Vai trò của thị trường ngoại hối 17 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối tại sở giao dịch ngân hàng TMCP nam á , luận văn thạc sĩ (Trang 27)

1.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI 3 

1.1.5. Vai trò của thị trường ngoại hối 17 

1.1.5.1 Phục vụ thương mại quốc tế

Thị trường ngoại hối cung cấp cơ chế chuyển đổi từ đồng tiền đang có sang đồng tiền đang cần, phục vụ nhu cầu ngoại tệ của các chủ thể tham gia thị trường.

1.1.5.2 Phục vụ luân chuyển vốn quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi để các ngân

hàng kiểm sốt nguồn vốn khả dụng.

Nhờ có thị trường ngoại hối mà vốn đầu tư có thể luân chuyển một cách dễ dàng giữa các quốc gia trên phạm vi tồn thế giới.

Đối với các NHTM, có thể thực hiện các giao dịch hoán đổi ngoại tệ với NHNN để điều tiết lượng ngoại tệ khả dụng tại NH phục vụ cho hoạt động KD của mình. Ngồi ra, các NHTM cịn có thể ký kết các hợp đồng hoán đổi ngoại tệ với nhau nhằm sử dụng nguồn ngoại tệ hiện có một cách hiệu quả, nâng cao năng lực KD, tăng thu nhập cho NH.

1.1.5.3 Cung cấp cơng cụ phịng tránh rủi ro tỷ giá.

Thị trường ngoại hối ( với các giao dịch phái sinh như giao dịch kỳ hạn, quyền chọn mua hay bán, hợp đồng hốn đổi) tạo cơng cụ phòng ngừa và bảo hiểm rủi ro về ngoại hối đối với các khoản thu chi bằng ngoại tệ, các hoạt động KD đặc thù (đấu thầu cung cấp sản phẩm cho thị trường thế giới…) của các tổ chức, cá nhân khi họ tham gia vào thị trường.

1.1.5.4 Xác định giá trị đối ngoại của tiền tệ một cách khách quan

Giá trị đối ngoại của tiền tệ được xác định thông qua quy luật cung cầu trên thị trường ngoại hối, do đó sẽ đảm bảo được tính khách quan, trung thực.

1.1.5.5 Nơi Ngân hàng Nhà Nước can thiệp vào tỷ giá

Thị trường ngoại hối là công cụ để NHNN có thể can thiệp và tỷ giá, cung cầu ngoại tệ, thực hiện chính sách tiền tệ nhằm bình ổn tỷ giá trên thị trường, tiến tới kiểm soát, định hướng nền kinh tế theo mục tiêu chính phủ.

1.2 NHỮNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI

Hoạt động KD ngoại hối chứa đựng rất nhiều rủi ro. Bên cạnh những rủi ro thông thường mà các hoạt động khác của NH cũng phải đối mặt như: rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro kỹ thuật, rủi ro hoạt động, rủi ro pháp lý, rủi ro quốc gia…, thì KD ngoại hối còn chịu thêm một rủi ro đặc biệt, đó là rủi ro tỷ giá. Thị trường ngoại hối có một đặc trưng là thị trường có tính phi tập trung cao, gần giống như thị trường OTC, cộng với thời gian giao dịch liên tục nên tỷ giá biến động thường xuyên và khó lường, vậy nên rủi ro tỷ giá được xem là rủi ro thường trực, gắn liền và trở thành rủi ro đặc trưng của hoạt động KD ngoại hối của các NH. Theo cách hiểu của các NH thương mại, rủi ro ngoại hối phát sinh khi có biến động về tỉ giá hối đoái làm cho giá trị của các loại “ tài sản có” và “tài sản nợ” bằng ngoại tệ và vàng giảm đi.

1.2.1. Rủi ro về tỷ giá hối đoái

Để đơn giản trong phân tích, ta sẽ xét rủi ro tỷ giá trên thị trường giao ngay. Với nghiệp vụ giao ngay, nhà KD thường có ba phương pháp cơ bản để thu lãi:

Lãi thu được từ KD chênh lệch tỷ giá, chính là việc tại cùng một thời điểm mua một đồng tiền ở nơi có giá thấp và bán lại đồng tiền này ở nơi có giá cao hơn để ăn chênh lệch tỷ giá. Vì hành vi mua bán diễn ra tại cùng một thời điểm với số lượng bằng nhau, nên KD chênh lệch tỷ giá không chịu rủi ro tỷ giá.

Lãi thu được từ chênh lệch tỷ giá mua vào và bán ra: Do tỷ giá mua vào bao giờ cũng thấp hơn tỷ giá bán ra, nên chênh lệch tỷ giá mua bán chính là thu nhập của NH. Về thực chất, trong giao dịch này, NH đóng vai trị là nhà cung cấp dịch vụ mua hộ, bán hộ cho KH, nên không chịu rủi ro tỷ giá.

Lãi phát sinh khi nhà KD tạo trạng thái ngoại hối - nhà KD có thể tạo trạng thái ngoại hối bằng cách mua bán một đồng tiền nào đó, chờ cho tỷ giá biến động, sau đó cân bằng trạng thái ngoại hối và thu lãi. Trong trường hợp này rủi ro về tỷ giá xuất hiện khi biến động tỷ giá trái chiều với phán đoán cua nhà đầu tư.

Như vậy, nhà KD ngoại hối chỉ chịu rủi ro tỷ giá khi duy trì trạng thái ngoại hối mở (open position). Trạng thái ngoại hối mở của một ngoại tệ là chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ (nội và ngoại bảng) của ngoại tệ đó tại một thời điểm. Tất cả các giao dịch làm phát sinh sự chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ (hiện tại và tương lai) đều tạo ra trạng thái ngoại tệ, trong đó thơng qua giao dịch mua bán là chủ yếu.

1.2.2. Rủi ro thanh toán

Với mỗi một nghiệp vụ KD ngoại hối do NH ký kết, luôn xuất hiện rủi ro do bên đối tác không thực hiện trách nhiệm của họ và hậu quả là hoạt động này sẽ kết thúc bằng một khoản lỗ. Giả sử, khi NH bán cho đối tác 10 triệu USD với tỷ giá USD/CHF là 1.6670 và mua một lượng này từ một đối tác khác theo tỷ giá USD/CHF là 1.6665. Sau khi đã ký kết hợp đồng với người mua, người mua bị phá sản và không thể thực hiện trách nhiệm của mình. Tỷ giá của USD/CHF trên thị trường hạ xuống còn 1.6650. NH đã mua 10 triệu USD theo tỷ giá 1.6665 nhưng không bán tiếp theo tỷ giá này được và phải chịu một khoản lỗ là 15.000CHF. Đôi khi rủi ro này xảy ra khơng phải do KH bị phá sản nhưng vì tiền về khơng kịp, hoặc KH thanh tốn chậm cũng dẫn đến rủi ro. Như vậy rủi ro thanh toán phụ thuộc vào uy tín của KH, để giảm thiểu rủi ro này các NH cần phải lựa chọn kỹ KH, chỉ ký kết hợp đồng mua bán ngoại tệ với KH uy tín, có quan hệ tốt hoặc có quy định một hạn mức tín dụng về ngoại tệ để khi đến hạn thanh toán, nếu trên tài khoản tiền gửi khơng đủ tiền, NH có thể cho vay để KH thanh tốn.

1.2.3. Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của NH, biểu hiện trên thực tế qua việc KH không trả được nợ hoặc trả nợ khơng đúng hạn cho NH. Như vậy có thể nói rằng rủi ro tín dụng có thể xuất hiện trong các mối quan hệ mà trong đó NH là chủ nợ, KH là con nợ lại không thực hiện hoặc không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Nó diễn ra trong q trình cho vay, chiết khấu cơng cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá, cho th tài chính, bảo lãnh, bao thanh toán của NH.

Khi ngân hàng cấp tín dụng cho một cá nhân hay tổ chức kinh tế bằng ngoại tệ, ngân hàng đương nhiên phải đối mặc với các rủi ro như trên vì tỷ giá trên thị trường liên tục biến động, đồng thời ngân hàng cũng phải đồng gánh chịu các rủi ro với khách hàng khi họ tham gia thị trường ngoại hối, hoặc các hoạt động khác có sử dụng ngoại tệ vay từ ngân hàng.

Một điều rất đáng chú ý nữa là hậu quả của rủi ro tín dụng rất khó lường, đặc biệt trên thị trường ngoại hối các giao dịch thường mang tính dây chuyền. Vì mục đích của các nhà KD ngoại tệ ln tạo vị thế cân bằng, nên khi họ mua ngoại tệ kỳ hạn của KH này, cũng có nghĩa họ sẽ ký một hợp đồng bán kỳ hạn cho một KH khác để hưởng chênh lệch. Do vậy trên thị trường ngoại hối khi một giao dịch được thoả thuận sẽ kéo theo hàng loạt các giao dịch khác. Cho nên nếu có một khâu thanh tốn bị gián đoạn sẽ gây phản ứng dây chuyền ảnh hưởng đến các thành viên khác hoặc tác động đến hoạt động của thị trường ngoại hối. Đối mặt với rui ro tín dụng, NH có thể chịu rủi ro với vai trị là người cấp tín dụng, tuy nhiên cũng có thể là bất kỳ một vai trò nào khác trong chuỗi dây chuyền trên thị trường ngoại hối.

1.3. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.3.1. Doanh số giao dịch ngoại hối.

Đây là chỉ tiêu đầu tiên để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối. DS giao dịch càng lớn càng thể hiện năng lực của NH trong hoạt động KD ngoại hối. DS giao dịch lớn tạo điều kiện để NH gia tăng nguồn thu từ phí dịch vụ, cũng như giảm thiểu được rủi ro về thanh khoản.

DS mua bán có ảnh hưởng rất lớn đến trạng thái ngoại hối của NH. Nếu doanh số mua lớn hơn doanh số bán ra góp phần tạo ra trạng thái ngoại hối ở thế trường hoặc ngược lại. Trong hoạt động trading, nếu “view” thị trường của NH là ở giữ thế trường và thực tế xu hướng tỷ giá lên thì NH sẽ thu được một khoản lợi nhuận không nhỏ. Ngược lại nếu “view” thị trường của NH là giữ ở thế trường nhưng thực tế xu hướng tỷ giá lại xuống thì cũng ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận NH.

Tuy nhiên việc nắm giữ trạng thái cũng phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu từ KH. Nếu nhu cầu của KH quá nhiều trong khi thực tế khả năng mua vào của NH có hạn thì việc trạng thái bị âm là khơng thể tránh khỏi. Do đó việc giữ được sự hài hòa giữa lượng ngoại hối mua vào và bán ra phù hợp với tình hình thực tế của NH là việc hết sức quan trọng và cần thiết.

1.3.2 Doanh thu và lợi nhuận từ việc mua bán ngoại hối.

Doanh thu ngoại hối là lượng tiền có được khi NH mua bán ngoại hối trên thị trường được tính trên cơ sở = doanh số KD ngoại hối x tỷ giá quy đổi ra vnd

Lợi nhuận = doanh thu - chi phí, tính tốn lãi lỗ từ việc KD ngoại hối.

Khi lợi nhuận NH thực dương chức tỏ NH đang hoạt động có lãi và ngược lại khi lợi nhuận NH thực âm thì hoạt động KD ngoại hối đang bị lỗ.

Sau khi tổng kết giao dịch theo tháng, quý, năm, kết quả lợi nhuận cao hay thấp sẽ đánh giá được hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối của NH.

1.3.3 Thanh khoản ngoại tệ

Tính thanh khoản của ngoại hối được hiểu là khả năng chuyển đổi thành tiền mặt (VNĐ) của các khoản nợ, các khoản phải thu bằng ngoại hối của NH.

Đối với hoạt động KD ngoại hối thì chỉ tiêu thanh khoản là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá sự phát triển trong hoạt động KD ngoại hối của NH.

Trong giao dịch hối đoái thường ngày thì có thể xem tính thanh khoản của ngoại tệ ln ở mức cao. Tuy nhiên, tính thanh khoản của ngoại tệ chủ yếu chịu ảnh hưởng từ sự cân đối của cung và cầu ngoại tệ. Vì vậy, khi có sự biến động mạnh theo chiều hướng tiêu cực về tỷ giá của một hay một số ngoại tế chiếm tỷ trọng lớn trong các giao dịch ngoại hối thì cũng sẽ gây tác động tiêu cực đến tính thanh khoản của các loại ngoại tệ trong rổ tiền tệ, gây khó khăn trong việc điều chỉnh nguồn vốn hoạt động của NH. Một nguyên nhân chính khác dẫn đến rủi ro thanh khoản ngoại tệ trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của NH đến từ các khoản tín dụng bằng ngoại tệ. Để đảm bảo thanh khoản ngoại tệ các NH cần duy trì tình trạng cân đối giữa cung và cầu ngoại tệ, sự hỗ trợ của NHNN qua kênh nghiệp vụ thị trường mở, hoán đổi ngoại hối, và các khoản vay tái cấp vốn với các NH thương mại quy mô

1.3.4 Mức độ đa dạng của các sản phẩm ngoại hối.

Trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, sản phẩm ngoại hối cũng là một tiêu chí khơng kém phần quan trọng trong việc hoạt động KD ngoại hối. Cung cấp các sản phẩm ngoại hối phù hợp với yêu cầu của khách hàng, đảm bảo an toàn cho khách hàng, cũng như xây dựng hệ thống sản phẩm ngoại hối phong phú, đa dạng để có thể đáp ứng được tất cả các nhu cầu của khách hàng khi tham gia thị trường.

1.3.5 Mức độ phát triển công nghệ thông tin.

Với tốc độ phát triển và mức độ ứng dụng công nghệ vào trong hoạt động KD ngày càng sâu rộng như hiện nay, để đánh giá hiệu quả của hoạt động KD ngoại hối khơng thể khơng kể đến tiêu chí về cơng nghệ. Cơng nghệ hiện đại, kiểm sốt chặt chẽ các giao dịch phát sinh, có cơ chế cảnh báo và báo cáo kịp thời sẽ góp phần tăng thêm giá trị cho hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối, đảm bảo tính chính xác và kịp thời cho các giao dịch, hạn chế được những biến cố xảy ra ảnh hưởng bất lợi cho bản thân NH cũng như khách hàng..

1.4. KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI KHÁC VÀ BÀI NGOẠI HỐI TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI KHÁC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NAM Á

1.4.1. Hiện đại hóa hệ thống ngân hàng và hệ thống thanh tốn

Việc hiện đại hóa hệ thống NH, hệ thống thanh toán đối với các NH chủ yếu tập trung vào việc triển khai và ứng dụng hệ thống Core Banking (NH lõi). Về cơ bản, có thể hiểu là Core Banking là một hệ thống các phân hệ nghiệp vụ cơ bản của NH như tiền gửi, tiền vay, KH … Thơng qua đó, NH phát triển thêm nhiều dịch vụ, sản phẩm và quản lý nội bộ chặt chẽ, hiệu quả hơn. Về bản chất đây là hệ thống phần mềm tích hợp các ứng dụng tin học trong quản lý thông tin, tài sản, giao dịch, quản trị rủi ro … trong hệ thống NH. Về đặc điểm, Core banking chính là hạt nhân tồn bộ hệ thống thông tin của một hệ thống NH. Tất cả các giao dịch được chuyển qua hệ thống core banking và trong một khoảng thời gian cực kì ngắn vẫn duy trì hoạt động đồng thời xử lý thơng tin trong suốt thời gian hoạt động, có thể nói Core

Những lợi ích lớn từ việc triển khai Core Banking biểu hiện trong khai thác sản phẩm, dịch vụ cả về chất lượng lẫn số lượng, quản lý nội bộ chặt chẽ, hiệu quả hơn và quản lý rủi ro tốt hơn. Bằng việc kết nối trực tuyến giữa Hội sở chính, các chi nhánh và các điểm giao dịch thơng qua hệ thống NH lõi, các NH có điều kiện thuận lợi để cung cấp cho KH các dịch vụ NH như nhận tiền gửi tiết kiệm bằng nhiều loại tiền tệ và nhiều kỳ hạn; cho vay dưới các hình thức; thực hiện các hình thức thanh toán qua NH; cung cấp dịch vụ chuyển tiền nhanh; và các tiện ích của NH điện tử như Internet Banking, Mobile Banking, Phone Banking,SMS Banking, hệ thống ATM, các dịch vụ về thẻ… Trong việc triển khai Core Banking, NHNA có thể nói chậm chân hơn các NH khác rất nhiều. EximBank cũng là một trong sáu NH được lựa chọn tham gia vào dự án Hiện đại hóa hệ thống NH và hệ thống thanh toán, giai đoạn I kết thúc vào năm 2003 với những thành cơng mang tính đột phá, nhất là việc triển khai thành công hệ thống Core Banking. Sacombank cũng bắt đầu triển khai Core Banking vào giữa tháng 6 năm 2004. Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) là một trong hai ngân hàng triển khai Core Banking sớm nhất tại Việt Nam, ACB bắt đầu triển khai Core Banking từ năm 1999, đến năm 2000 đã có những thành cơng bước đầu và đưa hệ thống vào áp dụng. Ngoải ra còn ACB sử dụng dịch vụ tài chính Reuteurs, gồm Reuteurs Monitor: cung cấp mọi thơng tin tài chính và Reuteurs Dealing System: công cụ mua bán ngoại tệ. Trong khi đó NHNA chỉ mới bắt đầu triển khai Core Banking từ tháng 3 năm 2009 và bắt đầu đưa vào ứng dụng vào giữa năm 2010.

1.4.2. Xây dựng uy tín, thương hiệu trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối tại sở giao dịch ngân hàng TMCP nam á , luận văn thạc sĩ (Trang 27)