Phần II: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.4. Đánh giá hiệu lực phòngtrừ
Các nguồn nấm Me.anisopliae và B.bassianasau khi phân lập ở thí nghiệm 1 thì tiến hành nuôi cấy trên môi trường PDA. Sau 7 - 12 ngày lấy nguồn sinh khối nấm đã nuôi cấy ở trên để đánh giá hoạt lực gây chết bọ ánh kim.
Thử nghiệm nồng độ có hiệu lực cao nhất trên sâu non bọ ánh kim các lứa tuổi( sâu non tuổi nhỏ, sâu non tuổi lớn, nhộng ).
Thí nghiệm được tiến hành tại các địa điểm: + Tại nhà lưới của viện BTVT
*Đối với nấm Metarhizium anisopliae
Công thức 1 :3,3 x 107bt/ml Công thức 2 : 7,1 x 107bt/ml Công thức 3 : 1 x 108bt/ ml
Công thức 4: Đối chứng (phun nước lã) *Đối với nấm Beauveria bassiana
Công thức 1 :3,3 x 107bt/ml Công thức 2 : 7,1 x 107bt/ml Công thức 3 : 1 x 108bt/ ml
Công thức 4: Đối chứng (phun nước lã)
Mỗi công thức 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại thử nghiệm trên 10 cá thể sâu tuổi 2-3 (đặt trong nhà lưới của Viện BVTV), mỗi công thức nhắc lại làm trên 1 chậu khác nhau, mỗi chậu trồng 3 cây hồi giống ngoài ra nhằm bổ sung thức ăn cho bọ ánh kim trong quá trình thí nghiệm chúng tôi tiến hành ghép cành non lên trên cây hồi non( phương pháp chúng tôi sử dụng búp hồi non được chuyển từ Lạng Sơn về, sau đó chúng tôi sử dụng các vỏ lọ penicinil cho đầy nước sau đó cắm các búp hồi vào đó và dùng bông quấn xung quanh nhằm cung cấp nước cho búp hồi tươi được lâu hơn). Sâu khoẻ mạnh được chuyển từ Lạng Sơn về.
Trước khi phun tiến hành phun thử vào bình định mức để xác định số lần phun/cây. Sau đó tiến hành phun dung dịch nấm ướt đều lá các cây đã thả sâu non bọ ánh kim.
Được tính theo công thức Abbott. Ca - Ta
M(%) = x 100 Ca
trong đó: M: tỉ lệ (%) chết
Ca: Số sâu sống ở công thức đối chứng sau thí nghiệm. Ta: Số sâu sống ở công thức thí nghiệm sai thí nghiệm. + Ngoài đồng ruộng:
CT 1: M.anisopliae ( MaBAK)
CT 2: B.bassiana (BbBAK)
CT 3: Paecilomyces javanicus (PaeR)
CT 4: Đối chứng phun nước lã.
Mỗi công thức 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại thử nghiệm trên 1 cây (mỗi cây theo dõi 4 cành theo hướng) sâu tuổi 2-3,số lượng sâu trên mỗi công thức thí nghiệm là lớn hơn 30 con/cây.
Sử dụng bình phun chạy bằng điện cán tay dài phun đều ướt lá toàn bộ cây.
Hiệu lực được tính theo công thức Henderson-Tilton: Ta × Cb
H% = (1− ) x 100 Tb × Ca
Trong đó: H: hiệu lực trừ bọ ánh kim (%)
Ta: số bọ ánh kim sống ở công thức thí nghiệm sau xử lý Tb: số bọ ánh kim sống ở công thức thí nghiệm trước xử lý Ca: số bọ ánh kim sống ở công thức đối chứng sau xử lý Cb: số bọ ánh kim sống ở công thức đối chứng trước xử lý
Phương pháp quy đổi (tương đối) liều lượng bào tử nấm Metarhizium anisopliae và Beauveria Bassiana phun trên cây hồi trong điều kiện nhà lưới thành liều lượng trên 1 ha ngoài đồng ruộng dựa vào các dữ liệu sau:
+ Số lượng bào tử nấm M.a(B.b)/1gram chế phẩm là 2,0 x 109 bt/g + Số lượng cây/ha là 400 cây
+ Lượng nước phun cho 1ha là 600 lít
- Cách pha và phun vào cây để được liều lượng 1 x 108 bt/ml nấm M.a(B.b)/ cây tương đương với 30kg chế phẩm/ha:
Cân 100 gram chế phẩm khô hoà với 1900 ml nước và cộng với chất bám dính Tween 80 (nồng độ 0,1%). Dùng đũa thuỷ tinh khuấy đều để bào tử tách hết ra khỏi cơ chất gạo. Sau đó lọc dung dịch chế phẩm qua lớp vải màn và cho vào bình phun tay loại dung tích 2000ml. Trước khi phun tiến hành phun thử vào bình định mức để xác định số lần phun/cây. Sau đó tiến hành phun đều ướt lá dung dịch nấm lên cây đã thả sâu non bọ ánh kim.
Tính toán và xử lý số liệu
Các số liệu theo dõi được tính toán và sử lý theo chương trình Microsoft Office Excel, Statistix8.2.
Phần III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN