2.3.1 Ảnh hưởng của chi phí đại diện trên khía cạnh không tuân thủ quy
định công bố thông tin, quy tắc thực hiện cơ chế quản trị trong một số công ty
niêm yết tại HOSE
Biểu đồ 2.14 Diễn biến giá cổ phiếu BBT và DVD tại HOSE
(Phụ lục 6)
Qua trường hợp của BBT và DVD là hai trường hợp điển hình trong số các trường hợp được phát hiện và xử lý nghiêm minh, dưới góc độ cơ quan quản lý, ta
nhận thấy được lỗ hổng quản lý trong việc phát hiện sai phạm trong báo cáo tài chính của các cơng ty niêm yết trên TTCK Việt Nam: năng lực thanh tra, giám sát còn hạn chế và thụ động; chế tài chưa đủ để xử lý nghiêm khắc và triệt để những vi phạm về công bố thông tin của các công ty niêm yết.
Bên cạnh đó, dưới góc độ cơng ty, nhận thấy rằng sự tuân thủ các quy định công bố thông tin, quy chế quản trị công ty đối với các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khốn vẫn mang tính chất hành chính bắt buộc là chủ yếu, chưa thật sự mang tính chất cẩn trọng và tự giác, chính vì vậy, tồn tại khoảng cách bất cân xứng khá lớn trong thông tin, dẫn tới phát sinh chi phí đại diện. Và trong mơi
trường hoạt động kinh doanh như ở Việt Nam, có thể nói ảnh hưởng tiêu cực của
chi phí đại diện thể hiện rõ nét nhất trên khía cạnh khơng tn thủ quy định công bố
thông tin, việc thực hiện cơ chế quản trị riêng biệt trong các công ty niêm yết. Điều này, nếu không kịp thời có hướng khắc phục, sẽ càng làm tăng sự ức chế, mâu thuẫn do xung đột lợi ích trong cơng ty niêm yết, thậm chí khiến nhà đầu tư mất niềm tin vào công ty, vào thị trường.
2.3.2 Nhận thức của thị trường và của nhà quản lý doanh nghiệp ở Việt Nam về chi phí đại diện của cơng ty niêm yết
Các công ty trong thị trường kinh doanh cạnh tranh hiện nay, đặc biệt đối với công ty niêm yết, đều nhận thức rằng việc giảm thiểu thông tin bất cân xứng và gia
tăng sự đồng thuận trong công ty của mình đóng vai trị hết sức quan trọng trong
quy tắc thực hiện cơ chế quản trị. Một cơng ty quản trị tốt được hình thành từ nhiều yếu tố: tính độc lập và năng lực của HĐQT; hệ thống kế toán và ban kiểm soát nội bộ hoạt động hiệu quả, việc trao đổi thông tin thường xuyên với các nhà đầu tư … (David Gerald J, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư chứng khốn Singapore) sẽ nâng cao hình ảnh, uy tín, huy động nguồn vốn dễ dàng với chi phí thấp đối với cơng ty; cịn ở cấp độ quốc gia, quản trị tốt cịn đem lại hình ảnh tốt về một môi trường đầu
tư minh bạch và an toàn.
Theo đánh giá chung của Ngân hàng thế giới (WB) trong báo cáo về tình hình tuân thủ chuẩn mực và nguyên tắc quản trị công ty ở Việt Nam tháng 06/2006
được Ủy ban chứng khoán Nhà nước (SSC) chấp thuận cho cơng bố vào tháng
11/2006 thì khn khổ về quản trị công ty ở Việt Nam đang ở trong giai đoạn phát triển ban đầu, các luật và quy định liên quan đang được xây dựng; nhà nước vẫn duy trì việc nắm giữ một tỷ lệ đáng kể trong các doanh nghiệp cổ phần hóa; năng lực và nguồn lực của các cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm quản lý, cưỡng chế thực thi và phát triển thị trường cịn hạn chế, ngồi ra còn một số vấn đề lớn khác bao gồm: chưa có sự bảo vệ đầy đủ cho nhà đầu tư, chưa tuân thủ đầy đủ các chuẩn mực kế toán, và cịn hạn chế cơng bố các thơng tin có chất lượng.
Các nhà quản lý thị trường, các nhà điều hành công ty đều cho rằng nếu quản trị cơng ty tốt thì sẽ đem lại lợi ích lâu dài, cổ phiếu của các công ty được quản trị tốt luôn hứa hẹn mang lại lợi nhuận tốt hơn cho các cổ đơng. Cịn như thực trạng hiện tại, các điều lệ công ty niêm yết phần lớn lấy lại nội dung từ Luật Doanh nghiệp 2005 và quy định về điều lệ mẫu yêu cầu đối với công ty niêm yết, thì quản trị cơng ty tại Việt Nam cần phải được cải tiến từ chính từng cơng ty chứ khơng chỉ bằng việc tuân thủ các quy định mang tính bắt buộc của pháp luật (Lê Minh Tâm, Tổng giám đốc Cơng ty chứng khốn Kim Eng Việt Nam).
Với xu hướng phát triển của kinh tế thị trường, quy mô của công ty không ngừng được mở rộng, các giải pháp đến từ việc nâng cao năng lực và tính tự giác tuân thủ các quy tắc thực hành quản trị công ty theo thông lệ tốt nhất được khuyến nghị mang lại khá nhiều lợi ích hữu hiệu cho các cơng ty niêm yết, trong đó hai khía
cạnh then chốt để cải thiện hoạt động của từng cơng ty, bù đắp chi phí đại diện phát sinh là tập trung vào việc công bố thông tin và tính minh bạch, và trách nhiệm của
HĐQT; từ đó góp phần kiểm sốt thơng tin bất cân xứng và gia tăng sự đồng thuận, hướng về mục tiêu chung giữa các bên có lợi ích liên quan trong công ty niêm yết.
SSC cùng Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), Diễn đàn quản trị cơng ty tồn cầu (GCGF) triển khai thực hiện Dự án Thẻ điểm Quản trị công ty (Corporate Governance Scorecard) trong một năm và công bố vào tháng 03/2011 cũng cho biết 80% công ty niêm yết được khảo sát có mức điểm trung bình về quản trị, cho thấy tình hình quản trị cơng ty ở Việt Nam hiện nay đang ở mức thấp so với chuẩn mực quốc tế. Nghĩa là các công ty vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện các thông lệ tốt về quản trị công ty mặc dù cuộc khảo sát cũng chỉ ra mối quan hệ thuận giữa hoạt động của công ty trên thị trường và lợi nhuận của công ty.
Biểu đồ 2.15 Kết quả tổng quan về quản trị cơng ty trên từng khía cạnh Nguồn: IFC, 2009. Dự án Thẻ điểm Quản trị công ty
Biểu đồ 2.16 Thông lệ quản trị công ty và hiệu quả thị trường (đo bằng chỉ số Tobin’s Q và tỷ số giữa giá trị thị trường với giá trị sổ sách); thông lệ quản trị công ty và tỷ suất sinh lời (ROE và ROA)
Nguồn: IFC, 2009. Dự án Thẻ điểm Quản trị cơng ty.
Theo đó, các cơng ty niêm yết có điểm quản trị doanh nghiệp cao thì được
thị trường đánh giá cao hơn hẳn các cơng ty niêm yết có điểm quản trị trung bình và yếu. Cụ thể, trong nhóm 25% cơng ty có điểm số cao, cổ phiếu được thị trường định
giá cao hơn giá trị sổ sách 2,5 lần, vượt trội hơn hẳn so với nhóm trung bình (1,7)
và nhóm yếu kém (1,6). Các cơng ty có thơng lệ quản trị công ty tốt hơn cũng cho thấy khả năng sinh lợi cao hơn, cụ thể ROE của các công ty này là 23,5%, cao hơn so với mức ROE 16,6% của các cơng ty có thơng lệ quản trị cơng ty trung bình và yếu kém, tương tự với tỷ số sinh lời trên tổng tài sản (ROA).
2.3.3 Tầm quan trọng của việc kiểm soát ảnh hưởng của thơng tin bất cân xứng đến chi phí đại diện trong chiến lược phát triển của TTCK Việt Nam
giai đoạn 2010 - 2020
Việc thông tin bất cân xứng là rào cản đối với TTCK nói riêng, nền kinh tế nói chung, nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay ở Việt Nam. Có thể nói, TTCK
là nơi phản ánh một cách rõ ràng nhất những biến động của nền kinh tế trong nước
và thế giới, do đó, nếu thơng tin khơng minh bạch, rõ ràng, vơ hình trung sẽ khiến thị trường mất đi tính cạnh tranh lành mạnh, niềm tin của nhà đầu tư bị lung lay, hạn chế đầu tư, nền kinh tế cũng sẽ trở nên nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương.
Chính vì nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, sau 5 năm TTCK đi vào hoạt động, một trong những giải pháp lớn được đề ra trong Quyết định số
898/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ngày 20/02/2006, “Về việc Ban hành Chiến lược
phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010” là áp dụng chế độ cơng khai hố thông tin và thực hiện nguyên tắc quản trị công ty theo thông lệ tốt nhất. Cũng theo tinh thần trên với các giải pháp mà Bộ Tài chính, SSC đã và đang thực hiện, SSC tiếp tục xây dựng và trình Bộ Tài chính, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 nhằm định hướng phát triển
TTCK theo một quỹ đạo an toàn và bền vững hơn. Các chuẩn mực và các quy định này không chỉ áp dụng cho các tổ chức tham gia TTCK mà là quy định bắt buộc chung đối với các công ty, các tổ chức kinh tế ở Việt Nam nhằm gia tăng trách nhiệm công bố thông tin, nâng cao chất lượng cổ phiếu niêm yết, từ đó tạo ra mơi trường kinh doanh minh bạch.
Trong đó, giai đoạn 2011 - 2013 là giai đoạn tập trung hoàn thiện khung pháp lý trên cơ sở Luật chứng khoán 2006 và Luật chứng khoán sửa đổi..., tiến tới xây dựng Luật chứng khoán thế hệ thứ hai vào năm 2015 với mức độ tự do hóa hoạt
động thị trường cao hơn, nâng cao năng lực quản lý, giám sát, thanh tra, xử lý vi
phạm, củng cố lòng tin của nhà đầu tư... Đồng thời, việc cải thiện chất lượng và đa dạng hóa nguồn cung cũng được tiến hành bằng cách từng bước nâng cao điều kiện niêm yết, củng cố chế độ công bố thông tin theo lớp trên cơ sở quy mô vốn và số lượng cổ đơng của các cơng ty đại chúng, thể chế hóa các chuẩn mực và thông lệ
quốc tế về quản trị công ty, quản lý rủi ro và bảo vệ nhà đầu tư thiểu số... Để đạt
được mục tiêu trên, hàng loạt chính sách đã được Bộ Tài chính, SSC triển khai và
áp dụng trên TTCK Việt Nam trong thời gian qua, cụ thể thơng qua một số chính sách và hoạt động như sau:
Ngày 13/03/2007, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 12/2007/QĐ-BTC
quy định về Quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở giao
dịch chứng khoán/Trung tâm giao dịch chứng khoán.
Ngày 19/03/2007, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 15/2007/QĐ-BTC
quy định về Điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng
khoán/Trung tâm giao dịch chứng khoán.
Ngày 18/04/2007, Bộ Tài chính ban hành Thơng tư số 38/2007/TT-BTC quy
định về hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán
Ngày 21/08/2009, SSC ban hành Quyết định số 531/QĐ-UBCK quy định hướng dẫn về giám sát giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán.
Ngày 15/01/2010, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 09/2010/TT-BTC hướng dẫn về việc cơng bố thơng tin trên thị trường chứng khốn.
Ngày 02/08/2010, Chính phủ ban hành Nghị định 85/2010/NĐ-CP thay thế Nghị định 36/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, nhằm mục đích bổ sung các hành vi vi phạm mới trên thị trường, nâng cao chế tài xử phạt đối với một số hành vi, từ đó góp phần tăng
cường khả năng xử lý phòng ngừa vi phạm trên TTCK và đáp ứng được những yêu
cầu của thị trường hiện nay.
Ngày 08/12/2010, SSC phối hợp với Công ty Tài chính quốc tế (IFC) đã thảo luận về việc áp dụng Bảng thẻ điểm cho các công ty niêm yết (Scorecard) tại Việt Nam và tổ chức lễ công bố cuốn Cẩm nang Quản trị công ty nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhận thức về tầm quan trọng của quản trị tài chính, tăng cường năng lực quản trị thông qua việc áp dụng các thông lệ, nguyên tắc quản trị công ty từ đó
đẩy mạnh tính hiệu quả, minh bạch, cơng khai của các cơng ty tham gia trên TTCK
bởi nó liên quan đến tập hợp các mối quan hệ giữa Ban Tổng Giám đốc/Giám đốc,
HĐQT, Ban Kiểm sốt, các cổ đơng và các bên có quyền lợi liên quan khác.