũng có 3 đặc trưng cơ bản sau :

a. Nhà nước quản lý dân cư trên một vùng lãnh thổ nhất định : Nhà nước được hình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thành trên cơ sở phân chia dân cư theo lãnh thổ mà họ cư trú. Quyền lực của nhà nước có hiệu lực đối với mọi thành viên sinh sống trên địa bàn ấy không phân biệt huyết thống. Mỗi nhà nước được xác định bằng một biên giới quốc gia nhất định.

b. Nhà nước có một bộ máy quyên lực chuyên biệt mang tính cưỡn chế đối với mọi thành viên trong xã hội : Bộ máy nhà nước bao gồm đội vũ trang đặc biệt (Quân đội, thành viên trong xã hội : Bộ máy nhà nước bao gồm đội vũ trang đặc biệt (Quân đội,

cảnh sát, nhà tù...) và bộ máy quản lý hành chính. Nhà nước thực hiện quyền lực của mình trên cơ sở sức mạnh cưỡng bức của pháp luật và dùng các thiết chế bạo lực để pháp luật của mình được thực hiện trong thực tế.

c. Nhà nước hình thành hệ thống thuế khoá để duy trì và tăng cường bộ máy cai trị

: Nhà nước không thể tồn tại nếu không dựa vào hệ thống thuế khoá, quốc trái và các hình thức bóc lột khác. Đó là những chế độ đóng góp có tính chất cưỡng bức để nuôi sống bộ máy cai trị. Bằng cách đó nhà nước củabóc lột không những là công cụ trấn áp giai cấp mà còn là công cụ thực hiện sự bóc lột của các giai cấp bị áp bức.

3.Chức năng cơ bản của nhà nước.

+ Dưới góc độ tính chất quyền lực chính trị :

Nhà nước có chức năng: + Thống trị chính trị giai cấp

+ Xã hội.

+Dưới góc độ phạm vi tác động của quyền lực : Nhà nước có chức năng: + Đối nội

a.Chức năng thống trị chính trị của giai cấp và chức năng xã hội .

+ Chức năng thống trị chính trị của giai cấp :Là chức năng nhà nước làm công cụ chuyên chính của giai cấp thống trị , nhằm bảo vệ sự thống trị của nó đối với toàn xã hội. Chức năng này do nguyên nhân làm xuất hiện nhà nước qui định.

+ Chức năng xã hội : Là chức năng nhà nước thực hiện sự quản lý những hoạt động chung vì sự tồn tại của xã hội, thoả mãn một số nhu cầu chung của cộng đồng dân cư nằm dưới sự quản lý của nhà nước.

b.Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại.

+Chức năng đối nội : Nhằm duy trì trật tự kinh tế,xã hội, chính trị và những trật tự khác hiện có trong xã hội theo lợi ích của giai cấp thống trị.

+ Chức năng đối ngoại : Nhằm bảo vệ biên giới lãnh thổ quốc gia và thực hiện các quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội với các nước khác vì lợi ích quốc gia, khi lợi ích quốc gia không mâu thuẫn với lợi ích của giai cấp thống trị.

4. Các kiểu và các hình thức nhà nước .(Tự học.)

Một phần của tài liệu bài giảng triết học dành cho ôn thi đầu vào cao học hành chính (Trang 28 - 33)